Biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 103 - 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong việc

3.3.3.1. Mục tiêu,ý nghĩa của biện pháp

Giúp HT theo dõi chặt chẽ hoạt động chuyên môn của GV, như quản lí việc thực hiện tiến độ chương trình; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa; xây dựng kế hoạch dạy học; thực hiện nghiêm túc giờ dạy trên lớp; kiểm tra hồ sơ giáo viên; dự giờ đánh giá thi đua GV; kiểm tra, đánh giá HS.

Giúp sinh hoạt tổ chuyên môn đi vào chiều sâu, phát huy được tác dụng thực sự trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, nội dung, chương trình sách giáo khoa và đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, thông qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giờ dạy.

3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Đổi mới PPDH môn Tiếng Việt sẽ đi vào thực tiễn và được thực hiện có chất lượng chỉ khi hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả. Quản lý hoạt động của tổ chức chuyên môn theo hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Việt bao gồm các nội dung như:

* Lập kế hoạch, xây dựng quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn nhằm đổi mới PPDH môn Tiếng Việt

Dựa trên hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục TH của Bộ, của Sởvà Phòng GD & ĐT, HT lập kế hoạch chung của nhà trường về đổi mới PPDH. Từ đó, HT yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng phù hợp với đặc trưng môn học của tổ, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ. Cuối tháng, cuối học kỳ và cuối năm học, báo cáo đánh giá về kết quả thực

hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Việt mà GV phụ trách.

Xây dựng các yêu cầu về đổi mới PPDH môn Tiếng Việt cụ thể, rõ ràng từng cấp độ. HT triển khai thành văn bản quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn như: kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho học sinh, hoạt động của HS, thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục, soạn bài, thực hiện giờ dạy trên lớp, sử dụng đồ dung dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực; cần quy định cụ thể về số lượng các chuyên đề đổi mới PPDH môn Tiếng Việt sẽ thực hiện trong năm học, trong từng học kì, phù hợp với từng môn học.

* Tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động của các tổ chuyên môn

Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đềdạy học theo hướng đổi mới PPDH cho từng môn học.

Tổ chức, chỉ đạo việc dạy thể nghiệm theo từng chuyên đề, hội thi GV dạy giỏi, tổng kết kinh nghiệm theo từng chuyên đề của từng môn học, triển khai áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm, góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng dạy học.

Tổ chức, chỉ đạo việc dự giờ theo các chuyên đề đổi mới PPDH, dự các hoạt động theo từng chuyên đề; thao giảng, hội thi GV dạy giỏi.

Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các thiết bị dạy học, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH; chỉ đạo việc tự làm đồ dung dạy học.

Tổ chức, chỉ đạo soạn bài hoặc trao đổi theo nhóm về cách thức thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống các hoạt động, cách thức tạo tình huống trong dạy học.... thống nhất hình thức dạy học cho từng môn học, bài học

HT, Phó HT cần sinh hoạt trực tiếp tại một tổ chuyên môn để nắm tình hình và chỉ đạo thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Ngoài ra, luân phiên tham dự

đều khắp sinh hoạt của các tổ để nắm tình hình, nội dung sinh hoạt, để tư vấn, thúc đẩy kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Việt.

* Đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá hoạt động tổ chuyên môn

Lãnh đạo trường cần kiểm tra một cách thường xuyên hoạt động của các tổ, tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt để có biện pháp chỉ đạo, uốn nắn, khắc phục kịp thời. Kết quả đánh giá cần được sự đồng tình, ủng hộ của các đoàn thể và thông qua hội đồng giáo dục nhà trường.

Lãnh đạo trường cùng tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất giờ trên lớp của GV, kiểm tra việc thực hiện nề nếp ra vào lớp có đúng quy định. Thường xuyên dự giờ góp ý rút kinh nghiệm để giúp GV bổ sung và điều chỉnh việc sử dụng các PPDH tích cực phù hợp với mục tiêu của bài dạy.

HT cần xây dựng các chuẩn đánh giá mới, trong đó cần đổi mới các tiêu chí đánh giá theo hướng đổi mới PPDH. Chẳng hạn xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy cho từng môn học. Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy được xây dựng chung cho tất cả các bộ môn, áp dụng cho tất cả các tiết học, nặng về đánh giá hoạt động của thầy, mà chưa lấy kết quả hoạt động của trò làm tiêu chuẩn chính để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên; phần đánh giá mức độ tích cực của HS còn chung chung, không có tiêu chí đánh giá về việc rèn luyện kỹ năng của HS qua giờ học.

* Tạo động lực cho hoạt động của tổ bộ môn

Tổ bộ môn có triển khai kế hoạch đúng tiến độ và có chất lượng hay không, phụ thuộc phần lớn vào năng lực tổ chức và tinh thần trách nhiệm của tổ trưởng. Vì vậy để tạo động lực cho hoạt động của tổ, HT cần giao quyền cho tổ trưởng, hướng dẫn họ trong việc tổ chức, chỉ đạo các thành viên của tổ thực hiện tốt các nhiệm vụ, khen thưởng thích đáng những công lao mà họ đã

cống hiến cho tập thể, đồng thời có thể đề bạt với cấp trên để bổ nhiệm họ ở những cương vị cao hơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)