Thực trạng đổi mới phương pháp dạy họcmôn Tiếng Việtcủa GV và H Sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 61 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy họcmôn Tiếng Việtcủa GV và H Sở

2.3.2.1. Thực trạng việc thiết kế bài dạy của giáo viên

Việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt của GV bắt đầu từ khâu soạn bài lên lớp (thiết kế bài dạy). Chúng tôi khảo sát nhóm các kỹ năng thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới PPDHmôn Tiếng Việt, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Kỹ năng soạn giảng môn Tiếng Việt của giáo viên tiểu học TT Kỹ năng SL Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Thiết kế hệ thống làm việc cho học sinh (hệ thống bài tập, hệ thống câu hỏi)

130 50 38.5 65 50 10 7,7 5 3,8

2 Thiết kế bài học thực hành

độc lập hoặc theo nhóm. 130 21 16,2 55 42,3 48 36,9 6 4,6

3 Thiết kế kiểu sắm vai, trò

chơi sư phạm. 130 15 12 40 30 65 50 10 8

4 Thiết kế kiểu hợp tác theo

nhóm. 130 19 14,6 33 25,4 64 49,3 14 10,7

Số liệu thu được ở bảng 2.8 cho thấy, có 88,5% GV tự đánh giá thường xuyên và rất thường xuyên thiết kế hệ thống các hoạt động cho HS khi soạn bài, chỉ có 3,8% GV không thực hiện, điều đó phản ánh được tính tích cực của GV trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Việt; có 58,5% GV đánh giá thường xuyên và rất thường xuyên thiết kế bài học thực hành độc lập hoặc theo nhóm, 4,6% GV không thực hiện rơi vào các bộ môn thiếu TBDH hoặc các TBDH không đồng bộ.

Kỹ năng thiết kế bài dạy theo kiểu sắm vai, trò chơi sư phạm có tới 77% GV chưa thường xuyên sử dụng và không thực hiện là do việc đầu tư cho bài dạy mất nhiều thời gian. Mặt khác, năng lực của GV còn hạn chế, khó có thể vừa ứng dụng CNTT, vừa kết hợp các phương pháp sắm vai, trò chơi sư phạm trong thực hiện tiết dạy trên lớp, đồng thời nội dung kiến thức của

thấy việc GV ít sử dụng kỹ năng này trong thực tiễn giảng dạy cũng là điều dễ hiểu. Tỷ lệ GV thường xuyên và rất thường xuyên thiết kế bài dạy theo kiểu hợp tác theo nhóm chiếm 40% dưới mức trung bình chưa được GV quan tâm.

Như vậy, việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt đã được các GV quan tâm, trong đó kỹ năng thiết kế bài dạy theo kiểu tạo hệ thống bài tập, hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề chiếm tỉ lệ khá cao (88,5%), còn kỹ năng thiết kế bài dạy theo kiểu sắm vai, trò chơi sư phạm, hợp tác theo nhóm thì ít được sử dụng.

2.3.2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trên lớp của giáo viên.

Bảng 2.9. Thống kê sử dụng PPDH môn Tiếng Việt của giáo viên tiểu học

TT Các phương pháp được sử dụng trên lớp SL Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 130 34 26,0 64 49,2 31 23,8 1 1,3 2 Đàm thoại 130 25 19,2 60 45,2 37 28,4 8 6,2 3 Thuyết trình kết hợp với đàm thoại 130 53 40,8 47 36,5 27 20,3 3 2,4 4 Thảo luận nhóm 130 30 23,1 57 43,8 39 30 4 3,1 5 Trình bày trực quan 130 24 18,5 55 42,3 38 29,3 13 10,0 6 Dạy học dự án 130 15 11,5 27 20,7 51 39,1 37 28,4

Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng PPDH môn Tiếng Việt trên lớp của GV cho thấy, phương pháp được GV luôn sử dụng trong các tiết dạy chiếm tỷ lệ nhiều nhất hiện nay ở các trường TH trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là PP thuyết trình kết hợp với đàm thoại, chiếm 77,3%; PP thuyết trình chiếm 75,2%; PP đàm thoại chiếm 65,4%; PP thảo luận nhóm

chiếm 66,9%. Các PP trình bày trực quan 60,8%, dạy học dự án ít được thường xuyên sử dụng, trong đó PP dạy học dự án, có đến 28,4% GV không thực hiện. GV đưa ra nhiều nguyên nhân do CSVC và TBDH ở các trường còn thiếu, không phù hợp, tâm lý ngại sử dụng các TBDH vì mất nhiều công sức, thời gian trong quá trình mượn, trả TBDH ngoài ra còn do kiến thức quá nặng, trình độ học sinh còn thấp và sĩ số học sinh còn đông.

2.3.2.3. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến 104 HS kết hợp với hoạt động dự giờ của HS, quan sát, phỏng vấn trao đổi với HS; khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát kỹ năng học tập môn Tiếng Việt của HS tiểu học Nội dung Kết quả

Kỹ năng học tập

Nghe giảng, ghi nhớ và tái hiện kiến

thức khi được yêu cầu

trả lời Biết vận dụng kiến thức để giải bài tập, biết phân tích tổng hợp, khái quát hóa

Tự tổ chức được thực hành, thí nghiệm Biết quan sát, nhận xét, đánh giá các hiện tượng tự nhiên xã hội Số lượng 54 31 3 16 Tỷ lệ % 52% 30% 2,7% 15,3%

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy, có 52% HS chọn kỹ năng nghe giảng, ghi chép, nhớ và tái hiện lại kiến thức khi được yêu cầu trả lời, tiếp theo có 30% HS chọn kỹ năng biết biết vận dụng kiến thức để giải bài tập, biết phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Các kỹ năng tự tổ chức được thực

hành, thí nghiệm, quan sát, nhận xét, đánh giá các hiện tượng tự nhiên và xã hội ít được học sinh đạt được.

2.3.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Tuy Phước, hiện nay các trường TH trên địa bàn đã có nhiều đổi mới trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Các bài kiểm tra định kỳ được thực hiện theo ma trận đề với hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận theo qui định của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.

Thực tế tìm hiểu cho thấy, mức độ đánh giá của bài kiểm tra cũng chỉ yêu cầu HS nhớ, hiểu và tái hiện lại kiến thức là chủ yếu, nhất là các môn khoa học xã hội. Kết quả khảo sát (phụ lục 2b, mục 5) cho thấy: có 12% HS cho biết bài kiểm tra ở mức độ vận dụng kiến thức đã học để làm bài và có 70% HS cho biết bài kiểm tra đánh giá ở mức độ nhớ lý thuyết, hiểu biết và biết vận dụng kiến thức để làm bài.

Qua khảo sát về mức độ tác dụng của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đối với việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, kết quả thu được (phụ lục 1 b, mục 7) cho thấy, có tới 94,7% GV được hỏi đánh giá có tác dụng khá, tốt; chỉ có 5,3% GV cho rằng ít có tác dụng.Như vậy, đa số GV cho rằng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hình thức trắc nghiệm khách quan có tác dụng khá đối với việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt trong các trường TH hiện nay.

Kết quả khảo sát (phụ lục 1b, mục 10 phần 5) cho thấy, chỉ có 22,7% GV tự đánh giá thành thạo, có đến 40% GV tự đánh giá ở mức trung bình và yếu, vấn đề này cho thấy HT cần phải quan tâm, có kế hoạch bồi dưỡng thêm về kỹ năng ra đề trắc nghiệm khách quan cho đội ngũ GV.

2.3.3. Thực trạng sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện Tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 61 - 65)