8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy họcmôn
Bằng việc khảo sát thực trạng, kết hợp với phỏng vấn giáo viên, các TTCM và Phó hiệu trưởng, chúng tôi được biết, Hiệu trưởng các trường rất coi trọng việc hướng dẫn các văn bản của ngành về việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt đến tất cả giáo viên. Kết quả khảo sát ở phụ lục 1b mục 2 cho thấy, có 84,7% GV cho rằng cụ thể và rất cụ thể, chỉ có 15,3% GV cho biết thiếu cụ thể. Qua đó cho thấy, Ban giám hiệu chú trọng xây dựng và triển khai
kế hoạch việc thực hiện đổi mới PPDH khá, tốt.
Khảo sát về sự cần thiết phải đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, ở phụ lục 1b phần III, mục 11.a cho thấy, hầu hết các ý kiến đều cho rằng cần thiết và hết sức cần thiết (chiếm 98%). Điều đó cho thấy rằng hầu hết CBQL và GV đều đánh giá cần thiết phải thực hiện công tác quản lý hoạt động củạ tổ chuyên môn ở từng đơn vị. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được số liệu ở bảng 2.12
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong đổi mới PPDH môn Tiếng Việt
TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % SL % 1
Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ chức học tập, nghiên cứu, thảo luận về thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới PPDH cho từng môn.
38 20,9 118 64,8 19 10,4 2 1,2 5 2,7
2
Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện bài dạy minh họa theo hướng đổi mới PPDH, thực tập thao giảng rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm theo các chuyên đề từng môn học.
3
Tổ chức phân tích tiết dạy có đổi mới PPDH, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong việc đổi mới
21 11,6 82 45 62 34 6 3,3 11 6,1
4
Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn.
81 44,5 84 46,1 16 8,8 1 0,6 0 0
Qua tìm hiểu thực tế và từ kết quả khảo sát cho thấy, HT các trường TH luôn đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng giảm nhẹ những nội dung có tính hành chính mà đi sâu vào nội dung chuyên môn, có 20,9% ý kiến đánh giá thực hiện tốt, 64,8% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ khá, 10,4% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình, còn lại 3,9% cho rằng thực hiện yếu và chưa thực hiện. Việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện bài dạy minh họa theo hướng đổi mới PPDH, thực tập thao thao giảng rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm theo các chuyên đề từng môn học có 80,7% ý kiến đánh giá thực hiện khá, tốt, các chỉ tiêu về đổi mới PPDH đã được đưa vào kế hoạch năm học, từng học kỳ, từng tháng của tổ chuyên môn. Tuy nhiên, việc tổ chuyên môn tổ chức phân tích tiết dạy có đổi mới PPDH và giới thiệu, nhân rộng trong tổ, trong trường chưa thật thường xuyên và chưa được chú trọng đúng mức, có đến 34% ý kiến cho rằng thực hiện trung bình 9,4% ý kiến đánh giá yếu và chưa thực hiện, điều này bộc lộ rõ việc quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt còn mang tính chất phong trào, chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa đi vào thực chất để trở thành công việc hàng ngày của GV, do đó, chất lượng sinh hoạt chuyên môn còn hạn chế.
2.4.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên Tiếng Việt của giáo viên
2.4.2.1. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuấn bị tiết dạy của giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
Từ kết quả khảo sát ở phụ lục 1b phần III, mục 13.a, b,c cho thấy:HT các trường TH có quan tâm đến việc quản lý các hoạt động giảng dạy của GV, thông qua các cuộc họp hội đồng, họp giao ban chủ nhiệm, đã tăng cường công tác nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về đổi mới PPDH nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thật sự duy trì thường xuyên trong công tác chỉ đạo chuyên môn, có 67,3% GV đánh giá HT tổ chức cho GV học tập, trao đối kinh nghiệm thông qua hoạt động của tổ chuyên môn, hội thảo, tham quan các trường bạn là khá, tốt; 32,7% lại cho là trung bình và yếu; 78,6% lại cho Hiệu trưởng đã làm khá, tốt việc hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, quy định soạn giáo án theo hướng đổi mới PPDH.
Về thực hiện kiểm tra giáo án GV theo định kỳ và đột xuất của HT đã được thể hiện chi tiết qua kế hoạch kiểm tra nội bộ xây dựng đầu năm học, có đến 96% ý kiến đánh giá khá, tốt; chỉ có 4% ý kiến cho rằng là trung bình. Điều này cho thấy, công tác kiểm tra giáo án GV của đa số HT được tiến hành thường xuyên và có kết quả tốt.
2.4.2.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện giờ dạy trên lớp của giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
Số liệu tổng hợp tại phụ lục 1b phần III mục 13.d, e cho thấy, có 92% ý kiến đánh giá khá, tốt về theo dõi việc thực hiện nề nếp, giờ giấc lên lớp của GV. Tuy nhiên có 21,3% ý kiến cho rằng việc tăng cường dự giờ định kỷ, đột xuất, đánh giá rút kinh nghiệm, so sánh kết quả thực hiện đổi mới PPDH của từng đợt, từng học kỳ, cả năm là mức trung bình và yếu; 1,3% ý kiến cho rằng chưa thực hiện. Điều này cho thấy hiệu trưởng thường khoán trắng công tác này cho phó hiệu trưởng chuyên môn, hoặc tổ trưởng chuyên môn. Theo chúng tôi, hiệu trưởng chưa thực sự thường xuyên làm tốt công tác này.
2.4.2.3. Thực trạng quản lý việc dự giờ, đánh giá giáo viên và kiểm tra, đánh giákết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc dự giờ, đánh giá giáo viên và kiểm tra, đánh giá việc học tập môn Tiếng Việt của học sinh
TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % SL % 1
Quy định số tiết thao giảng theo hướng đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH/học kỳ/năm học.
79 43,2 84 46 18 10,2 1 0,6 0 0
2
Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch dự giờ theo tuần/tháng/năm; tăng cường dự giờ giáo viên mới ra trường.
74 40,7 87 47,8 16 8,8 5 2,7 0 0
3 Dự giờ gắn liền với
đánh giá thi đua. 78 42,9 86 47,3 16 8,8 2 1,1 0 0
4
Phổ biến cho giáo viên về quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, cho điểm xếp loại học sinh.
74 40,7 84 46 24 13,3 0 0 0 0
5
Tổ chức thi, kiểm tra theo đề chung của Sở, trường.
88 48,3 67 36,8 26 14,3 1 0,6 0 0
bằng hình thức trắc nghiệm khách quan các môn Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, GDCD.
7
Cập nhật điểm thường xuyên và quản lý điểm bằng các phần mền máy tính.
89 48,9 77 42,3 15 8,2 1 0,6 0 0
8 Xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi, kiểm tra đánh giá.
103 56,6 68 37,4 9 4,9 2 1,1 0 0
Từ số liệu khảo sát thu được từ bảng 2.13 và trao đổi, phỏng vấn với CBQL, GV, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Hầu hết HT đã xác định kế hoạch dự giờ đánh giá GV vào trong kế hoạch tháng, học kì và năm học. Quy định cụ thể số tiết dự giờ thao giảng cho mỗi GV trong một học kỳ, đối với GV mới ra trường BGH và TTCM luôn tăng cường dự giờ, nhằm uốn nắn, điều chỉnh hoạt động giảng dạy. Ngoài ra, GV mới ra trường phải tham gia dự giờ đồng nghiệp nhiều hơn các GV khác để học hỏi rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc dự giờ làm cơ sở cho đánh giá thi đua theo hướng đổi mới PPDH, có 8,8% ý kiến đánh giá trung bình, khi trao đổi với giáo viên, họ cho biết, phần lớn các tiết dạy theo hướng đổi mới PPDH chỉ thực hiện ở tiết kiểm tra nội bộ, thao giảng, tiết thi giáo viên giỏi, trong các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học. Hơn nữa, việc đánh giá tiết học còn thiếu khách quan, chưa thực chất vì do tâm lý nể nang, ngại va chạm. Vì vậy, tác dụng tích cực của việc dự giờ học tập kinh nghiệm còn hạn chế, đánh giá, xếp loại giờ dạy GV không đúng thực chất nên tạo ra tâm lý chủ quan, ảnh hưởng đến công tác thi đua trong trường học.
không thể thiếu trong quản lý hoạt động PPDH của GV, có 86,7% ý kiến đánh giá HT cho giáo viên về quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, cho điểm xếp loại học sinh loại khá, tốt; 13,3% ý kiến đánh giá trung bình. Điều này chứng tỏ, HT các trường đều phổ biến rộng rãi đến GV để biểt và thực hiện. Về việc kiểm tra tập trung theo đề chung của trường, có 85,1% CBQL và giáo viên cho rằng thực hiện khá. tốt. HT các trường chỉ đạo ra đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận đối với các môn học như Toán, Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lý, Khoa học,Tiếng Anh, Tin học, được đại đa số giáo viên đánh giá thực hiện khá, tốt chiếm 95%. Bên cạnh đó, công tác quản lý điểm và nhận xét thường xuyên bằng phần mềm máy tính thực hiện khá, tốt chiếm 91,2% và xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi của HT cũng được GV đánh giá khá cao, trong đó, có 94% ý kiến đánh giá việc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế kiểm tra, đánh giá là khá, tốt. Chỉ có 1,1% ý kiến đánh giá yếu.
2.4.2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho giáo viên
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đổi mới PPDH môn Tiếng Việt cho giáo viên
TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % SL % 1
Bồi dưỡng kỹ năng soạn bài theo hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Việt: Thiết kế các hoạt động, câu
hỏi, thực hành, thảo luận nhóm, sắm vai....
2
Bồi dưỡng các kỹ năng dạy học cho việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt: Tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học, hướng dẫn thực hành, tạo tình huống cố vấn đề, sự hợp tác Thầy - Trò. 39 21,4 88 48,4 44 24,2 11 6 0 0 3
Bồi dưỡng kỹ năng ra đề trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, ra đề thực hành. 66 36,2 84 46,2 26 14,2 6 3,3 0 0 4
Bồi dưỡng kỹ năng dùng máy tính, các phần mềm dạy học, các TBDH hiện đại, khai thác internet. 53 29,1 81 44,5 44 24,2 4 2,2 0 0 5 Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo của giáo viên về các kỹ năng nói trên; động viên khen thưởng,
khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng.
Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định về công tác bồi dưỡng và tập huấn thường xuyên cho GV, ngày từ đầu năm học HT các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV của đơn vị mình. Qua thực tế khảo sát cho thấy, việc bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc đổi mới PPDH như kỹ năng thiết kể các hoạt động, thiết kế hệ thống câu hỏi, thảo luận nhóm, kỹ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hành, thảo luận nhóm, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của học sinh, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng hợp tác giữa Thầy -Trò, kỹ năng ra đề trắc nghiệm khách quan, kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềm dạy học, các TBDH hiện đại, khai thác internet..., chủ yếu ở mức độ khá, tốt. Như vậy, việc bồi dưỡng kỹ năng đổi mới PPDHmôn Tiếng Việt cho giáo viên là hết sức cần thiết và đã được Hiệu trưởng các trường luôn quan tâm thực hiện. Nhưng có nơi, có lúc, việc đổi mới PPDHmôn Tiếng Việt còn mang tính phong trào, chưa đi vào thực chất, chưa thực sự có hiệu quả trong việc giúp đỡ giáo viên, đặc biệt là giáo viên mới ra trường.
Ngoài ra hàng năm, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định tổ chức nhiều lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên cốt cán trong toàn tỉnh, tổ chức tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, tập huấn sử dụng một sổ phần mềm hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học hầu hết ở các bộ môn. Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định trong việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp học tập môn Tiếng Việt của học sinh