Các yếu tố thuộc bản thân người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 38 - 48)

2.3.1.1. Nhu cu hc ngoi ng

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu học NN của mỗi người thường được phân ra thành nhu cầu cấp thiết và nhu cầu chưa cấp thiết.

Nhu cầu cấp thiết liên quan đến việc người học phải học TA nhằm đáp ứng và giải quyết các yêu cầu bức thiết của cuộc sống hay công việc đặt ra. Chẳng hạn, để

di cư sang Mỹ sinh sống thì lúc này nhu cầu của người học là học TA ngay để có thể giao tiếp với môi trường ngôn ngữ đích và người học ra sức học TA; Cần học tập nâng cao trình độ tại một quốc gia khác mà ngôn ngữ chính sử dụng trong giảng dạy và học tập là TA thì lúc này người học phải không ngừng nổ lực để có được trình độ TA theo yêu cầu của trường sẽ theo học; Hoặc để chuẩn bị sẳn sàng đểđáp

ứng chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp và làm việc tại một doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam hay làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam cần sử

dụng thành thạo TA trong viết văn bản và giao tiếp với người nước ngoài thì buộc người học phải đạt được mức độ TA nhất định đáp ứng yêu cầu tuyển dụng,…Với những áp lực khẩn cấp đó, người học phải cố gắng hết sức học NN.

Nhu cầu chưa cấp thiết là nhu cầu mà bản thân người học nhận thức được nhu cầu này chưa cần ngay tức khắc nhưng người học vẫn mong muốn đạt được, nhằm chuẩn bị sẳn sàng khi nhu cầu thứ yếu chuyển thành nhu cầu cấp thiết thì người học có thể thích nghi ngay được.

Có thể chia thành các loại: học để tương lai xa cần đến; học để mở rộng tầm hiểu biết, được tôn trọng,…

Tuy nhiên, bởi là nhu cầu chưa khẩn cấp nên động cơ học tập của người học không cao bằng nhu cầu cấp thiết.

2.3.1.2. Động cơ hc ngoi ng

Khái niệm

Động cơ là một khái niệm trừu tượng mà người ta vẫn sử dụng để lý giải tại sao một người suy nghĩ và hành động. Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu

đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra định nghĩa vềđộng cơ trong học NN.

Theo Willis J. Edmondson đưa ra định nghĩa về động cơ học tập như sau:

Động cơ học tập là sự sẵn sàng đầu tư thời gian, sức lực và các tiềm lực khác của con người trong một khoảng thời gian dài đểđạt được một mục đích đã đặt ra trước của bản thân”

Theo Ames & Ames, động cơ là động lực tạo ra và duy trì những dự định, những hành động tìm kiếm và theo đuổi mục tiêu.

Theo Oxford và Shearin định nghĩa động cơ là mong muốn đạt được mục tiêu kết hợp với nỗ lực làm việc nhằm hướng tới mục tiêu đã đề ra.

Theo Garner, động cơ học tập là một khái niệm tổng thể bao gồm rất nhiều nhân tố khác nhau. Động cơ học tập bao gồm bốn nhân tố chính: Mục đích đề ra, nỗ

lực học tập của bản thân, mong muốn đạt được mục tiêu và thái độ tích cực đối với hoạt động học ngôn ngữ. Như vậy, theo Garner động cơ học NN của SV chính là kết hợp của sự kiên trì cố gắng đểđạt được mục tiêu đã đề ra, mong muốn học NN và thái độđúng đắn với việc học môn NN đó. Chính vì vậy, động cơ học NN chính là chìa khóa của sự thành công trong việc dạy và học NN.

Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù khái niệm động cơđược các nhà nghiên cứu

định nghĩa khác nhau, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy điểm chung trong khái niệm của họ vềđộng cơ học NN, đó là mục tiêu học tập và nỗ lực đểđạt được mục tiêu.

Phân loại

Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng động cơ chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công trong việc học NN. Gardner và Mac Intyre (1991) nhận thấy động cơ học tập có ảnh hưởng tích cực đến việc học ngôn ngữ thứ

hai. Trong đó, cả hai động cơ tự phát và động cơ ngoại kích đều khuyến khích người học nỗ lực nhiều hơn trong việc học tập.

thú với việc học ngôn ngữ thứ hai. Động cơ này xuất hiện khi người học có mong muốn được gắn bó, tìm hiểu và thâm nhập vào nền văn hóa của ngôn ngữ đích.

Động cơ tự phát thể hiện ở thái độ tích cực của người học đối với ngôn ngữđích và mong muốn thâm nhập vào cộng đồng ngôn ngữ đó. Loại động cơ này là nền tảng khiến cho việc học TA trở nên hiệu quả hơn.

Đối lập với động cơ tự phát là động cơ ngoại kích. Hudson (2000) cho rằng

động cơ này được thể hiện ở sự mong muốn phải đạt được cái gì đó thực tế hay cụ

thể từ quá trình học ngôn ngữ thứ hai. Với động cơ ngoại kích, mục đích của việc tiếp nhận ngôn ngữ trở nên thiết thực hơn, chẳng hạn như để đáp ứng được chuẩn TA đầu ra bắt buộc của trường học hay để xin việc làm hoặc được trả lương cao hơn dựa vào năng lực ngôn ngữ,….

Do đó, việc học NN có thể thành công nếu biết sử dụng các dạng động cơ

ngoại kích khác nhau để kích thích động cơ của người học, đặc biệt đối với người học ngôn ngữ vì tác động môi trường xã hội hoặc vì mục đích nào đó.

Nhìn chung, động cơ tự phát và động cơ ngoại kích gắn bó chặt chẽ với nhau trong việc học ngôn ngữ và cả hai đều thay đổi qua thời gian, động cơ này có thể trở

thành dạng động cơ khác hay cùng một dạng nhưng có mức độ khác nhau. Tuy nhiên, do người học thường bị tác động của môi trường bên ngoài hơn là khao khát tìm kiếm tri thức, cho nên trong những giai đoạn đầu đòi hỏi người thầy cần phải hỗ

trợ kích biến từđộng cơ ngoại kích thành động cơ tự phát. Như thế, việc học NN của người học sẽđược bền lâu và học tốt hơn.

Hơn nữa việc xem xét nhu cầu học tập của từng đối tượng SV để tìm hiểu xem người học có nhu cầu cấp thiết hay không cấp thiết mà sử dụng các dạng động cơ

ngoại kích khác nhau cho phù hợp. Nếu là nhu cầu cấp thiết thì bản thân người dạy sẽ không cần dùng nhiều đến động cơ ngoại kích bởi lẽ người học đã phải cố gắng, nỗ lực nhiều nhất có thểđể đạt được mục tiêu của mình. Ngược lại, đối với những người học có nhu cầu chưa cấp thiết và chưa chuyển sang cấp thiết thì động cơ

ngoại kích đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích người học. Vì vậy, xem xét nhu cầu của người học chính là cách để tìm ra những PP ngoại kích phù hợp giúp gia tăng hiệu quả học ngôn ngữ.

2.3.1.3. Năng khiếu

Theo Carroll (1991) mô tả năng khiếu như một yếu tố ổn định mà không thể được đào tạo và tách biệt với động lực, thành tích và trí thông minh. Ông đã xác

ức, độ nhạy ngữ pháp, khả năng phân tích quy nạp ngôn ngữ.

- Khả năng mã hóa âm vị: Là khả năng mã hóa âm thanh nước ngoài theo cách mà họ có thể sau này nhớ lại. Khả năng này luôn thay đổi giữa các cá nhân, nhưng sự thay đổi này không tương quan với thành công việc học ngôn ngữ.

- Ký ức: Là một phản xạ có điều kiện thông qua việc tạo ra sự liên kết mới (hoặc liên kết) giữa các tác nhân kích thích và tác nhân phản ứng với nhau, từđó tạo ra khả năng học vẹt.

- Độ nhạy ngữ pháp: Là khả năng hiểu cách thức sắp xếp các từ để tạo thành câu hoàn chỉnh đúng ngữ pháp.

- Khả năng phân tích quy nạp ngôn ngữ: Khả năng kiểm tra một ngữ liệu của tài liệu ngôn ngữ để xác định các mô hình và các mối quan hệ giữa chúng cho dù

điều này liên quan đến việc ngầm định hay rõ ràng những quy tắc đại diện sẳn có. Tuy nhiên, Skehan (1998) lại cho rằng năng khiếu học NN chỉ bao gồm ba thành phần: Khả năng mã hóa âm vị, khả năng phân tích ngôn ngữ và khả năng nhớ.

- Khả năng mã hóa âm vị: Điều này khá quan trọng khi bắt đầu học ngôn ngữ

giúp chuyển đổi âm thanh đầu vào thành đầu ra cho bản thân. Nếu người học càng có khả năng mã hóa âm thanh tốt bao nhiêu thì càng dễ phát âm đúng bấy nhiêu.

- Khả năng phân tích ngôn ngữ: Đây là giai đoạn trung tâm của quá trình xử lý thông tin bao gồm khả năng suy luận quy tắc học ngôn ngữ và thực hiện khái quát về ngôn ngữ và ngoại suy. Đây là nơi các quy tắc phát triển và sự tái cơ cấu diễn ra.

- Khả năng nhớ: Liên quan đến việc thu thập thông tin mới, phục hồi, và xử lý các thông tin được lưu trữ. Khả năng này liên quan mạnh mẽ đến sự thành công trong việc học ngôn ngữ.

Bảng 2.5. Các yếu tố cấu thành năng khiếu

Các yếu tố cấu thành năng khiếu Giai đoạn Những hoạt động

Khả năng mã hóa âm vị Đầu vào Nhận thấy

Khả năng phân tích ngôn ngữ Xử lý - Xác định mô hình - Tổng quát hóa - Tái cơ cấu Khả năng nhớ Đầu ra - Phục hồi

- Xử lý các thông tin được lưu trữ

- Thực hiện theo mẫu

(Nguồn: Skehan (1998), A cognitive approach to language learning, Oxford: Oxford University Express)

Giáo sư Gardner (1983) đã đưa ra học thuyết đa trí tuệđể miêu tả tiềm năng trí tuệ của một người, và khả năng học NN chính là một trong tám loại trí tuệđó – Trí tuệ ngôn ngữ (hay còn gọi là năng khiếu). Năng khiếu là một khả năng cho phép học ngôn ngữ thứ hai một cách nhanh hơn với nỗ lực ít hơn.

Tóm lại, năng khiếu là một tài năng đặc biệt về ngôn ngữ và khác với trí thông minh. Năng khiếu có một mối tương quan cao đến sự thành công trong học tập ngôn ngữ, trong khi trí thông minh thì không. Nó thường ổn định và không cần huấn luyện.

2.3.1.4. Thái độ ca người hc đối vi tiếng Anh

Thái độ

Là một yếu tố tâm lý quan trọng trong việc học ngôn ngữ thứ hai. Việc học thành công một ngôn ngữ nào đó phụ thuộc vào quan điểm, thái độ của người học

đối với môi trường ngôn ngữ, tình hình học tập các ngôn ngữ mục tiêu.

Thái độ là một định nghĩa tương đối phức tạp. Hiện nay, đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về thái độ.

Trên thực tếđịnh nghĩa thái độ lần đầu tiên được đưa ra bởi hai nhà tâm lý học người Mỹ W.I.Thomas và F.Znaniecki (1918), hai ông cho rằng “Thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân có hành động hay không hành động khác mà được xã hội chấp nhận”. Định nghĩa này chú trọng đến yếu tố chủ quan của cá nhân đối với một giá trị này hay một giá trị khác làm cho cá nhân có hành động mà được xã hội chấp nhận.

Sau đó hàng loạt các nghiên cứu về thái độđược tiến hành, các tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau về thái độ.

Năm 1935, nhà tâm lý học người Mỹ G.W.Allport đã định nghĩa: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh, được hình thành thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hay ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân đến các tình huống và khách thể mà nó có thiết lập mối quan hệ”. Ông coi thái

độ như một trạng thái tâm lý, thần kinh cho hoạt động ở một cá nhân, khi sắp sửa có những hành động diễn ra thì sẽ xuất hiện thái độ nhằm chuẩn bị và điều chỉnh những hoạt động đó. Đây là định nghĩa về thái độđược rất nhiều các nhà tâm lý học khác thừa nhận. Tuy nhiên, Allport chưa lưu ý tới ảnh hưởng của môi trường, nhu cầu, động cơ của cá nhân đối với quá trình hình thành thái độ. Chính vì vậy, khi

định nghĩa về thái độ, Allport đã dự đoán rằng: “Khái niệm thái độ có lẽ là khái niệm phân biệt nhất định và quan trọng nhất trong tâm lý học xã hội hiện đại Mỹ”.

Năm 1971, một nhà tâm lý học người Mỹ là H.C.Triandis đã đưa một định nghĩa khác về thái độ. Ông cho rằng: “Thái độ là những tư tưởng được tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm . Nó gây tác động đến hành vi nhất định, ở một giai cấp nhất

định, trong những tình huống xã hội nhất định. Thái độ của con người bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách sử sự của họ đối với đối tượng đó".

Thông qua những quan điểm về thái độ của các tác giả nêu trên cho thấy mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Từ việc tìm hiểu, xem xét và phân tích các quan điểm trên, thái độ có thể được định nghĩa như sau: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó”.

Thái độ học tập

Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về thái độ học tập. Theo tác giả A.A. Xmirmov đã căn cứ vào đối tượng của thái độ, phân chia chúng thành các nhóm sau: thái độđối với xã hội, tập thể và mọi người; thái độ lao động; và thái độđối với bản thân. Theo cách phân loại này, thái độ học tập thuộc thái độ lao động - ởđây là lao động học tập và được G.Witzlack phân tích trong các hình thức học tập khác nhau như thái độ học trên lớp, thái độ tự học, tham gia ngoại khóa,... Trong các hình thức học tập ấy, tác giả đã đưa ra những điểm tựa cho sự đánh giá thái độ học tập như: sự nỗ lực của nhận thức, sự sẳn sàng hết mình học tập, đặt ra những yêu cầu cao về thành tích, phản ứng với những thể nghiệm thành công hay thất bại trong học tập, có tinh thần vận dụng kiến thức.

Tác giả N.P.Levitop cho rằng thái độ học tập tích cực biểu hiện ở chỗ SV chú ý, hứng thú, sẳn sàng gắng sức vượt khó khăn.

Tóm lại, thái độ học tập là một thành tố, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức học tập, là yếu tố bên trong quy định xu hướng tự giác; tích cực học tập hoặc (ngược lại) ở người học; Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi học tập của người học.

Cấu trúc của thái độ

Có ba thành phần của thái độ: nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi. Mỗi yếu tố thể hiện một khía cạnh trong thái độ của con người.

- Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lý con người. Quá trình nhận thức vềđối tượng là quá trình cá nhân tìm tòi, khám phá những thuộc tính bề

ngoài và cả những thuộc tính bản chất của đối tượng. Khi một sự vật, hiện tượng tác

động đến cá nhân, để có thái độ nhất định đối với sự vật, hiện tượng đó thì trước hết cá nhân phải hiểu vềđối tượng đó. Chính vì vậy, nhận thức là “điều kiện cần”, là cơ

sở cho việc hình thành thái độ.

- Xúc cảm – tình cảm: là sự rung cảm của chủ thể đối với sự vật, hiện tượng có lien quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là thành phần vô cùng quan trọng của thái độ. Với tình cảm tích cực có thể kích thích chủ thể hành động tích cực và ngược lại có thể kìm hãm tính tích cực hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 38 - 48)