8. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyệnTuy Phước, tỉnh Bình Định
Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 217,12 km2, dân số 226.300 người. Về địa hình, phía Bắc và Tây Bắc Tuy Phước giáp huyện Phù Cát, An Nhơn; Đông giáp biển; nam giáp TP.Quy Nhơn; Tây giáp huyện Vân Canh. Cuối năm 1975, Vân Canh và Tuy Phước hợp thành huyện Phước Vân, đến tháng 8-1981 thì tách trở lại như cũ. Trước năm 1975, Tuy Phước có 12 xã, sau nhiều lần thay đổi, hiện nay có 11 xã và 02 thị trấn là: xã Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Quang, Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Lộc, Phước An, Phước Thành, thị trấn Tuy Phước (trước đây thuộc Phước Nghĩa), thị trấn Diêu Trì (trước đây là xã Phước Long). Nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, QL 19, đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Địa hình Tuy Phước chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam (gồm Phước Thành, Phước An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, song chưa được khai thác hết; các xã khu Đông (Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn) với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện; và các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa.
Về Truyền thống cách mạng:Tuy Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nhân dân Tuy Phước sớm có mặt trong cuộc đấu tranh chống thực
dân Pháp. Từ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX cho đến các phong trào đòi dân sinh, dân chủ những năm 1936-1939, phong trào chống Nhật, Pháp và giành chính quyền 1939-1945, Tuy Phước đã đóng góp vào công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc với những tên tuổi như: Đào Doãn Địch, Lê Tuyên, Võ Trứ... Đặc biệt, sự ra đời của chi bộ Đềpô Diêu Trì vào tháng 9- 1939 - chi bộ cộng sản đầu tiên của công nhân Diêu Trì cũng như toàn ngành đường sắt Bình Định do đồng chí Nguyễn Đình Thụ làm bí thư - đã đánh dấu bước trưởng thành của phong trào công nhân xe lửa Diêu Trì và ghi nhận sự phát triển vượt bậc phong trào cách mạng của nhân dân Tuy Phước.
Trong kháng chiến chống Mỹ, với điều kiện của vùng ven đô, bất chấp máy chém và bom đạn tàn khốc, biết bao khó khăn và tổn thất tưởng chừng không gượng nổi, Tuy Phước từ tay không vùng lên diệt ác phá ấp chiến lược, không chỉ dẫn đầu trong phong trào Đồng Khởi mở màn ở đồng bằng Bình Định mà còn đi đầu trong cuộc đọ sức quyết liệt với quân Mỹ và chư hầu. Khu Đông Tuy Phước là căn cứ địa vững chắc, là nơi xuất phát những đội trinh sát, đặc công hoạt động ở nội thành Quy Nhơn. Trong thời kỳ này đã xuất hiện những tấm gương chiến đấu ngoan cường và lập công xuất sắc, đó là các liệt sĩ: Đào Thị Hoa, Nguyễn Thị Danh, Lê Đình Long…Và sau khi chiến tranh lùi xa, Tuy Phước đã và đang trong cuộc hành trình tiến về phía trước với rất nhiều cơ hội và thử thách
Về văn hóa – Lịch sử:Không chỉ được biết đến với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, huyện Tuy phước còn là mảnh đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá – lịch sử vô cùng quý giá. Đây là vùng đất khoa cử, nơi sinh dưỡng nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng học rộng tài cao và đức độ, như Lê Công Miễn (nhà Tây Sơn); Đào Doãn Dịch, Lê Tuyên, Võ Trứ (phong trào Cần Vương)… và cũng là nơi sinh thành của nhiều nhà văn hoá lớn, như nhà thơ Xuân Diệu, danh nhân văn hoá Đào Tấn.
Đến nay, những di tích văn hoá – lịch sử còn lại trên đất Tuy Phước khá đa dạng, phong phú, từ tháp Bình Lâm, tháp Bánh ít, thành Thị Nại, di
tích Đô Thị Nước Mặn… đến những điệu dân ca bài chòi, những vở tuồng cổ. Sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá Chămpa đặc sắc với nền văn hoá hiện đại đã tạo nên vẻ đẹp thâm trầm mà quyến rủ cho mảnh đất này. Với những lợi thế trên, tuy Phước chủ trương giữ gìn và khôi phục những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, không chỉ cho các thế hệ con cháu mai sau mà còn góp phần thúc đấy sự phát triển của ngành du lịch, mở ra hướng đi đầy tiềm năng cho địa phương.
Về Giáo dục và Đào tạo: Sự nghiệp giáo dục được đầu tư thoả đáng và có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, toàn huyện có 58 trường học các cấp, gồm 14 trường mẫu giáo, 26 trường tiểu học, 13 trường trung học cơ sở và 05 trường trung học phổ thông; hầu hết đã được xây dựng hoàn chỉnh, đủ trang thiết bị phục vụ dạy và học; trong đó, có 50 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học và tốt nghiệp THCS hàng năm đều cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh từ 1% đến 5%. Công tác Phổ cập Giáo dục tiểu học được trong nhứng năm qua liên tục đượcUBND tỉnh công nhận huyện Tuy Phước đạt chuẩn Phỏ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Công tác Xóa mù chữ theo Nghị định 22 của các xã, thị trấn đều được UBND tỉnh công nhận huyện Tuy Phước đạt chuẩn Xóa mù chữ mức độ 2. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở các bậc học đạt chỉ tiêu đề ra. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của nhân dân.Trong thời gian qua, nhất là trong 5 năm gần đây, huyện đã chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hiệu quả giáo dục ở cấp mầm non đã được nâng cao rõ nét. Toàn ngành đã tập trung đầu tư cho công tác đào tạo – bồi dưỡng để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, xây dựng trường chuẩn Quốc gia, tăng cường cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị dạy học; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Thực hiện tốt chính sách bồi dưỡng nhân tài, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.