Các yếu tố thuộc người dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 48 - 51)

2.3.2.1. Năng lc ging dy

Năng lực giảng dạy của người dạy phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của chính người dạy đó bao gồm năng lực chuyên môn (hay còn gọi là năng lực ngôn ngữ) và năng lực SP.

- Năng lực ngôn ngữ là một khái niệm trừu tượng và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau mô tả năng lực ngôn ngữ trong lý thuyết dạy và học NN. Hymes (1966) đã đề xuất khái niệm năng lực giao tiếp và khái niệm này đã được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dạy và học ngôn ngữ. Theo Canale và Swain (1980) và Canale (1983), năng lực giao tiếp bao gồm 4 thành tố cấu tạo: (1) Kiến thức về cấu trúc và ngữ nghĩa; (2) Khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp xã hội; (3) Năng lực ứng xử trong giao tiếp hoặc khả năng sử

dụng các chiến lược để giao tiếp hiệu quả và sáng tạo và (4) Khả năng liên kết văn bản hay lời nói để diễn đạt ý tưởng sao cho mạch lạc. Bachman (1990) xếp hai thành tố (1) và (4) thành kiến thức về ngôn ngữ. Thành tố (2) thuộc kiến thức ngữ

dụng và thành tố (3) được ông gọi là khả năng vận dụng các kiến thức có sẵn để sử

dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Theo Bachman khả năng này bao gồm các kỹ

thuật nhận thức cấp cao. Nhìn chung các quan điểm lý thuyết nêu trên mô tả năng lực ngôn ngữ là kiến thức của người học về ngôn ngữđó và khả năng vận dụng kiến thức đó trong giao tiếp.

Người dạy có vai trò quan trong quan trọng trong việc góp phần cung cấp nguồn lực có chất lượng cao cho xã hội. Do đó, với năng lực ngôn ngữ của người dạy hạn chế sẽảnh hưởng không nhỏđến trình độ TA của SV.

- Năng lực SP là cách thức và khả năng hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển của GV trên cơ sở năng lực ngôn ngữ để truyền đạt lại kiến thức cho người học. Nếu hiểu năng lực chuyên môn là nội dung mang tính chất quyết định đến chất lượng của năng lực giảng dạy thì năng lực SP lại là hình thức quyết định đến chất lượng.

2.3.2.2. Phương pháp dy hc ngoi ng

Trong khi giáo dục có thể tạo nên điều kỳ diệu đối với kết quảđào tạo nguồn nhân lực thì PP giảng dạy lại có thể tạo nên đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Keller cho rằng giáo viên không thể khiến SV chịu học nhưng họ có thể phát triển những chiến lược tạo môi trường thúc đẩy SV học tập.

PP dạy học NN là cách thức, hay phương thức tiến hành hoạt động dạy và hoạt

động học NN đểđi đến mục đích dạy học NN đã định.

Bản chất của các PP giảng dạy là dạy cách tiếp cận hiệu quảđối với TA trên cơ sở nắm vững bản chất của ngôn ngữ và tiến hành hợp lý quy trình các bước để

tiếp thu và sử dụng nó.

Trong lĩnh vực giảng dạy TA, PP giảng dạy đặc biệt có tác động mạnh mẽđến chất lượng học tập, nhất là đối với đặc điểm SV Việt Nam có những phẩm chất gây trở ngại cho việc học ngôn ngữ như nhút nhát, thụđộng, không thích cộng tác, tính tự giác học tập và năng động chưa cao,… làm thay đổi hiệu quả học tập.

PP dạy học NN ở bậc ĐH - CĐ không chỉ nhằm giúp SV lĩnh hội một khối lượng kiến thức ở một ngành nghề cụ thể, mà còn nhằm rèn luyện cho SV kỹ năng học và tự học NN, để SV sau khi ra trường có được khả năng sử dụng NN cho việc giao tiếp cơ bản, tham khảo, nghiên cứu tài liệu nước ngoài,…

2.3.2.3. Kh năng gây hng thú cho người hc

Để kích thích SV học tập có hiệu quả đòi hỏi người dạy phải dùng các biện pháp kích thích người học hăng say học tập thông qua việc gây hứng thú.

 Hứng thú

Nhiều nhà tâm lý học cho rằng hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng thể hiện ở sự chú ý đến đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng và có sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng.

Tiến sĩ tâm lý học N.G. Mavôzôva đã đưa ra quan niệm về cấu trúc của hứng thú gồm ba yếu tốđặc trưng:

- Cá nhân nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú; - Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú;

- Cá nhân tiến hành những hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó. Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hành động. Bất kỳ những hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể với đối tượng. Nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và hoạt động với đối tượng.

Vậy ba yếu tố trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong cấu trúc hứng thú của cá nhân. Xúc cảm là yếu tố không thể thiếu được trong hứng thú của cá nhân. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ xúc cảm với đối tượng thì chưa phải là hứng thú mà xúc cảm đó phải kết hợp với cá nhân vềđối tượng. Nó quan hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau

Bản chất của việc gây hứng thú trong dạy học NN

Gây hứng thú trong dạy học là quá trình người dạy tác động vào nội dung học tập, môi trường học tập giúp người học chú ý, quan tâm đến đối tượng từ đó ham thích, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng và có sự thích thú được thỏa mãn với

đối tượng. Việc làm này là một điều vô cùng quan trọng, nó góp phần làm cho quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao.

Hứng thú của con người không phải là thuộc tính sẳn có hay mang tính bẩm sinh. Việc hình thành hứng thú không phải là quá trình tự phát bên trong mỗi cá nhân mà nó bị quy định bởi môi trường xã hội xung quanh. Hứng thú ảnh hưởng

đến sự phát triển tâm lý của cá nhân. Hứng thú như là một hiện tượng tâm lý – GD với những tính chất phức tạp của nó bởi vì nó không chỉ phụ thuộc vào đối tượng mà còn phụ thuộc vào con người hướng dẫn, giáo dục, di truyền, khả năng tập trung hứng thú. Trong quá trình dạy học và GD, hứng thú là phương tiện nâng cao tính tích cực hoạt động nhận thức của người học giúp cho quá trình học trở nên hấp dẫn hơn, lôi cuốn được sự chú ý tự nhiên đến SV. Hứng thú nhận thức của SV chịu nhiều ảnh hưởng bởi tài nghệ của người thầy. Hứng thú sẽ trở thành phương tiện giảng dạy đáng tin cậy khi người dạy sử dụng cùng với những phương tiện dạy học khác. Hứng thú trong dạy học là quá trình tác động từ phía người dạy và môi trường học tập. Do vậy người dạy cần khai thác nội dung ngôn ngữ, xây dựng những ngòi nổ gây kích thích nhu cầu học TA của SV, tạo các quá trình gây hứng thú nhận thức một cách thường xuyên và có hệ thống để tránh việc “bộc phát hứng thú” chỉ là hứng thú tạm thời dễ có thể nhanh chóng tàn đi mà không tác động tới mặt hoạt

động bên trong cũng như thái độđối với học ngôn ngữ.

Để gây hứng thú cho người học ngôn ngữ nói chung, người học TA không chuyên nói riêng, người dạy phải thường xuyên là chất xúc tác cho sự phát triển của người học thông qua việc thể hiện vai trò người cổ vũ. Người dạy cần đánh giá cao sự nỗ lực học tập của SV để khuyến khích SV, có như vậy SV mới cảm thấy tự tin vào những sự cố gắng của mình và sẽ nỗ lực nhiều hơn. Hơn nữa, người dạy phải chủ động tạo ra một không khí lớp học thoải mái, thân thiện và vui vẻ, cần có thái

độ cởi mở, nụ cười khích lệđối với người học sao cho người học không cảm thấy căng thẳng, lo sợ khi học TA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 48 - 51)