Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức và thời điểm tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 70 - 74)

bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

2.3.4.1. Thực trạng thực hiện phương pháp bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Dựa vào khung lý thuyết mục 1.3.5 tại chương 1, tác giả cũng khảo sát 120 CBQL và GV tại 5 trường MN huyện Cao Lãnh để tìm hiểu thực trạng thực hiện các phương pháp bồi dưỡng GV theo CNN. Kết quả như sau:

Bảng 2.15. Kết quả thực hiện và mức độ phù hợp phương pháp bồi dưỡng GV theo CNN

N=120

TT Phương pháp bồi dưỡng

Kết quả thực hiện Mức độ phù hợp ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng

1 Thuyết trình của báo cáo viên 2.87 6 2.97 4 2 Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành 2.93 2 2.98 3 3 Nêu vấn đề kết hợp thảo luận theo nhóm 2.91 3 2.94 5 4 Nêu vấn đề, GV nghiên cứu tài liệu, trình

bày báo cáo 3.07 1 2.83 6

5 Kết hợp thuyết trình với hoạt động trải

nghiệm thực tế cho GVMN 2.89 5 2.99 2 6 Phối hợp các phương pháp khác 2.90 4 3.00 1

Điểm trung bình chung 2.93 2.95

Kết quả ở bảng 2.15 cho thấy: Về kết quả thực hiện các phương pháp bồi dưỡng GVMN theo CNN ở các trường MN huyện Cao Lãnh: Nêu vấn đề, GV

nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo là phương pháp được thực hiện tốt nhất

có ĐTB là 3.07. Xếp thứ hai về thực hiện phương pháp bồi dưỡng cho GVMN là: Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành có ĐTB là 2.93. Phương

59

pháp có điểm thấp là Thuyết trình của báo cáo viên với ĐTB là 2.87. Kết quả này đã chỉ ra thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở các trường MN huyện Cao Lãnh vẫn nặng về lý thuyết, chưa coi trọng các hoạt động thực tế, có kết hợp các phương pháp khác nhau nhưng chưa thực sự hiệu quả, GV còn thụ động chưa thực sự tích cực, một số GV có cảm giác tham gia để hoàn thành nhiệm vụ chứ chưa phát huy năng lực học tập.

- Về mức độ phù hợp của các phương pháp bồi dưỡng GV theo CNN ở các trường MN huyện Cao Lãnh: Kết quả cho thấy, Phối hợp các phương pháp khác có ĐTB là 3.00, sau đó là phương pháp: Kết hợp thuyết trình với

hoạt động trải nghiệm thực tế cho GVMN có ĐTB là 2.99. Còn nêu vấn đề, GV nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo (ĐTB là 2.83) là phương pháp

CBQL và GV cho rằng đây là phương pháp không phù hợp với hoạt động bồi dưỡng cho GVMN hiện nay.

2.3.4.2. Thực trạng thực hiện hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.16. Kết quả thực hiện và mức độ phù hợp hình thức tổ chức bồi dưỡng GV theo CNN

N=120

TT Hình thức bồi dưỡng

Kết quả thực hiện Mức độ phù hợp

ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng

1 Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn

của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT 2.88 3 2.85 4

2

Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Sở và Phòng GD & ĐT

3.00 1 2.99 2

3

Trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại chỗ (Qua hội thi, hội giảng, dự giờ, hội thảo, tham quan học tập trường bạn...)

2.98 2 3.00 1

4 GV tự bồi dưỡng theo chương trình qui định

60

Kết quả ở bảng 2.16 cho thấy:

- Về mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng GV theo CNN ở 5 trường MN huyện Cao Lãnh cho thấy: Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Sở và Phòng GD & ĐT là hình thức được thực hiện

tốt nhất có ĐTB là 3.00. Trong đó có 64.17% ý kiến cho rằng mục tiêu này thực hiện tốt, hình thức thực hiện tốt thứ hai là: Trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại chỗ (Qua hội thi, hội giảng, dự giờ, hội thảo, tham quan học tập trường bạn...), có ĐTB là 2.98 và hình thức thực hiện ở mức thấp nhất là: GV

tự bồi dưỡng theo chương trình qui định (thông qua giáo trình, tài liệu), có

ĐTB là 2.86.

- Về mức độ phù hợp của các hình thức thức bồi dưỡng GV theo CNN ở 5 trường MN huyện Cao Lãnh cho thấy: Trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại chỗ (Qua hội thi, hội giảng, dự giờ, hội thảo, tham quan học tập trường bạn...), có ĐTB là 3.00. Hình thức Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Sở và Phòng GD & ĐT cũng ở mức độ cao. Hình thức phù hợp ở mức thấp nhất là Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập

huấn của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT có ĐTB là 2.85. Kết quả này cho thấy

hoạt động bồi dưỡng GV theo quan điểm giáo dục hiện tại là quá trình đào tạo phải biến thành quá trình tự đào tạo, lý thuyết cần đi đội với thực hành. Đây chính là hình thức giúp cho việc chia sẻ kinh nghiệm, tiếp thu chọn lọc tự hoàn thiện CM của đội ngũ GV các trường MN huyện Cao Lãnh.

61

2.3.4.3. Thực trạng xác định thời điểm tổ chức bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.17. Kết quả xác định và mức độ phù hợp,

thời điểm tổ chức bồi dưỡng GV theo CNN

N=120

TT Thời gian bồi dưỡng

Kết quả xác định Mức độ phù hợp

ĐTB Xếp

hạng ĐTB

Xếp hạng

1 Ngay sau khi kết thúc năm học 2.77 6 2.72 5

2 Trong hè 2.83 4 2.77 4

3 Trước khi vào năm học mới 2.97 3 2.87 3 4 Tổ chức thường xuyên trong

năm học 3.08 1 3.04 1

5 Tổ chức định kì tập trung theo

chuyên đề 2.99 2 2.97 2

6 Do GV tự sắp xếp 2.78 5 2.97 2

Điểm trung bình chung 2.90 2.89

Kết quả ở bảng 2.17 cho thấy: Hiện nay, ở 5 trường MN huyện Cao Lãnh đã tổ chức khá tốt các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên trong năm học với ĐTB 2.90. Nội dung được đánh giá thấp là khoảng thời gian Ngay sau

khi kết thúc năm học, mức độ thực hiện được đánh giá là thấp nhất (2.77).

- Về mức độ phù hợp, kết quả ở bảng trên cũng cho thấy, CBQL và GVMN lựa chọn thời gian phù hợp nhất để tiến hành bồi dưỡng cho GVMN các trường huyện Cao Lãnh chính là tổ chức thường xuyên trong năm học với ĐTB là 2.89. Thời gian ít phù hợp nhất là Ngay sau khi kết thúc năm học với

62

ĐTB là 2.72. Kết quả này chỉ ra cho CBQL thấy được việc sắp xếp thời gian bồi dưỡng cho GVMN phù hợp, đúng thời điểm là rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN của trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)