Thay đổi chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 100 - 102)

4.2.2.1. Cơ sđề xut gii pháp

Việc áp dụng cách đánh giá mới đòi hỏi phải có chương trình mới phù hợp với SV. Như đã trình bày ở trên, chương trình hiện tại còn khá nhiều nhược điểm, do vậy chương trình mới cần được thiết kế dựa trên nhu cầu thị trường và nhu cầu SV.

4.2.2.2. Ni dung gii pháp

- Thiết kế chương trình học TA theo khung tham chiếu châu Âu theo 05 cấp

độ từ cơ bản đến nâng cao: + Cấp độ 1. Trình độ A1 + Cấp độ 2. Trình độ A2 + Cấp độ 3. Trình độ B1

+ Cấp độ 4. Trình độ B2 + Cấp độ 5. Trình độ C1 và C2

Trong các cấp độ này cần chia nhỏ thành 04 lớp kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và 01 lớp dạy tổng hợp cả 04 kỹ năng.

Trước khi thiết kế chương trình cần lưu ý các vấn đề sau29:

- Sự tự do lựa chọn: SV có thể tham gia các lớp học theo trình độ trên dựa vào kết quả kiểm tra TA không chuyên đầu vào theo Khung B1. Sau đó tiến hành sắp lớp dựa trên trình độ cuả người học; hoặc tùy theo nhu cầu cá nhân cho phép người học tự chọn khóa học, giờ học và GV sao cho phù hợp với kết quả kiểm tra đầu vào. - Ghi danh vào lớp học: SV tiên tiến có thể ghi danh lên đến 02 lớp học trong các học kỳ mùa xuân và mùa thu hoặc 03 lớp trong học kỳ hè. Điều này sẽ không gây cản trở sự ham học hỏi của mỗi cá nhân góp phần tạo nên không khí tích cực học TA trong toàn trường.

- Sự tương tác với người bản xứ: SV có cơ hội để thực hành nghe, nói TA và nâng cao kiến thức của mình về văn hóa Mỹ bằng cách tương tác với người bản xứ. Chương trình phải nhấn mạnh vai trò của sự tương tác giữa người học với ngôn ngữ

thứ hai. Thông qua sự tương tác này giúp SV có cơ hội tiếp nhận được thông tin đầu vào, phản hồi và thực hiện thay đổi đầu ra. Điều này giúp SV dần hoàn thiện kỹ

năng và sử dụng dụng TA.

- Số giờ học TA: Tăng số giờ học TA trên lớp và tăng dần theo mức độ khó của bậc học từ A1 đến C2 nhằm tạo tính hiệu quả trong giảng dạy, số tiết về mặt bằng chung là không giống nhau ở các bậc học.

- Thời gian học: Mỗi bậc học cần bố trí thời gian học liên tục và không ngắt quãng, tránh gây hiện tượng “bay mất chữ” do lỗi của GV. Các lớp học cần có khoảng thời gian khác nhau cho phép SV có thể tự chọn giờ giấc học tập phù hợp với đặc điểm cá nhân và nhu cầu của mình.

- Số lượng SV: Giảm số lượng SV trên lớp vì lúc này SV được học cả 04 kỹ

năng của TA nên việc giao tiếp và trao đổi thông tin giữa GV với SV và SV với nhau là việc hết sức cần thiết. Lớp học chỉ nên có từ 10 – 15 SV là phù hợp cho việc học TA.

- Kiểm tra cuối khóa: Vào cuối mỗi khóa học, SV có thể lựa chọn thử nghiệm kiểm tra lại để đo lường sự tiến bộ. Tuy nhiên, đối với quá trình này, SV phải trả

khoản phí để tổ chức thi cử.

- Khóa học tự chọn: Ngoài những khóa học trên, SV còn được cung cấp khóa học để hỗ trợ thêm kỹ năng làm bài thi, PP học TA,… tùy theo nhu cầu người học.

- Những quyền lợi khi đăng ký học tập: Tất cả SV khi tham gia các khóa học có thể truy cập TA online để tự học tại nhà, được phép sử dụng phòng tập phát âm, phòng thu, phòng nghe nhìn, thư viện học TA và các câu lạc bộ trò chuyện bằng TA và được tư vấn học TA miễn phí.

4.2.2.3. Li ích ca gii pháp

- Tạo ra sự phù hợp trong xu hướng phát triển chung của xã hội: SV được học những kỹ năng mà mình thích và nâng cao được trình độ của những kỹ năng còn yếu.

- Giúp SV chủđộng trong việc sắp xếp thời gian học TA không chuyên thông qua việc bố trí thời lượng và thời gian rõ ràng.

- Nâng cao được trình độ SV thông qua việc cắt giảm số lượng SV/lớp từ >30 còn 10 – 15 SV/lớp. Đây là một trong những điều kiện giúp cho việc học các kỹ

năng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

4.2.2.4. Điu kin thc hin gii pháp

Để thực hiện có hiệu quả, cần có các điều kiện sau:

- Có bộ phận tham mưu giúp Nhà trường vạch ra kế hoạch từng bước thay đổi chương trình.

- Không nóng vội và hấp tấp trong việc thay đổi nhanh chóng chương trình. Do vậy kế hoạch cần được tiến hành từ từ trên cơ sở tham khảo ý kiến của cả 03 đối tượng có nhu cầu về học TA không chuyên.

- Phải có đội ngũ cán bộ giảng dạy TA đủ mạnh về chất và lượng, nhiều kinh nghiệm phục vụ các lớp kỹ năng TA không chuyên tại trường.

- Hệ thống phòng ốc phải hiện đại, có đầy đủ các điều kiện và tiện nghi phục vụ cho việc học TA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)