Cách ạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 92 - 93)

Nhưđã phân tích ở trên, ngoài những thành tựu đạt được, còn phát sinh một số

hạn chế sau:

- Về phía SV

+ Hoạt động học và tự học của SV còn yếu với tinh thần và ý thức tự học chưa cao. Các SV chủ yếu dành thời gian cho các hoạt động học tập và vui chơi khác, trong khi thời lượng dành cho việc học và tự học TA rất hạn chế.

+ Chưa biết cách vận dụng những PP học TA theo nhu cầu cá nhân. SV chủ yếu học theo xu hướng và không tạo ra được PP học TA phù hợp với bản thân do việc học ở phổ thông luôn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên nhưng việc hướng dẫn học TA chỉ mang tính hình thức, do dó một số bộ phận SV không biết cách vận dụng các PP học phù hợp là tất nhiên.

+ Trình độ của sinh viên không đồng đều và có sự khác biệt khá lớn về năng lực tiếng Anh giữa họ. Do vậy, gây khó khăn trong việc sắp xếp lớp học mặc dù SV

đã tham gia các kỳ kiểm tra đầu vào cho SV.

+ Khả năng sử dụng các kỹ năng TA sau mỗi khóa học ít có sự thay đổi so với trước đó. Mặc dù có thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi không cân xứng với thời gian và chi phí đã bỏ ra.

- Về phía GV

+ Năng lực sư phạm của GV còn hạn chế do sự thiếu rèn luyện và cập nhật, kỹ

năng tương tác với SV còn nhiều bất cập, chưa thay đổi quan niệm xem SV như

khách hàng, do vậy vẫn đứng trên quan điểm người sản xuất: người dạy dạy như thế

nào thì người học chỉ học như thếấy.

+ Đội ngũ GV trẻ năng động, sáng tạo và luôn phấn đấu học hỏi nâng cao trình

độ. Đó chính là những lợi thế mà đội ngũ tại Trường mang lại. Tuy nhiên, do còn quá trẻ lại chiếm tỷ trọng lớn trong đội ngũ cán bộ, GV chiếm tỷ lệ khoảng 84,7% nên đây cũng là hạn chế không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy bởi kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy còn nhiều hạn chế.

+ Thứ nhất, mặc dù hệ thống wifi đã được trang bịđầy đủ nhưng đường truyền còn chập chờn và rất chậm nên thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu truy cập phục vụ

học tập của GV và SV.

+ Thứ hai, mặc dù đã xây dựng thêm 02 tòa nhà 05 tầng mới nhưng nhìn chung cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, đòi hỏi phải được tập trung đầu tư chiều sâu và toàn diện trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là mặt bằng mở rộng trường, giảng đường, thư viện, phòng thực hành thí nghiệm, phòng làm việc của GV.

+ Thứ ba, chương trình đào tạo và quy trình đào tạo TA không chuyên chưa hiện đại. Chất lượng chương trình còn nhiều hạn chế: chưa đảm bảo tính liền mạch, cập nhật, đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của người học.

+ Thứ tư, việc sắp lớp theo kiểu chuẩn toiec không phân loại được trình độ

Anh ngữ của SV. Thường trong một lớp học sẽ bao gồm các trình độ từ sơ cấp (gồm những sinh viên học tiếng Anh lần đầu) đến trung cấp (những sinh viên đã học hệ đào tạo tiếng Anh chín năm). Những lớp học đa trình độ như hiện tại đang gây ra nhiều khó khăn cho giảng viên, từđó gây trở ngại cho cả việc dạy và học.

+ Thứ năm, luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng GV thông qua các khóa bồi dưỡng về chuyên môn, tuy nhiên chưa chú trọng đến việc nâng cao năng lực SP. Hiện tại, tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ còn thấp, nhiều GV vẫn thiếu các PP giảng dạy tiên tiến, kỹ năng sử dụng còn bất cập.

+ Thứ sáu, khi tiến hành các hoạt động giao lưu giữa người nước ngoài sử

dụng TA và SV vẫn không nâng cao được khả năng giao tiếp cho SV không chuyên ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)