Biện pháp 4: Đẩy mạnh quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 106 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và

và phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường đối với việc đổi mới PPDH môn Tiếng Việt

3.3.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Phát huy vai trò của GV chủ nhiệm, Đội thiếu niên tiền phong HCM trong việc giáo dục động cơ, thái độ học tập, hình thành và phát triển phương pháp học tập đúng đắn cho HS.

Thông qua các hoạt động của chủ nhiệm lớp và các tổ chức đoàn thể, HT nắm bắt được tâm tư nguyện vọng HS. Từ đó, tăng cường quản lý nề nếp học tập của HS, hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập, hình thành thói quen tự học trong HS.

3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để đổi mới PPDH, đồng thời với việc quản lý hoạt động dạy của thầy, thì cần phải quản lý hoạt động học của trò, và muốn thế phải thông qua GV chủ nhiệm và các đoàn thể trong nhà trường. Thực hiện biện pháp này cần quan tâm các vấn đề sau:

* Quản lý việc lập kế hoạch, xây dựng các quy định nội bộ và tổ chức thực hiện kế hoạch của chủ nhiệm lớp và phối hợp với các đoàn thể trong trường

Kế hoạch của từng bộ phận phải có các chỉ tiêu cụ thể nhằm đổi mới PPDH môn Tiếng Việt, chẳng hạn trong kế hoạch của chủ nhiệm lớp cần có các chỉ tiêu, biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện và kiểm tra phương pháp tự học của HS; trong kế hoạch của Đoàn cần nêu rõ số làn hoạt động ngoại khóa trong năm học, số đợt thi đua học tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

cuộc họp GVCN đầu mỗi năm học, HT cần thực hiện các công việc sau:

+ Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như: Kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch hoạt đông ngoại khóa, hướng nghiệp... giúp GVCN và tổ chức đoàn thể xây dựng kể hoạch phù hợp.

+ Quy định về nề nếp sinh hoạt, về quản lý HS theo hướng phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo trong hoạt động học tập, trong việc tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tránh hiện tượng chạy theo thành tích, gò ép HS.

+ Quy định nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, phối hợp Ban chấp hành Công Đoàn về cơ chế hoạt động và phối hợp hoạt động giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

* Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của chủ nhiệm lớp, phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Khi chỉ đạo hoạt động cần chú ý đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, tạo nên sự phong phú đa dạng, lôi cuốn được HS tham gia một cách tích cực, tự giác. Cần tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, các hoạt động đố vui để học, sinh hoạt câu lạc bộ, chọn lọc một số chương trình giải trí trên truyền hình áp dụng vào trường học để tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh. Qua các hoạt động, giúp HS rèn luyện kỹ năng, thái độ và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế nhằm hình thành phẩm chất, năng lực tự học.

* Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá thi đua

Thi đua tạo động lực cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được phân công, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, HT cần:

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua tập thể, cá nhân HS, chú trọng các tiêu chí nhằm đổi mới phương pháp học tập, khuyến khích tính tích cực, tự giác, sáng tạo của HS trong học tập và rèn luyện. HT kiểm tra đối với

hoạt động của GV chủ nhiệm, của Đoàn thanh niên bằng nhiều hình thức như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề. Cần vận dụng quan điểm quản lý chất lượng tổng thể vào việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá để tránh tình trạng chạy theo thành tích chỉ đánh giá dựa vào điểm học tập, làm cho kết quả đánh giá bị sai lệch.

Hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, cần căn cứ vào kết quả thi đua của lớp, và công khai kết quả xếp loại trước học sinh toàn trường vào giờ chào cờ đầu tuần, các đợt sơ kết, tổng kết năm học. Bên cạnh đó, căn cứ việc hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định, sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh, của đồng nghiệp và của HS để đánh giá xếp loại GV chủ nhiệm. Đối với Ban chấp hành đoàn, cần tham khảo thêm kết quả đánh giá của cấp trên để đánh giá, xếp loại được chính xác.

3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 106 - 108)