Biện pháp 2: Cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy và bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 99 - 103)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Biện pháp 2: Cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy và bồi dưỡng

giáo viên

3.3.2.1. Mục tiêu, ý nghỉa của biện pháp

Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm, nắm vững các PPDH tích cực, nâng cao năng lực sử dụng TBDH; đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại, thành thạo kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học. Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV để thực hiện tốt việc đổi mới PPDH.

Quản lý chặt chẽ nề nếp giảng dạy của GV, từng bước nâng cao năng lực dạy học theo hướng đổi mới PPDHmôn Tiếng Việt trên cơ sở cải tiến các PPDH truyền thống và áp dụng các PPDH tích cực vàơ dạy học, góp phần thực hiện thành công đổi mới PPDHmôn Tiếng Việt.

3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để nâng cao chất lượng dạy họcnhân tố quyết định chính là đội ngũ GV. Chính vì vậy, để thực hiện việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt có hiệu quả, người HT cần phải quản lý tốt đội ngũ GV bao gồm các nội dung sau:

* Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Việtcủa giáo viên

Thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Việt được xem là nhiệm vụ trung tâm của hoạt động dạy học. Vì vậy, HT phải chỉ đạo GV thực hiện tốt các khâu sau đây:

- Soạn giáo án:

Đầu năm học mới, HT cần đưạ ra các kế hoạch, quy định và yêu cầu cụ thể về soạn bài, chuẩn bị ĐDDH như: Xác định mục tiêu, nội dung và phương

pháp giảng dạy... cần chú trọng đến việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt theo hướng phát huy tính tích cực học tập, nghiên cứu bài giảng theo hướng phát triển năng lực HS. Giáo án phải chuyển từ việc thiết kế theo các hoạt động của thầy sang thiết kế theo các hoạt động của trò, tạo cho học sinh hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn.Qua đó, dự kiến các hoạt động học tập của HS trong giờ học (quan sát, thực hành, thí nghiệm, giải bài tập,...) giáo viên có thể chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập theo nhóm, các đồ dùng dạy học khác,... nhằm hình thành kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thao tác tư duy cho HS.

Yêu cầu GV cần chuẩn bị những nội dung để hướng dẫn giao việc thực hiện ở nhà của HS trong việc củng cố kiến thức đã biết đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho những tiết học tiếp theo. Đây là khâu quan trọng không thể qua loa xuề xòa vì tạo cho các em kỹ năng tự học ở nhà một cách tự chủ và sáng tạo.

Cần tổ chức soạn bài theo nhóm để nội dung sinh hoạt nhóm có chiều sâu và nội dung soạn có chất lượng cao, phù hợp với bộ môn và trình độ nhận thức của HS. Phân công tổ chuyên môn theo dõi giám sát việc soạn giáo án đúng theo kế hoạch dạy học, đúng theo phân phối chương trình, đảm bảo đúng mục tiêu, kiến thức, kỹ năng bài dạy, nội dung kiến thức cần chuyển tải trong mỗi tiết theo chuẩn kiến thức và kỹ năng đã quy định cho từng môn học. HT có kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất bài soạn của GV, có đánh giá, xếp loại và thông báo công khai trong sinh hoạt tổ chuyên môn, hội đồng giáo dục nhà trường.

- Quản lý giờ dạy trên lớp.

Thực hiện tốt giờ dạy trên lớp theo hướng đổi mới PPDH, người GV không cung cấp tri thức sẵn có cho học sinh mà phải hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh các hoạt động nhận thức cho HS, giúp HS tự chiếm lĩnh tri

thức. Vì vậy, quản lý giờ dạy trên lớp hiện nay cần yêu cầu GV chuyển từ việc truyền thụ kiến thức một chiều sang việc hướng dẫn PP học tập cho HS tự học và tự nghiên cứu.

HT cần quan tâm và yêu cầu GV thực hiện: Phải đổi mới PPDH theo hướng tích cực theo hướng chỉ đạo của Phòng GD&ĐT. Chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều, hạn chế tối đa với cách dạy truyền thống, theo kiểu “thầy đọc - trò chép”, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ máy móc để đối phó với thi cử sang tổ chức cho HS học tập trong hoạt động và bằng các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học của HS. Nếu trong PPDH truyền thống thầy giáo truvền thụ kiến thức cho HS theo kiểu giảng bài, thì PPDH mới đòi hỏi thầy giáo phải là người tổ chức các hoạt động học, hướng dẫn, gợi mở vấn đề, tạo tình huống có vấn đề, tổ chức học sinh thảo luận, thực hành, nhập vai, tự nghiên cứu để giải quyết vấn đề. Đó là sự hợp tác trong mối quan hệ thầy - trò trong giờ học, tạo nên tính tương tác cao, làm cho giờ học sinh động, hứng thú, hiệu quả, đạt được mục tiêu dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH hiện nay.

*Tăng cường công tác dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo hướng đổi mới PPDHmôn Tiếng Việt

HT cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp theo hướng đổi mới PPDH dựa vào các căn cứ: kế hoạch và tài liệu dạy học; tổ chức hoạt động học cho học sinh;hoạt động của học sinh;yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đạt đối với từng môn học; tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT quy định; các yêu cầu đối với từng loại bài học. Yêu cầu vận dụng các PPDH tích cực, yêu cầu sử dụng các thiết bị dạy học. Tổ chức học tập, thảo luận tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH.

tổ chức dự giờ cần có mục đích, yêu cầu rõ ràng về nội dung và phương pháp. Tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề đổi mới PPDH, đánh giá rút kinh nghiệm, so sánh kết quả sau mỗi đợt dự giờ nhằm kịp thời điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động chuyên môn trang nhà trường, trong đó có việc đổi mới PPDH đi theo đúng định hướng.

HT thường xuyên động viên, khích lệ nhu cầu cống hiến của giáo viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời, nêu gương điển hình và nhân rộng trong toàn trường đối với những GV đã thực hiện tốt giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH, qua đó tạo động lực cho người dạy.

* Bồi dưỡng kỹ năng về đổi mới PPDH môn Tiếng Việt cho đội ngũ giáo viên

Trong tình hình chung của cả nước hiện nay, yêu cầu của việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt ngày càng cao và toàn diện, trong khi đó, khả năng thực hiện của giáo viên và các điều kiện hỗ trợ thực hiện thì còn hạn chế. Vì vậy, cần bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng về đổi mới PPDH môn Tiếng Việt cho đội ngũ GV. Để thực hiện tốt công tác này, HT cần chỉ đạo thực hiện một số vấn đề sau:

Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng: Kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại vào dạy học, kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học trong soạn giáo án điện tử, soạn đề kiểm tra, kỹ năng khai thác internet để tìm kiếm thông tin, kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu,...

Bồi dưỡng các kỹ năng dạy học trên lớp như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của học sinh; kỹ năng hướng dần thực hành, thí nghiệm: kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, giải quyết vấn đề; kỹ năng ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

Hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng soạn bài theo hướng đổi mới PPDH như: thiết kế các hoạt động; hệ thống câu hỏi, bài tập; Sơ đồ tư duy; tổ chức thảo

luận nhóm; thiết kế phiếu học tập... cho HS hoạt động phù hợp với đặc trưng bộ môn và điều kiện thực tế nhà trường...

3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 99 - 103)