8. Cấu trúc của luận văn
2.5.2. Những hạn chế
Mặc dù HT các trường THđã nhận thức được tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, nhưng trong công tác chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn chưa đi vào chiều sâu còn mang tính hành chính, chưa thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, và tổ chức phân tích bài dạy minh họa theo hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Việt đế rút kinh nghiệm, nhân rộng ra trong tổ và trường, chưa có những quy định và hướng dẫn cụ thể trong sinh hoạt chuyên môn của các tổ.
Tuy các HT thấy rõ vai trò của chủ nhiệm, các đoàn thể, Ban đại diện CMHS... trong việc phối, hợp đổi mới PPDH môn Tiếng Việt nhưng việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các tổ chức này còn mang nặng tính hình thức, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức này trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Vì vậy, chất lượng dạy học phụ thuộc phần lớn vào PPDH của GV.
Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV chưa thật sự đi sâu vào các chuyên đề cho từng môn học, việc bồi dưỡng trang thiết bị các kỹ năng cần thiết cho khâu soạn bài, thực hiện giờ dạy trên lớp theo hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Việt còn hạn chế. Việc quản lý giờ dạy trên lớp, việc dự giờ và đánh giá GV còn mang tính hình thức, chưa thực sự duy trì thướng xuyên, nên hiệu quả việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt chưa cao.
Mặc dù CSVC trường lớp, TBDH được bổ sung đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, các phòng thí nghiệm, thực hành còn thiếu so với yêu cầu, phong trào làm đồ dùng dạy học chưa phát động thường xuyên, việc dạy chay còn khá phổ biến. Ngoài ra, việc khai thác, sử dụng và bảo quản TBDH chưa được chú trọng đúng mức nên nhanh chóng hư hỏng.
Công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS có chuyển biến nhưng ở một số trường cũng chưa thực hiện thường xuyên, việc ra đề còn mang nặng cảm tính, nội dung đề kiểm tra chưa chú trọng đến đánh giá kỹ năng, do đó, chưa có tác dụng cao trong việc thúc đẩy HS tự học, chưa phát huy tính sáng tạo của HS.