Thực trạng sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương

Phước, tỉnh Bình Định

tâm, đầu tư mạnh về CSVC, trang bị đồ dùng dạy học (ĐDDH) tối thiểu theo qui định của Bộ GD-ĐT và các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: Máy vi tính, projector, tivi, màn hình lớn, đầu chiếu DVD, máy chiếu vật thể...

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng các trường cũng chăm lo việc xây dựng các phòng thực hành - thí nghiệm, phòng học bộ môn, mua sắm trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Việt. Vì thế, CSVC và TBDH của các trường ngày càng được cải tiến đáng kể. Qua khảo sát thực trạng sử dụng TBDH của GV, kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Kỹ năng sử dụng TBDH môn Tiếng Việt của GV các trường tiểu học TT Kỹ năng sử dụng TBDH của GV SL Mức độ thực hiện Thành thạo/ Rất thường xuvên Khá/ Thường xuyên TB/Chưa thường xuyên Yêu/ Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Kỹ năng tổ chức, hướng dẫn HS sử dụng TBDH trong giờ học 130 19 14,6 74 56,9 28 21,5 9 7 2 Kỹ năng sử dụng thiết bị đồ dùng hiện có 130 21 16,2 68 52,3 33 25,4 8 6,1 3 Kỹ năng tự sáng tạo đồ dùng dạy học 130 11 8,5 48 36,8 60 46,2 11 8,5 4 Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại (Máy chiếu projector, máy vi tính,...)

130 28 21,5 74 57,7 25 19,2 3 2,3

Kết quả khảo sát cho thấy:

thực hiện rất thường xuyên chiếm 14,6% và thực hiện thường xuyên chiếm 56,9%. Có 28,5% giáo viên không thực hiện và thực hiện chưa thường xuyên. Điều này cho thấy trong các giờ học, đặc biệt là các tiết học thực hành - thí nghiệm, đa số GV đều hướng dẫn HS biết cách sử dụng TBDH để thực hiện các yêu cầu về nội dung thực hành - thí nghiệm. Tuy nhiên, các môn học khoa học xã hội thì ít được GV chú ý thực hiện, bởi vì thường các môn này các trường ít chú trọng đầu tư TBDH.

Về kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng hiện có 16,2% GV tự đánh giá sử dụng ở mức độ thành thạo; 52,3% giáo viên sử dụng ở mức độ khá. Kết quả này cho thấy GV đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó, có đến 25,4% GV chưa thường xuyên sử dụng TBDH và 6,1% GV không thực hiện, điều này cũng dễ hiểu là do GV chỉ sử dụng TBDH trong các tiết thao giảng, tiết kiểm tra, tiết thi GV giỏi mà nhà trường phát động, còn các tiết dạy bình thường theo chương trình thì ít sử dụng.

Về kỹ năng sáng tạo đồ dùng dạy học, kết quả khảo sát cho thấy có đến 46,2% GV chưa thường xuyên thực hiện và 8,5% giáo viên không thực hiện. Điều đó cho thấy, GV chưa tích cực trong việc làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của chính mình. Qua quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy các đồ đùng dạy học tự làm chủ yếu là các tranh ảnh, sơ đồ, một số mô hình dùng cho giảng dạy môn hình học. Bên cạnh đó, các nhà trường chưa thực sự quan tâm đến việc phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, nên các GV ít làm đồ dùng dạy học mà chi sử dụng đồ dùng dạy học hiện có để phục vụ cho việc giảng dạy là chủ yếu.

Về kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học, có 21,5% GV sử dụng thành thạo và 57,7% GV sử dụng khá thành thạo, chỉ có 21,5% GV chưa thường xuyên và không thực hiện (đa số đối với các GV lớn tuổi, GV dạy môn Đạo đức, GV dạy giáo dục thể chất).

Trong những năm qua việc ứng dụng CNTT vào dạy học được tất cả các trường trên địa bàn huyện Tuy Phước thực hiện, giáo viên tất cả các bộ môn đều biết sử dụng phần mềm PowerPoint, Geometrers, Flash,… vào thiết kể bài giảng điện tử, đã tạo nên sự đa dạng, sinh động, lôi cuốn người học, góp phần tạo nên sự phong phú về phương pháp truyền đạt bài giảng.

Kết quả khảo sát (phụ lục 1b, mục 10, phần 4) cho thấy việc sử dụng các phần mềm dạy học để soạn giáo án điện tử có 22,7% GV sử dụng thành thạo và rất thường xuyên trong tất cả các tiết dạy, 45,3% GV sử dụng khá thành thạo và thường xuyên, 30% GV thực hiện ở mức độ trung bình và 2% GV không thực hiện. Khi hỏi về kỹ năng sử dụng internet phục vụ cho công việc soạn giảng, ra đề thi, tìm kiếm thông tin,... hỗ trợ trong hoạt động dạy học, có 28,7% giáo viên sử dụng rất thường xuyên và 48% giáo viên sử dụng thường xuyên (phụ lục 1b, mục 10, phần 7).

Như vậy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường TH ở huyện Tuy Phước nhìn chung thực hiện ở mức độ khá, chỉ có một số môn học như Đạo đức, Giáo dục thể chất, do đặc trưng của môn học nên ít có điều kiện để áp dụng.

2.4. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)