Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 70)

non theo Chuẩn nghề nghiệp

Tương tự dựa vào khung lý thuyết mục 1.3.4 tại chương 1, tác giả cũng khảo sát 120 CBQL và GV tại 5 trường MN huyện Cao Lãnh để tìm hiểu thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN. Kết quả như sau:

2.3.2.1. Nội dung bồi dưỡng phẩm chất giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng phẩm chất GV theo CNN

N= 120

TT Nội dung bồi dưỡng

Kết quả thực hiện ĐTB Xếp hạng Tốt Khá Tr bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL %

Nội dung bồi dưỡng đạo đức của nhà giáo

1 Thực hiện các quy định về

đạo đức nhà giáo 52 43.33 35 29.17 17 14.17 16 13.33 3.03 4 2

Ý thức tự học, rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức

49 40.83 43 35.83 15 12.50 13 10.83 3.07 1 3 Tấm gương mẫu mực về

đạo đức 44 36.67 24 20.00 34 28.33 18 15.00 2.78 8 4

Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức

45 37.50 31 25.83 37 30.83 7 5.83 2.95 6

Nội dung bồi dưỡng phong cách làm việc

5 Tác phong, phương pháp làm

việc phù hợp với công việc 45 37.50 36 30.00 21 17.50 18 15.00 2.90 7 6 Ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học... 48 40.00 32 26.67 37 30.83 3 2.50 3.04 3 7 Tấm gương mẫu mực về

phong cách làm việc khoa học 48 40.00 39 32.50 25 20.83 8 6.67 3.06 2 8 Ảnh hưởng tốt và hỗ trợ

đồng nghiệp. . . 45 37.50 45 37.50 15 12.50 15 12.50 3.00 5

53

Phân tích số liệu tại bảng trên cho thấy, ĐTB chung là 2.98, theo quy ước được xếp hạng khá. Điều này khẳng định, chủ thể quản lý tại 5 trường MN đã quan tâm tới nội dung bồi dưỡng thuộc lĩnh vực “Ý thức tự học, rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức”, ĐTB là 3.07. Nội dung được đánh giá mức độ thực hiện không tốt bằng các nội dung khác là: “Tấm gương mẫu mực về đạo đức”, ĐTB = 2.78.

Kết quả phỏng vấn một số cán bộ CBQL ở các trường MN cho thấy kết quả tương đồng với kết quả nghiên cứu định lượng nêu trên. Phỏng vấn cô L.T.Th. trường MN X1 cho biết: “Nhà trường thường tổ chức cho GV học tập,

hội thảo, sinh hoạt với các chủ đề cụ thể và trong thời gian vừa qua thì chúng tôi thường xuyên được trao đổi các chủ đề như: “Xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng”; “Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương”; “Đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường”.

2.3.2.2. Nội dung bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.11. Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho GV theo CNN

N= 120

TT Nội dung khảo sát

Kết quả thực hiện ĐTB Xếp hạng Tốt Khá TB SL % SL % SL % SL % 1 Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. 48 40.00 30 25.00 27 22.50 15 12.50 2.93 2 2 Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non. 48 40.00 27 22.50 27 22.50 18 15.00 2.88 4 3 Kiến thức cơ sở 50 41.67 25 20.83 30 25.00 15 12.50 2.92 3

54 4 Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. 60 50.00 25 20.83 33 27.50 2 1.67 3.19 1 5 Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non

46 38.33 28 23.33 23 19.17 23 19.17 2.81 5

Điểm trung bình chung 2.94

Đánh giá mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng thuộc lĩnh vực kiến thức của CBQL và GV có ĐTB là 2.94, xếp hạng mức độ thực hiện tốt. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, chủ thể quản lý tại 5 trường MN được thực hiện nội dung này tại nhà trường đầy đủ, đúng mục đích. Tuy nhiên, các nội dung này chưa được đánh giá tốt về tính hiệu quả. Đặc biệt, một số nội dung được đánh giá có mức độ thực hiện chưa tốt đó là: “Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non”, ĐTB là 2.81, xếp hạng thứ 5. Có thể lí giải kết quả nghiên cứu này như sau: CBQL tại các trường đã quá tập trung vào việc bồi dưỡng những kiến thức chuyên sâu về giáo dục và chăm sóc trẻ MN mà chưa chú trọng việc phải bồi dưỡng cho GV những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội. Mặc dù, khi được tuyển dụng các GV phải có những kiến thức này song họ vẫn cần được bồi dưỡng thêm.

Từ kết quả khảo sát đã phản ánh thực tế về mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng thuộc lĩnh vực kiến thức của CNN đối với các trường MN của huyện, điều đó đề ra những giải pháp hiệu quả trong công tác bồi dưỡng cho GVMN theo CNN, đặc biệt là các nội dung như: Kiến thức cơ bản về GDMN; Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến GDMN; Kiến thức cơ sở chuyên ngành cần được quan tâm bồi dưỡng giúp cho GV có những bước phát triển về kiến thức giáo dục.

55

2.3.2.3. Nội dung bồi dưỡng xây dựng môi trường giáo dục

Bảng 2.12. Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng xây dựng môi trường giáo dục cho GV theo CNN

N= 120

TT Nội dung khảo sát ĐTB Xếp

hạng

1

Môi trường cơ sở vật chất trong lớp, ngoài lớp (Trang thiết bị đồ dùng (Bàn ghế, các giá, tủ, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị vui chơi ngoài trời...)

3.08 1 2 Môi trường tinh thần trong lớp, ngoài lớp (mối quan hệ

giữa cô và trẻ; trẻ với trẻ; trẻ với ba, mẹ...) 2.88 4 3

Mô hình điển hình, hiệu quả trong thực hiện tốt việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục để làm điểm cho giáo viên toàn trường học tập, nhân rộng.

2.91 3 4 Huy động các nguồn lực xây dựng môi trường giáo dục

trong nhà trường 3.01 2

Điểm trung bình chung 2.97

Môi trường giáo dục trong trường MN là những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; nó được ví như người GV thứ hai tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm và sáng tạo qua đó kiến thức, kĩ năng của trẻ được hình thành, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm xã hội. Chính vì vậy, qua bảng 2.12, cho thấy Môi trường cơ sở vật chất trong lớp,

ngoài lớp (Trang thiết bị đồ dùng (Bàn ghế, các giá, tủ, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị vui chơi ngoài trời...) được các trường thực hiện rất tốt (ĐTB là 3.08).

Tuy nhiên, điều kiện này là vẫn chưa đủ, trong khi các trường vẫn xem nhẹ việc phát huy vai trò của Môi trường tinh thần trong lớp, ngoài lớp (mối quan

hệ giữa cô và trẻ; trẻ với trẻ; trẻ với ba, mẹ.. (ĐTB là 2.88). Kết quả này đã

chỉ ra thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở các trường MN huyện Cao Lãnh chưa chủ động trong giáo dục định hướng tinh thần cho trẻ.

56

2.3.2.4. Nội dung bồi dưỡng phát triển mối quan hệ ba môi trường giáo dục

Bảng 2.13. Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng phát triển mối quan hệ ba môi trường giáo dục

N= 120

TT Nội dung khảo sát ĐTB Xếp

hạng

1

Sự quan tâm của cộng đồng, chính quyền địa phương đối

với công tác giáo dục (chính sách, kinh phí...) 3.00 1

2

Sự quan tâm của gia đình đối với việc giáo dục con cái (Kiến thức về khoa học giáo dục, dạy cái gì? dạy như thế nào?...)

2.99 2

3

Việc chủ động phối hợp, hướng dẫn của nhà trường về

những kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ cho phụ huynh. 2.82 3 4

Hiệu quả công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và

xã hội trong các năm học 2.78 4

Điểm trung bình chung 2.90

Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Do đó muốn thực hiện được sự giáo dục toàn diện học sinh, chúng ta phải coi trọng cả giáo dục nhà trường lẫn giáo dục gia đình và xã hội. Ở bảng khảo sát trên cho thấy, cao nhất là sự quan tâm của cộng đồng, chính quyền địa phương đối với công tác

giáo dục (chính sách, kinh phí...) có ĐTB là 3.00. Cũng qua khảo sát, Hiệu

quả công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong các năm học

được các trường thực hiện rất thấp, có ĐTB là 2.78. Kết quả này đã chỉ ra thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở các trường MN huyện Cao Lãnh vẫn nặng về lý thuyết, chưa chủ động trong phối hợp với các cấp, các ngành và gia đình trong giáo dục trẻ.

57

2.3.2.5. Nội dung bồi dưỡng biết sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và ứng dụng công nghệ thông tin

Bảng 2.14 . Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin cho GV theo CNN

N= 120

TT Nội dung khảo sát ĐTB Xếp

hạng

1 Khả năng sử dụng từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp

thông thường của tiếng Anh đối với CBQL và giáo viên 2.93 2 2 Trình độ sử dụng máy vi tính, tin học văn phòng và một

số phần mềm đồ họa cơ bản của CBQL và giáo viên. 3.03 1 3

Hoạt động của tổ, nhóm trong bồi dưỡng khả năng nói, viết tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

2.80 3

Điểm trung bình chung 2.92

Hiện nay, việc sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không còn xa lạ với giáo viên. Kết quả khảo sát cho thấy Hoạt động

của tổ, nhóm trong bồi dưỡng khả năng nói, viết tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, ĐTB đạt 2.80 là thấp nhất trong quá trình khảo

sát. Điều đó chứng tỏ nhiều GV vẫn xem nhẹ vai trò của làm việc tập thể, theo nhóm. Qua bảng trên cho thấy, Trình độ sử dụng máy vi tính, tin học văn

phòng và một số phần mềm đồ họa cơ bản của CBQL và giáo viên , có ĐTB

là 3.03. Điều đó cho thấy, trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, đòi hỏi GV cần phải nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là khả năng sử dụng tiếng Anh và tin học mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy. Nếu đào tạo chưa bài bản, trong giai đoạn tới họ cần tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học mới đáp ứng yêu cầu theo CNN của GVMN. Khi đội ngũ GVMN có năng lực tiếng Anh tốt là điều kiện để GV có thể hỗ trợ trẻ tiếp cận sớm với ngôn ngữ giao tiếp quốc tế ở lứa tuổi tiền học đường, cơ hội tốt giúp cơ sở

58

giáo dục MN nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)