Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 26)

1.2.2.1. Quản lý

C. Mác nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của các khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[11]. Với nhiều cách tiếp cận

15

ở các góc độ kinh tế, xã hội, giáo dục,... các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đưa ra những định nghĩa tương đối đồng nhất về khái niệm quản lý.

H.Koontz (người Mỹ) khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động mỗi cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [12].

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ quản lý, tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau.

Tiếp cận trên phương diện hoạt động của một tổ chức thì theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là tác động có hướng đích của chủ thể quản

lý, dựa trên nhận thức những quy luật khách quan của hệ quản lý đến các quá trình đang diễn ra nhằm đạt mục đích đặt ra một cách tối ưu” [13].

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng. điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” và “quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến” [14].

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003): “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”[15].

Từ các định nghĩa trên, tác giả hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có

hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra.

16

1.2.2.2. Chức năng quản lý

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. Bốn chức năng quản lý gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

a) Chức năng kế hoạch: Đây là quá trình xác định các mục tiêu phát triển

và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu.

b) Chức năng tổ chức: Đây là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân

lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo việc thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

c) Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi thái

độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao.

d) Chức năng kiểm tra: Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm

bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức.

Các chức năng chính của hoạt động quản lý luôn được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện vừa là phương tiện không thể thiếu được khi thực hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý.

1.2.2.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

Tích hợp khái niệm Quản lý và khái niệm hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN, tác giả hiểu quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN như sau: Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cập nhập kiến thức, củng cố, mở mang và trang bị một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho GV và sau cùng tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp nhận nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trong đề tài này, tác giả thực hiện công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN là thực hiện các chức năng quản lý.

17

- Lập kế hoạch bồi dưỡng GVMN theo CNN.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GVMN theo CNN.

- Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng GVMN theo CNN.

- Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng GVMN theo CNN.

1.3. LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.3.1. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của Đảng và Nhà nước ta. GDMN là bậc học nền tảng trong toàn bộ hệ thống giáo dục của nước ta, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người vì trẻ sẽ nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách khoa học điều độ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất về mọi mặt. Tạo môi trường hoạt động và vui chơi để cho trẻ phát triển những tính cách cơ bản trong nhân phẩm của trẻ. Trẻ MN rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài, trong đó có các tác động giáo dục, theo đó trường MN là nơi giáo dục, chuẩn bị cho trẻ mọi mặt về thể lực, đạo đức trí tuệ... tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1.

1.3.2. Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Theo khoản 3, Điều 3 của Quy định Chuẩn nghề nghiệp GVMN (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì chuẩn nghề nghiệp GVMN là hệ thống phẩm chất, năng lực mà GV cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở GDMN.

Đó là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, kỹ năng sư phạm mà GVMN cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu GDMN. Theo đó, phẩm chất đầu tiên của người GV là phải yêu

18

nghề, mến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao, bởi GV là tấm gương hàng ngày của trẻ, nếu có lòng yêu nghề sẽ giúp GV gắn bó và chăm sóc chu đáo trẻ nhỏ. GV phải biết đặt câu hỏi làm thế nào để trẻ thấy được sự yêu quý, an toàn, tỉ mỉ trong chăm sóc mọi lúc mọi nơi, đó là trách nhiệm cao nhất của người giáo viên đối với trẻ. Ngoài ra, GVMN còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ, mỗi trẻ sẽ có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Vì vậy, nếu như không có kỹ năng nắm bắt tâm lý thì giáo viên rất khó có thể đưa ra được những phương pháp giáo dục đúng đắn. Thực tiễn cho thấy, ngành sư phạm mầm non là ngành có nhiều vất vả, khó khăn, nếu không thực sự yêu nghề thì GV sẽ khó có thể vượt qua được những thử thách.

Biết kiềm chế nhẫn nại cũng là phẩm chất không thể thiếu của người GVMN. Một lớp học mầm non có rất nhiều trẻ, mỗi trẻ một tính cách, nhận thức chưa nhiều hay vui đùa, nghịch ngợm... mọi cư xử của trẻ là theo bản năng, thích làm những gì mình muốn, chưa hình thành được suy nghĩ logic. Chính vì vậy, người GV phải biết cách kiềm chế trước những hành động non trẻ đó để dạy bảo cho trẻ, mục đích là định hướng lại những suy nghĩ đúng đắn cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, phẩm chất không thể thiếu là khả năng xử lý tình huống sư phạm. Trong lớp học hay ở trường thì hàng ngày sẽ xảy ra rất nhiều tình huống sư phạm khác nhau khiến nhiều giáo viên trẻ lúng túng trong cách xử lý. Chính vì vậy một người GV muốn làm tốt công việc cần phải có những kỹ năng xử lý tình huống khéo léo để giải quyết mọi vấn đề một cách nhẹ nhàng mà không ảnh hưởng đến trẻ.

Đối với GVMN thì bên cạnh phẩm chất thì năng lực giảng dạy, giáo dục trẻ là một đòi hỏi không thể thiếu ở nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, người giáo viên phải có những năng lực nhất định như: năng lực xây dựng chương trình giáo dục; năng lực lập kế

19

hoạch giáo dục ngắn hạn, dài hạn; năng lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục..., và kèm theo các kĩ năng cụ thể.

Đứng trước yêu cần đổi mới của ngành giáo dục nói chung, người GVMN rất cần thiết phải rèn luyện và nâng cao hơn nữa năng lực nghề nghiệp của mình, đặc biệt là năng lực sư phạm đáp ứng CNN. Bên cạnh những kiến thức được đào tạo, GVMN cần phải có tự học thêm để có năng lực chuyên biệt như: hát, múa, đàn, vẽ tranh, làm đồ chơi, kể chuyện... Những năng lực chuyên biệt này sẽ giúp họ có được những hoạt động mang tính hấp dẫn, sinh động, gây được nhiều hứng thú đối với trẻ nhỏ, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cảm xúc thẩm mĩ, đạo đức của các em.

Với việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp GVMN đã góp phần thay đổi nhận thức, hành động của việc chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng đổi mới. Giúp GV tự phấn đấu tham gia học tập nâng cao chuyên môn, trình độ để có sự linh hoạt hơn, nhạy bén hơn và đặc biệt là tiếp cận với chương trình giáo trẻ theo hướng đổi mới hiện nay.

1.3.3. Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Ở nhà trường thì đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt để biến các mục tiêu dạy học, giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy, đội ngũ GV phải được đào tạo một cách hệ thống trong trường sư phạm, nhằm cung cấp cho họ những hiểu biết sâu rộng, có kỹ năng đáp ứng với công tác giảng dạy theo yêu cầu đổi mới hiện nay của xã hội. Việc đào tạo lực lượng giáo sinh ngành học là nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo và khoa sư phạm MN sau khi tốt nghiệp với tư cách là giáo viên mầm non lực lượng này tiếp tục bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao nâng lực, phẩm chất nhằm đáp ứng nhiệm vụ được phân công. Đối với hoạt động bồi dưỡng, GV không những được trang bị kiến thức lý luận về khoa học GDMN nói chung

20

mà còn được thực hành rèn luyện kỹ năng nghề sư phạm MN nói riêng. Trên cơ sở kiến thức được bồi dưỡng, GVMN làm căn cứ tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Giúp cho cơ sở GDMN đánh giá phẩm chất, năng lực CM, nghiệp vụ của GVMN; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở GDMN, địa phương và của ngành giáo dục. Ngoài ra, còn giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ GVMN; lựa chọn và sử dụng đội ngũ GVMN cốt cán cũng như xây dựng, phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của GVMN.

1.3.4. Nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Nội dung bồi dưỡng GVMN theo CNN được thực hiện theo các điều tại Chương 2 Chuẩn nghề nghiệp GVMN của Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2018 như sau:

Điều 4. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo

Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ Điều 6. Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Điều 7. Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Điều 8. Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Với 5 tiêu chuẩn trên được chia thành 15 tiêu chí (Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

21

Dưới đây là nội dung bồi dưỡng GVMN theo CNN:

1.3.4.1. Bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo

Điều kiện tiên quyết đối với mọi nhà giáo là cần thiết phải tự học và được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mà trước hết cần có ý thức chấp hành các quy định rèn luyện đạo đức; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp và tạo dựng phong cách nhà giáo chuẩn mực.

Về bồi dưỡng đạo đức của nhà giáo: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

Về bồi dưỡng phong cách làm việc của nhà giáo: Có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non; có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ em; là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

1.3.4.2. Bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Yêu cầu căn bản đối GVMN là nắm vững CM, nghiệp vụ sư phạm MN; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực CM và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục MN.

Để đạt yêu cầu trên đây nhất thiết phải trang bị cho người GVMN những nội dung sau đây:

Nội dung bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; cập nhật kiến thức CM, yêu cầu đổi

22

mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em; chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển CM bản thân.

Nội dung bồi dưỡng xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em; tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Nội dung bồi dưỡng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em: Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc.

Nội dung bồi dưỡng giáo dục phát triển toàn diện trẻ em: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em; Hỗ trợ đồng nghiệp đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)