Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 49)

1.5.2.1. Chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của địa phương

Các yếu tố về chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, thái độ làm việc của đội ngũ GV. Hiện nay, các chế độ chính sách nhằm tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho GVMN đang được các cấp, các ngành triển khai thực hiện. Các chính sách này

38

tốt thì góp phần khích lệ đội ngũ GV cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp giáo dục. Do đó chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của địa phương phần nào quyết định đến công tác giảng dạy, học tập của GV.

1.5.2.2. Công tác chỉ đạo, quản lý của Phòng GD&ĐT

Theo quy định trong các văn bản quản lý nhà nước cấp huyện, phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương; song dưới góc độ chuyên môn, phòng GD&ĐT còn là đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT; theo đó Phòng GD&ĐT có trọng trách theo dõi hoạt động giáo dục các nhà trẻ, trường MN, trường TH và THCS trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh. Do đó, theo phân cấp quản lý, Phòng GD&ĐT có nhiệm vụ quản lý các trường MN tại địa phương (huyện), được UBND huyện phân quyền chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN; nói cách khác, công tác chỉ đạo và quản lý của Phòng GD&ĐT có ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN.

1.5.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Điều kinh tế của địa phương ảnh hưởng đến mức sống của dân cư vùng đó và ảnh hưởng trực tiếp đến phụ huynh và học sinh. Do đó, khi điều kiện kinh tế địa phương tốt thì các hoạt động giáo dục sẽ rất thuận lợi. Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung có sự phát triển vựơt bậc. Điều này đòi hỏi lực lượng lao động phải tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tất yếu, nhu cầu này tác động mạnh đến ngành giáo dục, trong đó có GDMN. Thực trạng này đã tác động không ít đến sự phát triển của đội ngũ GVMN. Nó đòi hỏi người GV phải có bản lĩnh chính trị, năng động, sáng tạo, có trình độ CM vững vàng để không những góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tìm ra những hướng đi mới đưa nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển bền vững.

39

Tiểu kết chương 1

Nội dung Chương 1 tác giả trình bày cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở trường MN, gồm các nội dung: Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ở ngoài nước và trong nước; Hai khái niệm cơ bản - Hoạt động bồi dưỡng GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN; Lý luận về hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở trường MN; Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở trường MN và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN.

Chương 1 tác giả làm rõ 2 nội dung:

- Hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở trường MN là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở nước ta;

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở trường MN là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và quản lý nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN, nhằm năng cao năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường MN.

Như vậy, nội dung Chương 1 tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết đề tài, đảm bảo các yêu cầu tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở các trường MN huyện Cao Lãnh, được trình bày tiếp theo tại Chương 2 của luận văn.

40

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CAO LÃNH

2.1.1. Vị trí địa lý, dân số

Huyện Cao Lãnh nằm về phía ở phía Bắc sông Tiền, cách trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp 8 km theo hướng Đông – Nam, có Quốc lộ 30 chạy qua, huyện tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang và là cửa ngõ từ thành phố Hồ Chí Minh vào trung tâm tỉnh lỵ thành phố Cao Lãnh.

Huyện Cao Lãnh có diện tích tự nhiên là 491 km2, chiếm 14,5% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp, vị trí giáp giới như sau:

Phía Bắc giáp với huyện Tháp Mười và huyện Tam Nông. Phía Nam giáp với huyện Châu Thành và thành phố Sa Đéc. Phía Đông giáp với huyện Tháp Mười và tỉnh Tiền Giang. Phía Tây giáp với huyện Thanh Bình và thành phố Cao Lãnh.

Huyện Cao Lãnh có 18 đơn vị hành chính, với dân số 328.200 người mật độ dân số bình quân 420 người/km².

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội

Huyện Cao Lãnh có 18 xã, thị trấn trong đó có 5 xã thuộc vùng sâu và là dải đất ven Sông Tiền, bao quanh phía Tây – Nam vùng Đồng Tháp Mười, với sông rạch chằng chịt, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp và lưu thông đường thủy. Là một huyện nông nghiệp, sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Vì thế huyện Cao Lãnh được biết đến như một vùng sản xuất lúa và cây ăn trái có sản lượng cao của tỉnh Đồng Tháp. Đặc biệt là thương hiệu xoài Cao Lãnh nổi tiếng và có nhiều điểm du lịch như: khu di tích Xẻo Quýt, Gáo Giồng, Làng bè Bình Thạnh…

41

2.1.3. Tình hình giáo dục huyện Cao Lãnh

Những năm qua, tình hình giáo dục của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống trường lớp sắp xếp theo đúng quy hoạch, tỉ lệ học sinh huy động ở các bậc học tăng hàng năm, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Cùng với sự phát triển của các cấp học, GDMN của huyện luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Từ mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn 2010 - 2015, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định phát triển GD&ĐT là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. So với những năm trước đây, hệ thống trường lớp của ngành học tiếp tục phát triển theo qui hoạch đã được phê duyệt phù hợp nhu cầu thực tế của từng địa phương. Mạng lưới trường học trải rộng trên địa bàn toàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

2.1.3.1. Quy mô trường, học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý

Trong những năm qua, giáo dục của huyện Cao Lãnh đã đạt được những thành tựu, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Quy mô trường, HS, GV và CBQL năm học 2018 - 2019

Trường/Trung tâm Số

lượng HS GV, NV CBQL

Mầm non, mẫu giáo 24 8.586 455 60

Tiểu học 33 14.537 818 68

Tiểu học và THCS 6 1.658 186 12

THCS 14 10.679 526 38

THPT 5 4937 357 18

Tổng số 87 39.665 2342 196

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lãnh

So với các huyện, thị, thành trong tỉnh, huyện Cao Lãnh có mức tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức trung bình khá; địa bàn rộng, dân số có biến động và nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao, phần nào ảnh hưởng đến kết quả công tác giáo dục. Qua số liệu trên cho thấy: Mặc dù là huyện còn

42

khó khăn về kinh tế, song qui mô trường lớp không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Năm học 2017 - 2018, số trường đạt chuẩn quốc gia của huyện là 34 trường, tăng 4 trường so với các năm học trước.

Giáo dục mầm non

- Toàn huyện có 24 trường mầm non các trường luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cho trẻ. Chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN trong huyện có nhiều chuyển biến tích cực theo từng năm học: Số lượng trẻ ở bán trú tại trường đã đạt 100%. Các trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ theo qui định. Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường đạt 97 - 98%. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng từ 1% đến 2% so với năm trước.

- Chất lượng giáo dục: 100% các trường MN thực hiện tốt chương trình GDMN. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần, ngày, theo đúng qui chế chuyên môn, nhiều GV đã có ý thức sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Các trường thực hiện tốt chuyên đề: Chuyên đề phát triển giáo dục vận động cho trẻ trong trường MN, nhiều trường đã tận dụng diện tích để xây dựng khu chơi phát triển vận động với nhiều loại đồ chơi sẵn có và tự tạo, xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với điều kiện của đơn vị; Chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các trường tận dụng môi trường bên trong và bên ngoài để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ. Trong năm học 2017 - 2018, các trường trong huyện tham gia Hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Kết thúc hội thi, huyện chọn 3 trường dự thi cấp tỉnh và đạt 1 giải Nhất, 2 giải Nhì. Trong đó có 1 trường được chọn dự thi cấp Bộ.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non

43

Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của CBQL các trường mầm non

Năm học TS

Trình độ

đào tạo Trình độ lý luận

Độ tuổi Thâm niên quản lý Đảng viên Đạt chuẩn Trên chuẩn Dưới 30 Từ 30 đến 50 Trên 50 Dưới 5 năm Từ 5 đến 15 Trên 15 năm 2015-2016 60 60 58 33 0 51 9 01 10 49 58 2016-2017 62 62 60 35 0 50 11 03 10 49 60 2017-2018 63 63 61 38 0 49 14 04 10 49 61

Cùng với GV thì CBQL là nhân tố quyết định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ MN. Qua bảng thống kê trong từng năm học, số CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng, năng lực tổ chức quản lý các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ được tổ chức tốt. Số lượng CBQL trẻ tuổi ngày càng nhiều và dần trở thành cốt cán được bồi dưỡng về năng lực để hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng CM, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục, ngay tại trường.

Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên các trường

Năm học TS Trình độ đào tạo Trình độ luận

Độ tuổi Thâm niên quản lý Đảng viên Đạt chuẩn Trên chuẩn Dưới 30 30 đến 50 Trên 50 Dưới 5 năm Từ 5 đến 15 Trên 15 năm 2015-2016 374 374 286 0 130 208 36 122 125 127 278 2016-2017 381 381 291 0 145 210 26 130 135 116 304 2017-2018 379 379 299 0 156 210 13 156 130 93 324 Nói đến chất lượng CM trong trường MN tức là nói đến chất lượng CM của đội ngũ GV. Đó là lực lượng quyết định chất lượng GDMN, vì họ là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Qua bảng thống kê cho thấy, qua từng năm học số lượng GV đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Nhiều GV dưới 30 tuổi từng bước được nâng cao trình độ CM để đạt chuẩn. Số lượng GV từ 30 tuổi

44

đến dưới 50 tuổi ngày càng khẳng định trình độ CM, làm cơ sở để hướng dẫn cho GV trẻ tự học nâng cao trình độ giảng dạy. Điều đó chứng tỏ rằng công tác bồi dưỡng CM cho GV trong trường MN là hết sức cần thiết mà người CBQL phải có trách nhiệm bồi dưỡng CM, nghiệp vụ cho GVMN.

Về chất lượng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.4. Chất lượng đội ngũ giáo viên các trường mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp năm học 2017-2018

Đối tượng đánh giá GV Xếp loại GV Xuất sắc Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % Giáo viên 212 55.9 164 43.2 3 0.07 0 0 Tổ trưởng chuyên môn 198 52.2 155 40.8 26 6.8 0 0 Lãnh đạo trường 190 50.1 164 43.2 25 6.5 0 0

Khi nói đến chất lượng đội ngũ GV các trường MN là nói đến hoạt động giáo dục trẻ thì người GV cần có năng lực xây dựng chương trình giáo dục; năng lực lập kế hoạch giáo dục dài hạn; năng lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ; năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục... và kèm theo các kĩ năng cụ thể. Qua bảng thống kê, đánh giá chất lượng của các khách thể có sự không đồng đều, vì vậy khi nói đến hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì mỗi GV cần có thêm năng lực trong thái độ ứng xử và ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ; năng lực truyền đạt và hướng dẫn trẻ thực hiện những yêu cầu của GV; năng lực tổ chức thực hiện việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Những năng lực này có được thì ngoài sự nỗ lực của bản thân thì cần phải có sự bồi dưỡng CM thường xuyên của nhà trường.

Nhìn chung toàn huyện Cao Lãnh có 24 trường MN trong đó 11 trường đạt chuẩn quốc gia, 16 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

Chất lượng giáo dục: 100% các trường thực hiện tốt chương trình GDMN. Mỗi nhà trường thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch giáo

45

dục năm, tháng, tuần, ngày theo đúng qui chế chuyên môn. Nhiều GV đã có ý thức sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường MN. Nhiều trường còn tận dụng diện tích để xây dựng khu chơi phát triển vận động với nhiều loại đồ chơi sẵn có và tự tạo đã góp phần giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với điều kiện của đơn vị. Đồng thời, các trường chú trọng hướng dẫn trẻ kỹ năng làm một số công việc tự phục vụ, chăm sóc bản thân. Qua đó, kỹ năng tự phục vụ, thói quen văn minh của trẻ trong các trường MN đã được nâng lên rõ rệt.

2.1.3.2. Sơ lược 5 trường mẫu giáo của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là khách thể khảo sát

Năm cơ sở giáo dục MN được tác giả tiếp cận nghiên cứu gồm: Trường MN thị trấn Mỹ Thọ; Trường MN Phong Mỹ; Trường MN Phương Thịnh; Trường MN Ba Sao và Trường MN Tân Hội Trung. Đây là các trường có đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và vị trí địa lý khác nhau được chọn khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN trên địa bàn huyện Cao Lãnh.

2.1.3.3. Quy mô lớp học và trẻ của 5 trường mầm non

Bảng 2.5. Quy mô lớp và trẻ của 5 trường MN năm học 2017 - 2018

TT Trường MN Tổng số Nhà trẻ L. Mầm Lớp Chồi Lớp Lá HS lớp HS lớp HS lớp HS lớp HS lớp 1 TT Mỹ Thọ 306 9 32 1 59 2 105 3 110 3 2 Phong Mỹ 492 15 57 2 28 1 204 6 203 6 3 Phương Thịnh 298 12 25 1 28 2 120 5 130 4 4 Ba Sao 211 8 30 1 0 0 80 3 101 3 5 Tân Hội Trung 439 14 32 1 60 2 119 4 228 7

Tổng số 1.746 58 176 6 175 7 628 21 772 23

Nguồn: Các trường MN huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Căn cứ số trẻ trong độ tuổi huy động ra lớp và số liệu thu thập được từ Bảng 2.5. cho thấy quy mô học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa của

46

huyện như: Trường MN Ba Sao và Trường MN Phương Thịnh quy mô học sinh ít hơn so với khu vực thị trấn, vùng ven.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)