Nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 36)

Nội dung bồi dưỡng GVMN theo CNN được thực hiện theo các điều tại Chương 2 Chuẩn nghề nghiệp GVMN của Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2018 như sau:

Điều 4. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo

Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ Điều 6. Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Điều 7. Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Điều 8. Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Với 5 tiêu chuẩn trên được chia thành 15 tiêu chí (Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

21

Dưới đây là nội dung bồi dưỡng GVMN theo CNN:

1.3.4.1. Bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo

Điều kiện tiên quyết đối với mọi nhà giáo là cần thiết phải tự học và được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mà trước hết cần có ý thức chấp hành các quy định rèn luyện đạo đức; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp và tạo dựng phong cách nhà giáo chuẩn mực.

Về bồi dưỡng đạo đức của nhà giáo: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

Về bồi dưỡng phong cách làm việc của nhà giáo: Có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non; có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ em; là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

1.3.4.2. Bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Yêu cầu căn bản đối GVMN là nắm vững CM, nghiệp vụ sư phạm MN; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực CM và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục MN.

Để đạt yêu cầu trên đây nhất thiết phải trang bị cho người GVMN những nội dung sau đây:

Nội dung bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; cập nhật kiến thức CM, yêu cầu đổi

22

mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em; chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển CM bản thân.

Nội dung bồi dưỡng xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em; tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Nội dung bồi dưỡng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em: Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc.

Nội dung bồi dưỡng giáo dục phát triển toàn diện trẻ em: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em; Hỗ trợ đồng nghiệp đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.

Nội dung bồi dưỡng quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em.

Nội dung bồi dưỡng quản lý nhóm, lớp: Các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất và quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp.

1.3.4.3. Bồi dưỡng xây dựng môi trường giáo dục

Xây dựng môi trường giáo dục trong trường MN là một nhiệm vụ rất quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên một yêu cầu khác nữa cần phải có đối người GVMN là xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường. Theo đó nội dung bồi dưỡng GVMN ở đây bao gồm:

Có kiến thức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; hiểu biết môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; kỹ năng ứng xử trong nhà trường, biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường; biết tổ chức xây

23

dựng môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với trẻ em.

Có kỹ năng thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường: có hiểu hiết và thực hiện các quy định về quyền trẻ em; các quy định về quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em theo quy chế dân chủ trong nhà trường.

1.3.4.4. Bồi dưỡng phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Lý luận và thực tiễn chỉ rõ sự thành bại của giáo dục được xây dựng dựa trên thế “kiềng 3 chân – gia đình, nhà trường và cộng đồng”. Vì vậy, phát triển mối quan hệ ba tổ chức: nhà trường, gia đình và cộng đồng như là tất yếu khách quan và vì vậy người GV cần được bồi dưỡng nội dung phát triển mối quan hệ này, cụ thể:

Bồi dưỡng năng lực tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân quan tâm chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT.

Bồi dưỡng kỹ năng thuyết phục các lực lượng xã hội, gia định trẻ thấy rõ trách nhiệm, ý thức luôn sẵn sàng phối hợp của các chủ thể tham gia giáo dục trẻ.

Bồi dưỡng kỹ năng cảm hóa gia đình trẻ có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho con em mình.

1.3.4.5. Bồi dưỡng biết sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Các nhà QLGD và nhà trường cho biết, GVMN cần phải biết sử dụng được một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cho nên nhất thiết GVMN cần được được trang bị các từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp bằng

24

một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số; viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số.

Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản trong chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp; Xây dựng được một số bài giảng điện tử; sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Bồi dưỡng sự thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)