Mô tả khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 59)

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN tại 5 trường MN ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Từ đó rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN tại 5 trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp;

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN tại 5 trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2.2.3. Mẫu khảo sát

Tổng số gồm 120 người, là hiệu trưởng 5 người, phó hiệu trưởng 5 người, và GV 110 người tại 5 trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Đề tài đã sử dụng các phương pháp khảo sát sau đây: - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;

- Phương pháp quan sát; - Phương pháp phỏng vấn.

48

2.2.5. Phương thức xử lý số liệu

Áp dụng phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.

Xử lí số liệu bằng phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc.

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi phiếu đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau thể hiện như sau:

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm

Chưa đáp ứng/chưa đạt Trung bình Khá Tốt/Xuất sắc

Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi

Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng

Không quan tâm Ít quan tâm Quan tâm Rất quan tâm

Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:

Điểm trung bình (của yếu tố) =

Trong đó: A, B, C và D lần lượt là số ý kiến chọn: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu/Kém. N là tổng số người được hỏi.

Điểm trung bình lớn nhất là 4 Điểm trung bình nhỏ nhất là 1

Định khoảng là 0,75, theo đó quy ước đánh giá các mức độ của từng yếu tố dựa vào giá trị điểm trung bình như sau:

- Từ 3,26 đến 4 : Tốt - Từ 2,51 đến cận 3,25 : Khá - Từ 1,76 đến cận 2,50 : Trung bình - Từ 1 đến cận 1,75 : Yếu/Kém 4A+3B+2C+D N

49

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Với mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN tại các trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, trước hết tác giả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL và GV về sự cần thiết đối với hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN. Kết quả như sau:

Bảng 2.8. Nhận thức của CBQL và GV về sự cần thiết hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN

TT Khách thể khảo sát Kết quả nhận thức Rất CT CT Ít CT Không CT SL % SL % SL % SL % 1 CBQL N=10 7 70 3 30 0 0 0 0 2 GV N=110 68 59.09 37 31.81 5 4.54 0 0 Tổng cộng N=120 75 62.50 40 33.33 5 4.17 0 0 Biểu đồ 2.1 Nhận thức của CBQL và GV

50

Kết quả nhận thức của CBQL và GV từ bảng 2.8 và biểu đồ 2.1. cho thấy 95,83 % CBQL và GV cho biết hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN là rất cần thiết và cần thiết. Số liệu trên là cơ sở thực tiễn giúp cho hoạt động bồi dưỡng thuận lợi hơn trong quá trình triển khai. Đây là vấn đề cốt lõi, bởi có nhận thức tốt thì CBQL và GV khắc phục khó khăn, đồng thuận trong công tác nâng cao năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường MN.

2.3.2. Thực trạng thực hiện và mức độ đáp ứng mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Căn cứ nội dung mục 1.3.3 tại chương 1, tác giả khảo sát 120 CBQL và GV tại 5 trường MN huyện Cao Lãnh để tìm hiểu thực trạng thực hiện và mức độ đáp ứng của mục tiêu hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN. Kết quả như sau:

Bảng 2.9. Kết quả thực hiện và mức độ đáp ứng mục tiêu

hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN tại 5 trường MN huyện CaoLãnh N=120

TT Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN Kết quả thực hiện Mức độ đáp ứng ĐTB XH ĐTB XH

1 Bồi dưỡng phẩm chất chính trị và đạo đức

nhà giáo 3.03 2 2.83 5

2 Trang bị kiến thức lý luận về khoa học

GDMN 3.01 3 2.95 3

3 Rèn luyện kỹ năng nghề sư phạm GDMN 3.04 1 3.26 1 4 Giúp cho cơ sở GDMN đánh giá phẩm chất,

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN 2.99 4 3.09 2 5 Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực

hiện chính sách phát triển đội ngũ GVMN 2.89 5 2.84 4

Điểm trung bình chung 2.99 2.99

Qua từ bảng 2.9 cho thấy ĐTB chung của kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN là 2.99, được đánh giá mức độ khá (theo quy ước) và ĐTB chung của mức độ đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng GV theo CNN là 2.99, được đánh giá mức độ khá (theo quy ước).

51

- Kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

Ở mục tiêu 3 “Rèn luyện kỹ năng nghề sư phạm GDMN” là nội dung

bồi dưỡng được thực hiện tốt nhất với ĐTB là 3.04 trong đó có 39.17% ý kiến cho rằng thực hiện tốt; còn “Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chính sách phát triển đội ngũ GVMN” là nội dung được thực hiện thấp

nhất với ĐTB là 2.89, trong đó đa số ý kiến cho rằng nội dung này chỉ được thực hiện ở mức độ trung bình.

Phỏng vấn cô L. Th. H. Giáo viên Trường MN X4 cho biết: “Việc thực

hiện nội dung bồi dưỡng CM cho GVMN của trường tôi rất được chú trọng, tôi đánh giá cao những cố gắng của CBQL nhà trường trong việc thực hiện các nội dung này cho GV. Đặc biệt nội dung bồi dưỡng cho GV kiến thức hiện đại trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ MN được chú ý đặc biệt”.

- Mức độ đáp ứng của mục tiêu hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN:

Trong tất cả các nội dung bồi dưỡng cho GVMN được đề cập thì hầu như CBQL và GV đều đánh giá ở mức độ phù hợp, trong đó Rèn luyện kỹ

năng nghề sư phạm GDMN được cho là phù hợp nhất với ĐTB là 3.26. Nội

dung ít phù hợp nhất là bồi dưỡng phẩm chất chính trị và đạo đức nhà giáo với ĐTB là 2.83.

Kết quả phỏng vấn của chúng tôi về vấn đề này đã thu được nhiều ý kiến đánh giá những nội dung bồi dưỡng CM cho GVMN tại đây là rất phù hợp. Phỏng vấn cô Tr.T.H. giáo viên Trường MN X4, cô cho biết: “Các nội dung

bồi dưỡng CM cho GVMN là rất phù hợp với trình độ CM của chúng tôi, phù hợp với những yêu cầu đối với GVMN theo CNN”.

Tuy nhiên để đạt được kết quả trong quá trình bồi dưỡng GV theo chuẩn thì người quản lý cần căn cứ trên cơ sở nội dung theo các yêu cầu CNN mà Bộ Giáo dục đã quy định và đối tượng GV cũng như điều kiện của trường để lựa chọn nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.

52

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp non theo Chuẩn nghề nghiệp

Tương tự dựa vào khung lý thuyết mục 1.3.4 tại chương 1, tác giả cũng khảo sát 120 CBQL và GV tại 5 trường MN huyện Cao Lãnh để tìm hiểu thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN. Kết quả như sau:

2.3.2.1. Nội dung bồi dưỡng phẩm chất giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng phẩm chất GV theo CNN

N= 120

TT Nội dung bồi dưỡng

Kết quả thực hiện ĐTB Xếp hạng Tốt Khá Tr bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL %

Nội dung bồi dưỡng đạo đức của nhà giáo

1 Thực hiện các quy định về

đạo đức nhà giáo 52 43.33 35 29.17 17 14.17 16 13.33 3.03 4 2

Ý thức tự học, rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức

49 40.83 43 35.83 15 12.50 13 10.83 3.07 1 3 Tấm gương mẫu mực về

đạo đức 44 36.67 24 20.00 34 28.33 18 15.00 2.78 8 4

Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức

45 37.50 31 25.83 37 30.83 7 5.83 2.95 6

Nội dung bồi dưỡng phong cách làm việc

5 Tác phong, phương pháp làm

việc phù hợp với công việc 45 37.50 36 30.00 21 17.50 18 15.00 2.90 7 6 Ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học... 48 40.00 32 26.67 37 30.83 3 2.50 3.04 3 7 Tấm gương mẫu mực về

phong cách làm việc khoa học 48 40.00 39 32.50 25 20.83 8 6.67 3.06 2 8 Ảnh hưởng tốt và hỗ trợ

đồng nghiệp. . . 45 37.50 45 37.50 15 12.50 15 12.50 3.00 5

53

Phân tích số liệu tại bảng trên cho thấy, ĐTB chung là 2.98, theo quy ước được xếp hạng khá. Điều này khẳng định, chủ thể quản lý tại 5 trường MN đã quan tâm tới nội dung bồi dưỡng thuộc lĩnh vực “Ý thức tự học, rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức”, ĐTB là 3.07. Nội dung được đánh giá mức độ thực hiện không tốt bằng các nội dung khác là: “Tấm gương mẫu mực về đạo đức”, ĐTB = 2.78.

Kết quả phỏng vấn một số cán bộ CBQL ở các trường MN cho thấy kết quả tương đồng với kết quả nghiên cứu định lượng nêu trên. Phỏng vấn cô L.T.Th. trường MN X1 cho biết: “Nhà trường thường tổ chức cho GV học tập,

hội thảo, sinh hoạt với các chủ đề cụ thể và trong thời gian vừa qua thì chúng tôi thường xuyên được trao đổi các chủ đề như: “Xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng”; “Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương”; “Đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường”.

2.3.2.2. Nội dung bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.11. Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho GV theo CNN

N= 120

TT Nội dung khảo sát

Kết quả thực hiện ĐTB Xếp hạng Tốt Khá TB SL % SL % SL % SL % 1 Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. 48 40.00 30 25.00 27 22.50 15 12.50 2.93 2 2 Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non. 48 40.00 27 22.50 27 22.50 18 15.00 2.88 4 3 Kiến thức cơ sở 50 41.67 25 20.83 30 25.00 15 12.50 2.92 3

54 4 Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. 60 50.00 25 20.83 33 27.50 2 1.67 3.19 1 5 Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non

46 38.33 28 23.33 23 19.17 23 19.17 2.81 5

Điểm trung bình chung 2.94

Đánh giá mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng thuộc lĩnh vực kiến thức của CBQL và GV có ĐTB là 2.94, xếp hạng mức độ thực hiện tốt. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, chủ thể quản lý tại 5 trường MN được thực hiện nội dung này tại nhà trường đầy đủ, đúng mục đích. Tuy nhiên, các nội dung này chưa được đánh giá tốt về tính hiệu quả. Đặc biệt, một số nội dung được đánh giá có mức độ thực hiện chưa tốt đó là: “Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non”, ĐTB là 2.81, xếp hạng thứ 5. Có thể lí giải kết quả nghiên cứu này như sau: CBQL tại các trường đã quá tập trung vào việc bồi dưỡng những kiến thức chuyên sâu về giáo dục và chăm sóc trẻ MN mà chưa chú trọng việc phải bồi dưỡng cho GV những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội. Mặc dù, khi được tuyển dụng các GV phải có những kiến thức này song họ vẫn cần được bồi dưỡng thêm.

Từ kết quả khảo sát đã phản ánh thực tế về mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng thuộc lĩnh vực kiến thức của CNN đối với các trường MN của huyện, điều đó đề ra những giải pháp hiệu quả trong công tác bồi dưỡng cho GVMN theo CNN, đặc biệt là các nội dung như: Kiến thức cơ bản về GDMN; Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến GDMN; Kiến thức cơ sở chuyên ngành cần được quan tâm bồi dưỡng giúp cho GV có những bước phát triển về kiến thức giáo dục.

55

2.3.2.3. Nội dung bồi dưỡng xây dựng môi trường giáo dục

Bảng 2.12. Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng xây dựng môi trường giáo dục cho GV theo CNN

N= 120

TT Nội dung khảo sát ĐTB Xếp

hạng

1

Môi trường cơ sở vật chất trong lớp, ngoài lớp (Trang thiết bị đồ dùng (Bàn ghế, các giá, tủ, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị vui chơi ngoài trời...)

3.08 1 2 Môi trường tinh thần trong lớp, ngoài lớp (mối quan hệ

giữa cô và trẻ; trẻ với trẻ; trẻ với ba, mẹ...) 2.88 4 3

Mô hình điển hình, hiệu quả trong thực hiện tốt việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục để làm điểm cho giáo viên toàn trường học tập, nhân rộng.

2.91 3 4 Huy động các nguồn lực xây dựng môi trường giáo dục

trong nhà trường 3.01 2

Điểm trung bình chung 2.97

Môi trường giáo dục trong trường MN là những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; nó được ví như người GV thứ hai tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm và sáng tạo qua đó kiến thức, kĩ năng của trẻ được hình thành, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm xã hội. Chính vì vậy, qua bảng 2.12, cho thấy Môi trường cơ sở vật chất trong lớp,

ngoài lớp (Trang thiết bị đồ dùng (Bàn ghế, các giá, tủ, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị vui chơi ngoài trời...) được các trường thực hiện rất tốt (ĐTB là 3.08).

Tuy nhiên, điều kiện này là vẫn chưa đủ, trong khi các trường vẫn xem nhẹ việc phát huy vai trò của Môi trường tinh thần trong lớp, ngoài lớp (mối quan

hệ giữa cô và trẻ; trẻ với trẻ; trẻ với ba, mẹ.. (ĐTB là 2.88). Kết quả này đã

chỉ ra thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở các trường MN huyện Cao Lãnh chưa chủ động trong giáo dục định hướng tinh thần cho trẻ.

56

2.3.2.4. Nội dung bồi dưỡng phát triển mối quan hệ ba môi trường giáo dục

Bảng 2.13. Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng phát triển mối quan hệ ba môi trường giáo dục

N= 120

TT Nội dung khảo sát ĐTB Xếp

hạng

1

Sự quan tâm của cộng đồng, chính quyền địa phương đối

với công tác giáo dục (chính sách, kinh phí...) 3.00 1

2

Sự quan tâm của gia đình đối với việc giáo dục con cái (Kiến thức về khoa học giáo dục, dạy cái gì? dạy như thế nào?...)

2.99 2

3

Việc chủ động phối hợp, hướng dẫn của nhà trường về

những kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ cho phụ huynh. 2.82 3 4

Hiệu quả công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và

xã hội trong các năm học 2.78 4

Điểm trung bình chung 2.90

Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Do đó muốn thực hiện được sự giáo dục toàn diện học sinh, chúng ta phải coi trọng cả giáo dục nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)