Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 114 - 178)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

pháp đề xuất

Hệ thống biện pháp mà chúng tôi đề xuất là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, phân tích, đanh giá thực trạng của công tác quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việtcủa các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tính cấp thiết, tính khả thi các biện pháp với 182 CBQL, GV ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Kết quả khảo nghiệm thể hiện ở bảng 3.1, 3.2

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt

TT Các biện pháp Tổng số phiếu Tính cấp thiết X Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết

1 Nâng cao nhận thức, thái độ về đổi mới PPDH môn Tiếng Việt

SL 182 119 58 5 0

3,63 % 65,3 32 2,7 0

cho đội ngũ CBQL và giáo viên.

2

Cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy và bồi dưỡng kỹ năng về đổi mới PPDH môn Tiếng Việtcho đội ngũ giáo viên.

SL 182 111 69 2 0

3,59 % 60,7 38 1,3 0

3

Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

SL 182 107 75 0 0

3,59 % 58,7 41,3 0 0

4

Đẩy mạnh quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường đối với việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

SL 182 79 96 7 0

3,39 % 43,3 52,7 4 0

5

Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

SL 182 127 55 0 0

3,7

% 70 30 0 0

6

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

SL 182 132 50 0 0

3,73 % 72,7 27,3 0 0

7

Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC, TBDH và kinh phí phục vụ đổi mới PPDHmôn Tiếng Việt.

SL 182 117 63 2 0

3,63 % 64 34,7 1,3 0

Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt

TT Các biện pháp Tổng số phiếu Tính khả thi X Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức, thái độ về đổi mới PPDH môn Tiếng Việtcho đội ngũ CBQL và giáo viên.

SL 182 125 55 2 0

3,67 % 68,7 30 1,3 0

2

Cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy và bồi dưỡng kỹ năng về đổi mới PPDH môn Tiếng Việtcho đội ngũ giáo viên.

SL 150 68 81 1 0

3,45 % 45,3 54 0,7 0

3

Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

SL 182 106 76 0 0

3,58

% 58 42 0 0

4

Đẩy mạnh quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường đối với việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

SL 182 75 107 0 0

3,41 % 41,3 58,7 0 0

5

Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH.

SL 182 75 106 2 0

3,39 % 40,7 58 1,3 0

6

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

SL 182 79 103 0 0

3,43 % 43,3 56,7 0 0

7 yếu về CSVC, TBDH và kinh phí phục vụ đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

% 37,3 60,7 2 0

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy :

Tất cả các biện pháp đề xuất đều được CBQL và GV đánh giá là rất cấp thiết và cấp thiết từ 92% - 100%; rất khả thi và khả thi từ 98% - 100%. Điều đó, chứng tỏ rằng hầu hết CBQL và GV đều cho ràng có thể áp dụng vào thực tế ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy rằng các biện pháp đã được đề xuất đều có thể áp dụng vào thực tế đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu HT linh hoạt áp dụng các biệp pháp trên một cách hợp lý, tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể của từng trường thì công tác quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt của HT ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, sẽ đạt kết quả tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý đổi mới PPDH và dựa vào kết quả thực trạng quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở các trường TH.

Các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên mỗi biện pháp quản lý đều có những tác động làm thay đổi hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Việt hiện nay ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Trong mỗi biện pháp đề xuất. Tác giả đều xác định mục tiêu, nội dung và cách thực hiện để có thể dễ dàng áp dụng trong thực tế.

Các biện pháp quản lý của HT đối với việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, được tiến hành khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Nhìn chung, nhận được sự nhất trí, sự đồng thuận cao của các CBQL và GV.

Trong phạm vi khả năng, điều kiện hiện có của mỗi trường, nếu HT biết vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp mà chúng tôi đề xuất thì việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt sẽ thành công, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1.Về lý luận

Việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học, quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, tìm hiểu vai trò, bản chất công tác quản lý của HT (chức năng, phương tiện quản lý của HT), bản chất của việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt của người HT trường TH. Việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường TH chủ yếu hướng đến sử dụng các PPDH tích cực, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tăng cường PP tự học, các hoạt động tự học của HS.

1.2. Về thực tiễn

Qua khảo sát thực trạng đổi mới PPDH môn Tiếng Việt và quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định cho thấy, trong những năm qua công tác quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt của hiệu trưởng đã có sự chuyển biến nhất định, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế bất cập như công tác bồi dưỡng chuyên môn và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV chưa đi vào chiều sâu; việc cụ thể hóa các chủ trương đổi mới PPDH môn Tiếng Việt thành các quy định, tiêu chí chưa phù hợp; việc tăng cường CSVC, TBDH, ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH môn Tiếng Việt chưa thực hiện được yêu cầu đề ra, chưa có định hướng mang tính lâu dài; chưa phát huy mạnh vai trò của tổ chuyên môn; công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

sinh đổi mới còn chậm. Những bất cập trên đây, nếu như không khắc phục kịp thời sẽ là nguyên nhân kìm hãm việc đổi mới PPDH. Vì vậy việc đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt của HT để khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là việc làm có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất 7 biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Các biện pháp đề xuất nhận được sự đồng thuận của CBQL, GV các trường TH, có thể áp dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường TH ở địa bàn nghiên cứu.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định

Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL và GV về nội dung đổi mới về PPDH môn Tiếng Việt, sử dụng TBDH, kỹ năng đánh giả kết quả học tập học sinh, kỹ năng ra đề kiểm tra để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với CBQL cần tập trung bồi dưỡng kỹ năng quản lý như kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra.

Biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu hướng dẫn về đổi mới PPDH môn Tiếng Việt để GV tham khảo và tự bồi dưỡng để ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy Phước

Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việtđể các trường tiểu học thuận lợi triển khai thực hiện.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường, coi việc đổi mới đổi mới PPDH môn Tiếng Việt là một trong những

tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm của trường.

Tăng cường tổ chức hoạt động hội đồng bộ môn của tỉnh, bồi dưỡng chuyên đề, hội thảo đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, các chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV chủ nhiệm.

Cần đổi mới cách kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học.

Xây dựng kho tài nguyên các bài giảng điện tử phục vụ đổi mới PPDH môn Tiếng Việt trên mạng để GV có thể khai thác và sử dụng.

Cung cấp kinh phí đầu tư CSVC, TBDH theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa và hiện đại hóa theo yêu cầu của trường.

2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường Tiểu học

Tạo điều kiện thuận lợi cho GV học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt bồi dưỡng về đổi mới PPDH môn Tiếng Việt khi có tập huấn.

Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ GV đổi mới PPDH môn Tiếng Việt. Hiệu trưởng phải phấn đấu là người đi tiên phong về đổi mới PPDH.

Kịp thời động viên, khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Việt mang lại hiệu quả tốt nhất.

Xây dựng các quy định nội bộ trong lao động sư phạm, trong đó có các quy định về đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Quốc Bảo (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.

[2] Nguyễn Ngọc Bảo (2005), Lý luận dạy học ở trường THCS, NXB Đại Học sư phạm, Hà Nội.

[3] Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) (2015), Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục

phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Điều lệ Trường tiểu học,Hà Nội.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016),Thông tư 22/2016 Nhận xét đánh giá học sinh tiểu học,Hà Nội.

[7] Nguyễn Gia Cầu ( 2011) “Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học”,

Tạp chí Giáo dục (253), tr.27-29, Hà Nội.

[8] Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc(2002), Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[9] Nguyễn Đình Chinh, Phạm Ngọc Uyển (1998), Tâm lý học quản lý, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện hội nghị lầnthứ 8 BCH TW khóa XI, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

[11] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

[12] Lê Văn Giang (2011), Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

giáo dục,Hà Nội.

[14] Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2010), “Hiệu trường trường phổ thông với vai trò nhà lãnh đạo giáo dục”, Tạp chí Giáo dục (231), tr. 12- 14, Hà Nội. [15] Bùi Minh Hiền (2008), Lịch sử giáo dục Việt Nam, NXB Đại học sư phạm,

Hà Nội.

[16] Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[17] Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[18] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học (tập 1,2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

[19] Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [20] Nguyễn Khắc Hùng(2011), Góc nhìn mới về giáo dục Việt Nam trong

thời kỳ hội nhập, NXB Đại học Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh. [21]Trần Kiểm(2011), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, NXB Đại học

Sư phạm, Hà Nội.

[22] Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (2004), Giáo trình đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[23] Hà Thế Ngữ (2001),Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[24] Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Kỳ - Lê Khánh Bằng – Vũ Văn Tảo(2004),

Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[25] Huyện ủy huyện Tuy Phước, Văn kiện Đại hội Đảng Bộ huyện Tuy

Phước lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020,huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

[26] Nguyễn Ngọc Quang (1998),Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Giáo dục 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[28] Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy Phước, Báo cáo tổng kết và phương hướngnhiệm vụ năm học 2016-2017; 2017-2018; 2018-2019 và học kỳ I năm học 2019-2020.

[29] Hà Nhật Thăng (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[30] Phan Minh Tiến (2010), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

[31] Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại (Những nội dung cơ bản), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[32] Thái Duy Tuyên (2003), Những vấn đề chung của Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[33] Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[34] Thái Duy Tuyên (2009), Tìm hiểu chủ thuyết phát triển và vấn đề giáo dục Việt Nam hiện nay, Bộ Giáo dục và đào tạo Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, HàNội.

[35] Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN(2012), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, được phê duyệt tại Quyết định số: 432/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 06 năm 2012, Hà Nội.

[36] Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN(2012), Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020, được phê duyệt tại Quyết định

số:711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012, Hà Nội.

[37] Viện ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

[38] Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định)

Để góp phần đánh giá đúng thực trạng về quản lý đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường TH hiện nay, kính đề nghị quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau đây bằng cách khoanh tròn chữ cái có trong ô tương ứng (đánh dấu X vào ô tương ứng) phù hợp với ý kiến của mình hoặc bổ sung ý kiến (nếu có)!

I.THÔNG TIN CÁ NHÂN

1.Đơn vị công tác……….. 2.Vị trí công tác:……… 3.Số năm công tác:………

II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

1. Xin quý Thầy (Cô) cho biết sự cần thiết phải đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường THPT huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đang đặt ra ở mức độ nào?

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

a b c d

2. Ở trường của Thầy (Cô), việc cụ thể hóa các chủ trương, các hướng dẫn của cấp trên về đổi mới PPDH môn Tiếng Việt như thế nào?

Rất cụ thể Cụ thể Thiếu cụ thể Không cụ thể

a b c d

3. Ý kiến của quý Thầy (Cô) về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học hiện nay?

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng

………... ………

4. Theo quý Thầy (Cô), để thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, có cần thiết phải gắn liền với đổi mới phương pháp học tập của học sinh?

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

a b c d

*Lýdo:………..………..……… ………

5. Hiện nay, ở trường của Thầy (Cô), việc bồi dưỡng phương pháp học tập và hướng dẫn học sinh học môn Tiếng Việt đang thực hiện như thế nào?

Rất thường xuyên Thường xuyên Ít thường xuyên Không thực hiện

a b c d

6. Việc đánh giá giờ dạy môn Tiếng Việt của giáo viên theo hướng đổi mới PPDH ở trường quý Thầy (Cô) có tác dụng đến việc đổi mới PPDH ở mức độ nào?

Tác dụng tốt Tác dụng khá Ít tác dụng Không tác dụng

a b c d

7. Theo quý Thầy (Cô), việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh theo hướng đổi mới PPDH được thực hiện như thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 114 - 178)