Đánh giá chất lượng tiếng Anh của sinh viên đã làm việc sau khi ra trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 72 - 75)

trường

Để đánh giá hiệu quả của việc đào tạo tiếng Anh không chuyên trong những năm vừa qua, luận văn tiến hành điều tra các SV đã làm việc sau khi ra trường nhằm xem xét mức độđáp ứng về trình độ tiếng Anh của người học đối với công việc.

23%

46% 22%

9%

Biểu đồ 3.4. Mức độ thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong công việc8

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Từ biểu đồ 3.4 cho thấy việc đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng TA trong công việc của đối tượng này như sau:

Có đến 23% SV đã làm việc sau khi ra trường không đồng ý với ý kiến thường xuyên sử dụng TA trong công việc, 46% còn lại ở trạng thái trung hòa. Chỉ có 31% là đồng ý với ý kiến trên. Như vậy cho thấy môi trường lao động hiện tại chưa có nhu cầu cao trong việc sử dụng TA bởi hầu hết SV đã làm việc sau khi ra trường

đều làm tại các trường phổ thông và các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, đểđạt các yêu cầu mà các nhà tuyển dụng đặt ra cho tuyển dụng là phải có trình độ TA theo đúng yêu cầu của nơi sử dụng. Do đó SV phải học TA để đáp ứng yêu cầu này cũng như các yêu cầu trong tương lai do kết quả của việc hội nhập mang lại.

Bảng 3.7. Kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc của sinh viên đã làm việc sau khi ra trường9

Frequencies

Responses Percent of Cases

N Percent

Kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc của SV đã làm việc sau khi ra trườnga Giao tiếp 85 45.95% 85% Dịch nói 20 10.81% 25% Dịch viết 45 24.32% 45% Đọc 35 18.92% 35% Total 185 100.0% 185%

a. Dichotomy group tabulated at value 1.

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Theo bảng 3.7, hầu hết SV đã làm việc sau khi ra trường đều cho rằng kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc là kỹ năng giao tiếp, tiếp đến là kỹ năng dịch viết. Lý giải cho việc chọn kỹ năng này chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn 02 kỹ

năng còn lại là dịch nói và đọc là do nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ học vấn của SV đã làm việc sau khi ra trường nên việc tìm hiểu các tài liệu TA phục vụ cho mục đích này cũng tăng theo.

Tuy nhiên, theo đánh giá của SV đã làm việc sau khi ra trường là như vậy nhưng thực tế SV đã làm việc sau khi ra trường lại được Trường đào tạo chủ yếu và tập trung là ngữ pháp và nghe hơn là những kỹ năng khác.

Bảng 3.8. Kỹ năng chủ yếu mà sinh viên đã làm việc sau khi ra trường

được học tại trường đại học10 Responses Percent of Cases N Percent Kỹ năng chủ yếu được học tại Trường đại họca Nghe 70 23.73% 70% Nói 30 10.17% 30% Đọc 50 16.95% 40% Viết 45 15.25% 45% Ngữ pháp 100 33.90% 100% Total 295 100.0% 185%

a. Dichotomy group tabulated at value 1.

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Ở phổ thông học sinh đã được học quá nhiều về ngữ pháp nhưng khi học ĐH vẫn chỉ tập trung vào ngữ pháp. Như vậy, hệ phổ thông giảng dạy kém chất lượng nên học sinh vẫn yếu ngữ pháp khi bước vào giảng đường ĐH hay hệ ĐH chỉ đi theo lối mòn cũ: dạy TA theo kiểu người dạy có thể mạnh về kỹ năng nào thì dạy kỹ

năng đó và không cần quan tâm đến nhu cầu của người học.

Và hơn hết, hầu hết SV đã làm việc sau khi ra trường cho rằng việc học TA ở

Trường chưa đáp ứng nhu cầu công việc và học tập nâng cao trình độ, tỷ lệ này chiếm đến 71%.

Biểu đồ 3.5. Mức độđáp ứng của việc học tiếng Anh với công việc và nhu cầu học tập của sinh viên đã làm việc sau khi ra trường11

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Kết quả không tốt của khả năng đáp ứng về TA ở bảng trên là do sự sai biệt giữa học và hành: học một nẻo mà hành lại một hướng.

Như vậy, các sinh viên khối không chuyên ngữ tại trường Đại học Đồng Tháp học tiếng Anh nhưng khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế rất hạn chế và có thể nói rằng phần lớn không sử dụng được, đặc biệt là khả năng giao tiếp. Như vậy, tình hình chung là khả năng sử dụng được tiếng Anh trong môi trường làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH là rất hạn chế và không đáp

ứng được yêu cầu của đại đa số các đơn vị sử dụng lao động.

Tóm lại, có sự khác biệt giữa cung và cầu chất lượng, những kỹ năng mà SV

đã làm việc sau khi ra trường và nơi sử dụng SV đã ra trường cần có thì không được

đáp ứng, ngược lại những kỹ năng không quá cần thiết thì cứ được dạy đi dạy lại trong suốt quá trình học TA từ bậc phổ thông lên đến ĐH.

71% 26%

3%

3.2.4. Đánh giá chất lượng tiếng Anh của sinh viên đang học tại trường

Sau khi tiến hành điều tra 02 đối tượng trên, luận văn tiếp tục xem xét sựđánh giá của SV đang theo học TA không chuyên tại trường ĐHĐT về khả năng sử dụng 04 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) sau khi kết thúc từng bậc học.

Qua kết quả khảo sát, ta có bảng thống kê sau:

Bảng 3.9. Khả năng sử dụng 04 kỹ năng tiếng Anh sau mỗi khóa học12

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Sau mỗi khóa học, khả năng nghe hiểu của

SV được cải thiện đáng kể 434 1.00 5.00 3.4931

Sau mỗi khóa học, khả năng giao tiếp bằng

TA của SV trở nên tốt hơn so với trước đó 434 1.00 5.00 3.5346 Sau mỗi khóa học, SV có thểđọc và hiểu tài

liệu TA một cách dễ dàng hơn 434 1.00 5.00 3.0092 Sau mỗi khóa học, khả năng viết bằng TA

của SV tốt hơn 434 1.00 5.00 2.9562 Valid N (listwise) 434

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Khả năng sử dụng các kỹ năng mà SV cảm nhận được sau mỗi khóa học đều có giá trị trung bình không cao chỉđạt từ 2.9 - 3.5, điều này có nghĩa là việc dạy các kỹ năng trong TA vẫn chưa gây được sự thỏa mãn về nhu cầu cho SV, trong đó kỹ

năng viết là kỹ năng có giá trị trung bình thấp nhấp do việc học rất ít kỹ năng này trong việc học TA theo chuẩn Toiec.

Như vậy, mặc dù đã triển khai việc đánh giá TA không chuyên theo chuẩn quốc tế nhưng vẫn không mang lại hiệu quả cho người học do chưa đáp ứng nhu cầu của SV một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)