Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 110)

Biện pháp quản lý là các hoạt động quản lý nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Trong thực tiễn quản lý, không có biện pháp nào được đánh giá là hiệu quả tuyệt đối, cho nên nhà quản lý phải biết vận dụng, phối hợp nhiều biện pháp thì mới đạt được kết quả. Sáu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN phải là một hệ thống được tiến hành đồng bộ.

Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN trên đây tạo nên một hệ thống, mà mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện riêng biệt. Mặc dù riêng biệt nhưng không có nghĩa là chúng tách biệt hay có ý nghĩa đơn lẻ bởi chúng là một chỉnh thể thống nhất biện chứng, bổ sung cho nhau, tính độc lập ở đây chỉ là tương đối, giữa các biện pháp luôn có mối quan hệ, tác động, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN, ta không thể tách rời từng biện pháp mà phải sử dụng chúng đồng bộ để sao cho mỗi biện pháp trở thành một mắc xích quan trọng trong chuỗi hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.

Tóm lại, sáu biện pháp của đề tài đã nêu trên là chỉnh thể, quan hệ biện chứng với nhau. Về hình thức, các biện pháp theo thứ tự trước sau nhưng bản chất mỗi biện pháp là cái riêng trong cái chung, chúng đều góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN của các trường MN ở huyện Cao Lãnh. Mỗi loại biện pháp bồi dưỡng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

99

Vấn đề còn lại là giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp nào phù hợp trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Ở mỗi biện pháp nếu nhà trường, CBQL biết áp dụng đúng hoàn cảnh, nội dung thì có thể khơi dậy được sự say mê học tập của người được bồi dưỡng.

Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp, tác giả xin mô tả sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng

và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN Thực hiện tốt việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN Sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GVMN theo

Đổi mới chức năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GVMN

theo CNN

Tăng cường kiểm tra và đánh giá

hoạt động bồi dưỡng GVMN

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi

dưỡng của GVMN theo CNN Biện pháp QL HĐBD GV theo CNN các Trường MN huyện Cao Lãnh

100

3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, trên cơ sở thực tiễn nhà trường, địa phương về tình hình của công tác giáo dục MN, tác giả chọn các CBQL và GV uy tín, có trách nhiệm để khảo nghiệm và trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

- Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng GVMN đáp ứng CNN ở trường mầm non huyện Cao Lãnh. Trong đó bao gồm 6 biện pháp:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

- Biện pháp 2: Thực hiện tốt việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

- Biện pháp 3: Đổi mới chức năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN - Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcbồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GVMN theo CNN

- Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

- Biện pháp 6: Sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

Khảo nghiệm về mối tương quan giữa mức độ cấp thiết với tính khả thi của các biện pháp.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Do không có điều kiện thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất, nên tôi sử dụng phương pháp chuyên gia để kiểm nghiệm tính đúng đắn của các biện

101

pháp quản lý. Mỗi nội dung khảo nghiệm được lấy ý kiến bằng bảng hỏi với 4 mức độ đánh giá: Rất cấp thiết, Cấp thiết, Ít cấp thiết và Không cấp thiết; Rất khả thi, Khả thi, Ít khả thi và Không khả thi.

3.4.4. Khách thể khảo nghiệm

Số lượng CBQL, GV tham gia khảo nghiệm: Tổng số 120, trong đó 10 CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 110 GV đang công tác tại các trường Mầm non huyện Cao Lãnh.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp N=120 S T T Các biện pháp Tính cấp thiết Đ T B Xếp h n g Rất CT Cấp thiết Ít CT KCT SL % SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

85 70.83 32 26.67 3 2.50 0.00 3.68 2

2

Thực hiện tốt việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

81 67.50 37 30.83 2 1.67 0.00 3.66 3

3

Đổi mới chức năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

84 70.00 35 29.17 1 0.83 0.00 3.69 1

4

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GVMN theo CNN

79 65.83 39 32.50 2 1.67 0.00 3.64 5

5

Tăng cường kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

80 66.67 36 30.00 4 3.33 0.00 3.63 6

6

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

81 67.50 36 30.00 3 2.50 0.00 3.65 4

102

Qua kết quả khảo nghiệm trên, phần lớn khách thể được khảo nghiệm cho rằng 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN ở các trường mầm non huyện Cao Lãnh nêu trên là Rất cấp thiết (ĐTB là 3.66).

Cụ thể: Có 68.06% khách thể khảo nghiệm cho rằng Rất cấp thiết; 29.86% ở mức Cấp thiết; 2.08% ở mức Ít cấp thiết và không có khách thể chọn mức Không cấp thiết. Trong đó biện pháp “Đổi mới chức năng tổ chức

hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN tại các trường MN” được xếp ở mức cao

nhất (ĐTB=3.69). Tiếp đến là các biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL,

GV về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN tại các trường MN” (ĐTB=3.68); “Thực hiện tốt việc lập kế hoạch hoạt động bồi

dưỡng GV theo CNN tại các trường MN” (ĐTB=3.66); “Sử dụng hiệu quả

các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN” (ĐTB=3.65);

“Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcbồi dưỡng và tự

bồi dưỡng của GVMN theo CNN” (ĐTB=3.64) và biện pháp “Tăng cường

kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN tại các trường MN”

(ĐTB=3.63).

Như vậy, có thể kết luận rằng 6 biện pháp nêu trên là rất cấp thiết đối với công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN các Trường mầm non huyện Cao Lãnh hiện nay. Điều này phản ánh mong muốn của nhà trường, muốn tạo bước đột phá trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng của GV để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.

103

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp N= 120 ST T Các biện pháp Tính khả thi ĐTB X ếp h ng Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

89 74.17 31 25.83 0 0 0 3.74 1

2

Thực hiện tốt việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

89 74.17 29 24.17 2 1.67 0 3.73 2

3

Đổi mới chức năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

84 70.00 35 29.17 1 0.83 0 3.69 4

4

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GVMN theo CNN

85 70.83 34 28.33 1 0.83 0 3.70 3

5

Tăng cường kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

83 69.17 35 29.17 2 1.67 0 3.68 5

6

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

82 68.33 36 30.00 2 1.67 0 3.67 6

Điểm trung bình chung 3.7

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN ở các trường mầm non huyện Cao Lãnh nêu trên là Rất khả thi (ĐTB là 3.7)

Cụ thể: Có 71.11% khách thể khảo nghiệm cho rằng việc thực hiện 6 biện pháp trên là rất khả thi, 27.78% ở mức khả thi, 1.11% ở mức ít khả thi và

104

không có khách thể chọn mức không khả thi. Trong đó biện pháp “Nâng cao

nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi

dưỡng GV theo CNN tại các trường MN” được xếp ở mức cao nhất

(ĐTB=3.74). Tiếp đến là các biện pháp “Thực hiện tốt việc lập kế hoạch hoạt

động bồi dưỡng GV theo CNN tại các trường MN” (ĐTB=3.73); “Chỉ đạo

đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GVMN theo CNN” (ĐTB=3.70); “Đổi mới chức năng tổ chức hoạt động

bồi dưỡng GV theo CNN tại các trường MN” (ĐTB=3.69); “Tăng cường

kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN tại các trường MN”

(ĐTB=3.68) và biện pháp “Sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN” (ĐTB=3.67).

Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm chứng tỏ những biện pháp mà tác giả đề xuất đối với công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN các Trường mầm non huyện Cao Lãnh hiện nay là phù hợp với lý luận và điều kiện thực tiễn của nhà trường và có khả năng thực hiện thành công.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 tác giả đã nêu ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN ở các Trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cụ thể những nội dung sau đây:

- Xác lập bốn nguyên tắc: đảm bảo tính mục tiêu, tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi.

- Đề xuất sáu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN ở các Trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN; Thực hiện tốt việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN; Đổi mới chức năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự

105

bồi dưỡng của GVMN theo CNN; Tăng cường kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN; Sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN.

- Các biện pháp nêu trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác dụng bổ trợ nhau, biện pháp này sẽ là cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia.

- Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định các biện pháp đề xuất là cần thiết và khả thi, các biện pháp có mối tương quan chặt chẽ với nhau, nghĩa là với từng biện pháp nếu là cần thiết thì cũng khả thi và ngược lại.

Tóm lại, Chương 3 tác giả hoàn thành nhiệm vụ là đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN ở các Trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, các hoạt động giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực trẻ MN ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN 1.1. Về cơ sở lý luận

Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN là một nội dung quan trọng trong các hoạt động ở nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN còn là một yêu cầu tất yếu, khách quan và thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục đề ra, để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục nước ta hiện nay.

Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động quản lý bồi dưỡng GVMN theo CNN. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá các khái niệm làm công cụ cho việc nghiên cứu đó là quản lý, chức năng quản lý, vai trò quản lý và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN,… khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới quản lý giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng GV theo CNN ở các trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Trên cơ sở tường minh hóa những vấn đề về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN, tác giả xây dựng được khung lý luận cho việc tiến hành nghiên cứu khảo sát thực trạng và định hướng cho việc nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý cho hoạt động này ở các trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

1.2. Về cơ sở thực tiễn

Từ kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở các trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho thấy: Thực chất việc bồi dưỡng GVMN theo CNN đã được CBQL, GV quan tâm và nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động này.

Tuy nhiên các biện pháp ở trong mỗi nhà trường, mức độ khác nhau và giữa các biện pháp cũng không đồng bộ. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã tìm ra được những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng:

107

- Còn không ít CBQL chưa thực hiện đầy đủ vai trò, quyền hạn được giao, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phẩm chất và năng lực trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng còn mang tính hành chính, chưa có kế hoạch kịp thời;

- Việc thực hiện các chức năng quản lý đội ngũ CBQL còn một số hạn chế, nhất là trong công tác kiểm tra, đánh giá.

1.3. Về biện pháp đề xuất

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng các trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn như sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

- Biện pháp 2: Thực hiện tốt việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

- Biện pháp 3: Đổi mới chức năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

- Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcbồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GVMN theo CNN

- Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

- Biện pháp 6: Sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

Khảo nghiệm về mối tương quan giữa mức độ cần thiết với tính khả thi của các biện pháp.

108

dưỡng GVMN theo CNN ở các trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là cần thiết và có tính khả thi. Nếu thực hiện một cách chặt chẽ và đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng ở các Trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Tóm lại, đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả đã:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)