8. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ việc đổi mới phương pháp dạy học
2.4.4.1. Thực trạng việc tạo động lực cho GV, HS trong hoạt động dạy học
Kết quả khảo sát ở phụ lục 1b phần III, mục 16 .a,b,c cho thấy, HT các trường luôn quan tâm, động viên, khích lệ nhu cầu được cống hiến đổi mới PPDH môn Tiếng Việt của GV, có 77,3% ý kiên cho là thực hiện khá, tốt; có 80,6% ý kiên đánh giá khá, tốt việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt là một tiêu chuẩn thi đua của GV, yêu cầu giáo viên tạo động lực học tập cho GV. Tuy nhiên, việc tổ chức phong trào thi đua dạy tốt theo hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Việt duy trì chưa thường xuyên, chưa hỗ trợ nhiều về vật chất cho GV. Thực tế cho thấy để thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, GV phải đầu tư rất nhiều về thời gian, công sức và chi phí cho việc in ấn, mua sắm các phương tiện hỗ trợ cần thiết cho một tiết dạy do đó cần sự hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường về vật chất cũng như tinh thần, tuy nhiên phụ lục lb phần I mục 9 cho thấy có 28% GV cho biết lãnh đạo nhà trường ít hỗ trợ cho GV trong việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.
2.4.4.2. Thực trạng quản lý CSVC và TBDH cho đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt.
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý CSVCvà TBDH phục vụ đổi mới PPDH môn Tiếng Việt
TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % SL % 1 Đảm bảo cơ sở vật chất trường, lớp đầy đủ, đồng bộ, có đủ phòng học bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm, phòng máy tính và các phòng chức năng. 44 24 101 55,5 36 19,9 1 0,6 0 0 2 Trang bị đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, thư viện có phòng đọc cho giáo viên và học sinh. 43 23,6 79 43,4 55 30,3 5 2,7 0 0 3 Trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ yêu cầu đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.
4
Trang bị đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho việc dạy học. 43 23,5 86 47,3 50 27,5 3 1,7 0 0 5 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, đoàn thể trong việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.
37 20 99 54,5 44 24 2 1,1 0 0
Từ số liệu ở bảng 2.16, chúng tôi nhận thấy: Điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất trường, lớp đầy đủ, đồng bộ,có đủ phòng học bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm, phòng máy tính và các phòng chức năng, có 79,5% giáo viên cho rằng thực hiện khá, tốt.
Về trang bị đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, thư viện có phòng đọc cho giáo viên và học sinh, có 67% giáo viên đánh giá thực hiện khá, tốt; 33% còn lại là trung bình và yếu. Điều này cho thấy, HT các trường chưa chú trọng nhiều đển việc xây dựng thư viện đạt chuẩn, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn kinh phí quá hạn hẹp, trong khi phải chi cho nhiều hoạt động trong nhà trường.
Về trang bị các thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ yêu cầu đổi mới PPDH môn Tiếng Việt và các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho việc dạy học, có trên 20,3% giáo viên cho biết là trung bình và 0,6% giáo viên cho là yếu.
Về xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, đoàn thể trong việc khai thác sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, có 20% ý kiến đánh giá tốt; 54,5% ý kiến đánh giá khá; 24% ý kiến đánh giá trung bình và 1,1% ý kiến đánh giá yếu. Kết quả điều tra cho thấy việc phối hợp giữa các bộ phận đã được thực hiện tương đối tốt so với yêu cầu.
2.4.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và phối hợp với các đoàn thể nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt.
Công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động đội ở các trường TH được xem là hoạt động quan trọng, nhằm tổ chức tốt các hoạt động học tập, rèn luyện cho HS. Qua khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và phối hợp với các đoàn thể nhà trường trong việc đổi mới PPDHmôn Tiếng Việt, chúng tôi có kết quả sau:
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động của GV chủ nhiệm và phối hợp với các đoàn thể nhà trường trong việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % SL % 1 Cụ thể hóa các yêu cầu về đổi mới PPDH môn Tiếng Việt thành quy định và hướng dẫn thực hiện hoạt động của chủ nhiệm, của các Đoàn thể.
2
Bồi dưỡng các kỹ năng về nghiệp vụ chủ nhiệm, hoạt động đoàn thể cho giáo viên chủ nhiệm và cán bộ đoàn thể.
30 23 73 56 23 18 2 1,5 2 1,5
3
Xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua tập thể, cá nhân học sinh trong học tập; tiến hành đánh giá, xếp loại hàng tuần, hàng tháng, hàng năm và công khai kết quả xếp loại.
23 18 63 48,4 35 27 4 3 5 3,6
4
Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt của chủ nhiệm, đoàn thể: Tổ chức học tập, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nề nếp, ý thức, động cơ học tập của học sinh; thành lập các câu lạc bộ.... 16 12,2 62 48 46 35,3 2 1,5 4 3 5
Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra hoạt động của chủ nhiệm và các đoàn thể hàng
tuần, hàng tháng, học kỳ, cuối năm học.
Kết quả điều tra cho thấy, việc cụ thể hóa các yêu cầu về đổi mới PPDHmôn Tiếng Việt thành quy định và hướng dẫn thực hiện hoạt động của GV chủ nhiệm, của các Đoàn thể đã được Hiệu trưởng quan tâm thực hiện khá tốt cụ thể có 19,2% ý kiến đánh giá tốt; có 57,9% ý kiến đánh giá khá; 19,2% ý kiến đánh giá trung bình; chỉ có 3,7% ý kiến cho là yếu và chưa thực hiện.
Về bồi dưỡng các kỹ năng nghiệp vụ chủ nhiệm, hoạt động đoàn thể cho giáo viên chủ nhiệm và cán bộ đoàn thể đã được HT quan tâm: 23% ý kiến đánh giá tốt; 56% ý kiến đánh giá khá; 18% ý kiến đánh giá trung bình; 3% ý kiến cho là yếu và chưa thực hiện. Điều đó cho thấy HT các trường đều có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác này bởi vì công tác chủ nhiệm và đoàn thể rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Về xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua tập thể, cá nhân học sinh trong học tập; tiến hành đánh giá, xếp loại hàng tuần, hàng tháng, hàng năm và công khai kết quả xếp loại: Có 66,4% số người được hỏi đều đánh giá khá, tốt; có 6,6% số người được hỏi đánh giá yếu và chưa thực hiện. Điều này chứng tỏ HT đã làm khá tốt công tác thi đua trong nhà trường, tạo động lực kích thích cho học sinh toàn trường nỗ lực thi đua học tốt.
Về đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt của chủ nhiệm, đoàn thể: Qua quan sát thực tế, kết hợp phỏng vấn GVCN, Bí thư đoàn trường, cho thấy Hiệu trưởng theo dõi sát các hoạt động của chủ nhiệm và đoàn thể để đưa ra các đổi mới về nội dung, hình thức sinh hoạt của chủ nhiệm, đoàn thể nhằm mục đích lôi cuốn sự tham gia tích cực của học sinh, thông qua các hoạt động để tạo động cơ học tập đúng đắn cho các em, tuy nhiên, có đến 35,3% ý kiến
đánh giá trung bình và 4,5% ý kiến đánh giá yếu và chưa thực hiện. Điều đó cho thấy hoạt động của các tổ chức trên chưa thực sự đổi mới, chưa gây được sự hứng thú thực sự cho HS.
Về công tác kiểm tra hoạt động của chủ nhiệm và các đoàn thể hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, cuối năm học của HT thì được đánh giá rất cao, có đến 61% ý kiến đánh giá khá, tốt. Kết quả này cũng cho thấy đa số HT đã chú trọng việc theo dõi, đánh giá hoạt động của GV làm công tác chủ nhiệm lớp.