Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 41 - 48)

Chuẩn nghề nghiệp

Việc bồi dưỡng GV theo CNN là nhiệm vụ rất quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, các cơ sở giáo dục cũng như người đứng đầu cần lựa chọn báo cáo viên có đủ tâm, tầm, đủ năng lực, uy tín về CM, nghiệp vụ nhiệt tình với sự nghiệp đổi mới giáo dục, được tập huấn kỹ trước khi triển khai kế hoạch bồi dưỡng để giúp GV thu nhận được những kiến thức mới, cần thiết cho bản thân trong hoạt động dạy và học.

Nói cách khác, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN như sau:

1.4.2.1. Nhận thức tầm quan trọng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

Chất lượng giáo dục trẻ ở các trường MN luôn phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ GV. Điều này đòi hỏi đội ngũ CBQL và GV có năng lực xây dựng chương trình giáo dục, năng lực lập kế hoạch giáo dục dài hạn, năng lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục..., và một số kỹ năng cần thiết khác. Như vậy, trước hết chủ thể quản lý và đội ngũ GVMN cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN; bởi vì có nhận thức thấu đáo thì sẽ tạo nên động lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả và hiệu quả cao. Đồng thời, giúp đội ngũ CBQL thực hiện tốt chức năng quản lý, như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN.

1.4.2.2. Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

30

dưỡng GV là một hoạt động của CBQL nhằm nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai. Việc quản lý xây dựng kế hoạch, trước hết cần phân tích thực trạng của nhà trường như: số lượng, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, GV... và các thông tin bên ngoài như: chủ trương, chính sách, các văn bản, chỉ thị của cấp trên, sự quan tâm, ủng hộ của địa phương, các ban, ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh, điều kiện KT - XH của đất nước, địa phương.

Lập kế hoạch bao gồm các bước sau:

Bước 1: Phân tích, đánh giá thực trạng của nhà trường. Ở bước này cần thu thập chính xác các thông tin nội bộ của trường: (Số lượng, chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ cán bộ, GV, cơ sở vật chất, trang thiết bị...). Trong các thông tin này cần chú trọng đến chất lượng đội ngũ theo các tiêu chí CNN, GVMN về các mặt như: (Phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực CM, kỹ năng nghề nghiệp). Thông tin cần thu thập nữa là các thông tin bên ngoài: Các chủ trương, chính sách, các văn bản của cấp trên có liên quan, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, sự ủng hộ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, cha mẹ học sinh... Phân tích và xử lý các thông tin đó. Bên cạnh đó cũng cần có những dự báo thực tế về cơ hội, thách thức, những nguy cơ bên trong và bên ngoài, qua đó đưa ra các phương án để ứng phó.

Bước 2: Xác định mục tiêu: Đây là bước hết sức quan trọng, dựa vào việc phân tích thực trạng đã đánh giá được những nội dung, những vấn đề yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu CNN của đội ngũ GV, những điều kiện chưa đáp ứng. Xác định mục tiêu rõ nội dung cần đạt, thời hạn thực hiện và được lượng hóa tới mức cao nhất (Vì tổ chức thường có cả hai loại mục tiêu định tính và định lượng).

Bước 3: Căn cứ vào mục tiêu để xác định nội dung, nhiệm vụ một cách cụ thể để đạt được các mục tiêu đó; các phương án để thực hiện các mục tiêu

31

đề ra. Ở phần này có các dự kiến cụ thể về nguồn nhân lực tham gia bồi dưỡng; các phương pháp, hình thức bồi dưỡng đối với từng nội dung. Xác định nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí... xác định thời gian bắt đầu và hoàn thành các công việc, nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đề ra.

Bước 4: Lập kế hoạch chương trình hành động cụ thể: Kế hoạch này được cụ thể hóa theo thời gian, với phương pháp, hình thức, địa điểm, người thực hiện, điều kiện thực hiện cụ thể cho từng nội dung...

Bước 5: Điều chỉnh kế hoạch (nếu cần)

Khi lập kế hoạch bồi dưỡng GVMN theo CNN nhà quản lý có thể dựa vào các nội dung sau:

- Lập kế hoạch bồi dưỡng cho GV căn cứ vào kế hoạch của cấp trên; - Lập kế hoạch bồi dưỡng cho GV căn cứ nhu cầu bồi dưỡng của GV theo CNN GVMN;

- Xác định được mục tiêu hoạt động bồi dưỡng theo CNN cho GV;

- Xác định được nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho GV cho cả năm học;

- Xác định nhiệm vụ của các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV căn cứ vào CNN;

- Xác định được thời gian, địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác bồi dưỡng.

1.4.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Lý luận cho thấy chức năng tổ chức được tiến hành nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra, là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo việc thực hiện tốt các mục tiêu. Nói cách khác, chức năng tổ chức là hình thành cấu trúc các quan hệ giữa các bộ phận của một tổ chức nhất định. Nếu tổ chức tốt, có hiệu quả thì người quản lý có

32

thể phối hợp, điều hành tốt các nguồn lực tạo ra sự vận hành đồng bộ trong bộ máy của tổ chức, tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển tổ chức và đạt được các mục tiêu đề ra.

Chức năng tổ chức được tiến hành nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tổ chức là hình thành cấu trúc các quan hệ giữa các bộ phận tổ chức. Nếu tổ chức tốt, có hiệu quả thì người quản lý có thể phối hợp, điều hành tốt các nguồn lực tạo ra sự vận hành đồng bộ trong bộ máy của tổ chức, tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển tổ chức và đạt được các mục tiêu đề ra.

Nội dung chủ yếu của tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN gồm các nội dung sau:

(1) Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, lãnh đạo nhà trường tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động bồi dưỡng GV theo mục tiêu, nội dung, thời gian, hình thức, phương pháp, địa điểm, thực hiện nhiệm vụ đã phân công cho từng người trong lãnh đạo trường và GV được phân công;

(2) Mời chuyên gia, lựa chọn GV có khả năng, chuyên môn tốt để làm báo cáo viên cũng như xác định những GV chưa nắm về chuyên môn để tham gia bồi dưỡng các chuyên đề;

(3) Phân công nhiệm vụ giám sát các hoạt động học tập bồi dưỡng của GVMN, khuyến khích học tích cực học tập nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra;

(4) Trên cơ sở các nội dung đã xác định, cần thiết phản ánh lãnh đạo trường, chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm;

(5) Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN.

1.4.2.4. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Với nhận thức chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao. Cho nên sau khi xây dựng kế hoạch, thành lập cơ cấu bộ máy, đội

33

ngũ nhân sự đã được bố trí thì công việc chỉ đạo thực hiện được ghi nhận là hết sức quan trọng. Đó là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức.

Nói một cách tường minh, chủ thể quản lý nhất thiết tác động đến đối tượng nhằm giúp họ có tầm nhìn, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng đến họ. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN phổ biến được lãnh đạo các trường thực hiện các nội dung sau đây:

(1) Chỉ đạo thực hiện nội dung cụ thể bồi dưỡng GVMN theo CNN; (2) Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở và của Phòng GĐ&ĐT;

(3) Chỉ đạo thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở trường; (4) Chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng; (5) Chỉ đạo tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, tài liệu phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN.

1.4.2.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Trong bất kỳ hoạt động quản lý đều không thể thiếu chức năng kiểm tra, đánh giá. Theo đó kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GVMN đáp ứng theo CNN cần tiến hành trong suốt chu trình quản lý.

Để đánh giá được kết quả bồi dưỡng GVMN theo CNN, cần khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng? Xem xét thực trạng hoạt động đạt được mức độ nào?. Hoạt động kiểm tra, đánh giá giúp cho các cấp QLGD, nhà trường theo dõi kết quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn những bất cập, hạn chế.

Mục đích kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN nhằm: - Thu nhập thông tin phản hồi. Chỉ có kiểm tra mới có được những thông tin phản hồi đáng tin cậy;

34

- Phát hiện được những vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, bao gồm phát hiện những yếu tố tích cực, kinh nghiệm tốt và những lệch lạc trong hoạt động thực tiễn;

- Điều chỉnh: Phát huy thành tích; Uốn nắn sửa chữa những lệch lạc; xử lý những vi phạm.

Về hình thức kiểm tra, đánh giá:

- Theo dõi thời gian: kiểm tra đột xuất; kiểm tra định kỳ; - Theo nội dung: kiểm tra toàn diện; kiểm tra chuyên đề; - Theo phương pháp: kiểm tra trực tiếp; kiểm tra gián tiếp;

- Theo số lượng của khách thể kiểm tra; kiểm tra toàn bộ và kiểm tra có lựa chọn.

Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV không thể thiếu các hoạt động sau đây:

- Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo (thông qua dự giờ, các hội thi) và khách thể được quan tâm là GV đạt chuẩn CNN;

- Kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của GV (thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, hội thi GV dạy giỏi, kiểm tra các loại sổ sách của GV);

- Kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV;

- Kiểm tra việc thực hiện đánh giá GV MN theo CNN vào cuối năm học. Do đó, việc kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên GV theo CNN cần thực hiện được các nội dung:

1. Qui định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN;

2. Qui định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN; 3. Phối hợp các lực lượng có liên quan trong kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN;

35

4. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng cho GVMN theo CNN;

5. Sử dụng kết quả đánh giá GV theo CNN trong công tác thi đua khen thưởng cuối năm.

1.4.2.6. Quản lý nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) nhấn mạnh: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”[16]. Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo và tư duy đột phá. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Thực tế này đòi hỏi nguồn nhân lực giáo dục Việt Nam phải có sự thay đổi căn bản về tầm nhìn, nội dung cũng như cách tiếp cận trước sự đổi mới không ngừng của xã hội.

Nguồn lực phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV bao gồm nhiều yếu tố có tính quyết định như: nhân lực, tài lực, vật lực và thời lực. Trong đó, yếu tố con người mang tính quyết định tất cả nên gọi là nguồn lực của mọi nguồn lực. Vì vậy, cần phải quản lý tốt trình độ, năng lực của Hiệu trưởng, CBQL, GV nhà trường về CM, nghiệp vụ. Am hiểu về CM và thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học GDMN, nắm vững những vấn đề qui định của CNN, về đổi mới GDMN để chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức... Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con” [Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2000, tập 9, tr.492] (17).

Thực tế cho thấy, đến nay, ngành giáo dục nước ta đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo các cấp tương đối đồng bộ về cơ cấu, đủ về số lượng, có

36

phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị, trình độ năng lực CM, nghiệp vụ tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành. Các nhà trường bước đầu được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủ động và tích cực của người học; GV đã chủ động trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và quản lý, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Vì vậy, việc quản lý tốt các nguồn lực phục vụ cho yêu cầu đổi mới được ngành GD&ÐT xác định là nhiệm vụ quan trọng, là khâu then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực giáo dục, gương mẫu về đạo đức nhà giáo và trách nhiệm nghề nghiệp. Song song đó, các nhà trường còn chủ động tạo nguồn lực, không trông chờ, ỷ lại mà tích cực huy động vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân cho công tác giáo dục tại địa phương. Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN là một chủ trương lớn, một trong những nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Do vậy, đòi hỏi nhà trường, cơ sở giáo dục cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với một tư duy đột phá và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tiễn. Theo đó, việc quản lý phải xác định rõ mục tiêu, quy mô, lộ trình và những cơ chế, chính sách tổng thể, cơ cấu của từng loại nhân lực cho phù hợp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)