Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp học tập môn Tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp học tập môn Tiếng

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp học tập của học sinh. 20 19,2 56 53,8 26 25,5 2 1,5 0 0 2 Giáo dục cho học sinh mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn thông qua các hoạt động giáo dục, qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường.

22 21,2 49 46,7 31 30 2 2,1 0 0

3

Bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học, kỹ năng tự học cho học sinh: kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu, sưu tầm mẫu vật, thực hành thí nghiệm, kỹ năng làm

viêc theo nhóm...

4

Tổ chức các phong trào thi đua, các hội thi, các hoạt động ngoài giờ... để tạo điều kiện cho học sinh tham gia thực tế.

13 12,5 45 43,3 43 41,3 3 2,9 0 0

5

Quản lý thời gian học ở trường của học sinh, tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập, học bài cũ, chuẩn bị bài mới của học sinh, đẩy mạnh việc tự rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo trong giờ học.

25 24 55 52,9 23 22,1 1 1 0 0

6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

28 27 62 59,5 12 11,5 2 2 0 0

Từ kết quả điều tra, khảo sát chúng tôi nhận thấy:Có 73% GV cho rằng, HT các trường đã thực hiện khá, tốt việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết đổi mới PP học tập của HS. Có 67,9% giáo viên cho rằng giáo dục cho HS mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn thông qua các hoạt động giáo dục, qua giáo viên chủ nhiệm, GV bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường,

thái độ học tập đúng đắn thông qua các hoạt động giáo dục, qua GV chủ nhiệm, GV bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường là mức trung bình và 2,1% ý kiến đánh giá yếu. Điều này cho thấy một khi HS chưa xác định rõ mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của HS và ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Việc bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tự học, kỹ năng tự học cho HS: Kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu, sưu tầm mẫu vật, thực hành thí nghiệm, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng khai thác sử dụng internet... có 18,3% ý kiến đánh giá tốt, 66,3% ý kiến đánh giá khá, có 14,4% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và 1% ý kiến đánh giá ở mức yếu. Điều đó cho thấy, HT có quan tâm đến việc bồi dưỡng PP tự học cho HS, tuy nhiên, việc đôn đốc, nhắc nhở GVCN và GV bộ môn trực tiếp thực hiện bồi dưỡng PP tự học cho HS vẫn còn chưa thường xuyên, chưa thật sự hiệu quả. Việc tổ chức các phong trào thi đua, các hội thi, các hoạt động ngoài giờ... để tạo điều kiện cho học sinh tham gia thực tế còn mang nặng hình thức, chưa tạo được sự hứng thú và lôi cuốn HS, chưa tạo động lực cho HS phát huy khả năng sáng tạo, có 43,2% GV đánh giá trung bình và yếu.

Về quản lý thời gian học ở trường của HS, tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập, học bài cũ, chuẩn bị bài mới của HS, đẩy mạnh việc tự rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo trong giờ học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì kỷ cương, nề nếp học tập của HS, đồng thời nâng cao khả năng học và tự học của HS. Việc tăng cường kiểm tra về các yêu cầu trong học tập của HS sẽ rèn luyện cho các em có hành vi, thái độ đúng đắn trong học tập. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy có đến 22,1% ý kiến đánh giá trung bình và 1% ý kiến đánh giá yếu, vì vậy, trong công tác chỉ đạo, HT cần phân công trách nhiệm đến các thành viên rõ ràng hơn trong việc

quản lý thời gian học của HS tại trường.

Vấn đề đối mới công tác điều tra, đánh giá kết quả học tập của HS cho thấy, có 86,5% ý kiến đánh giá thực hiện khá, tốt, nhưng vẫn có 13,5% ý kiến đánh giá trung bình và yếu.

2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 77 - 80)