4.2.4.1. Cơ sởđề xuất giải pháp
Việc đánh giá chỉ dựa trên quan điểm người dạy và chạy theo xu hướng không mang lại hiệu quả nhất định. Thực tế cho thấy, việc chạy theo xu hướng chung là sử
dụng Toiec làm chuẩn đầu ra như nhiều trường đã áp dụng trong những năm vừa qua đã tỏ ra không mấy hiệu quảđối với SV Việt Nam và không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra.
Thêm vào đó, từ kết quả trong suốt quá trình chuyển từ việc sử dụng chứng chỉ A, B sang Toiec làm chuẩn đánh giá thông qua kết quả phân tích thực trạng ở
trên cho thấy cả 02 chuẩn đánh giá này đều không đáp ứng được nhu cầu người học và nơi sử dụng người học đã ra trường. Do vậy thay đổi cách đánh giá là việc cần làm trong xu thế hiện nay.
Mặc khác, ở Việt Nam chưa có tiêu chí đánh giá người học nào được đưa ra và
đánh giá đúng năng lực Anh ngữ của SV. Do đó, việc áp dụng chuẩn B1 sẳn có là phù hợp với tình hình hiện tại.
Hơn nữa, theo đề án Ngoại Ngữ Quốc gia cách đánh giá SV theo chuẩn B1 tỏ
ra hợp lý hơn. Việc áp dụng đề án này trong 3 năm vừa qua đã mang lại những chuyển biến tích cực. Năng lực TA của Việt Nam trong bảng xếp hạng quốc tếđã tăng thêm 12 bậc so với trước đó30.
4.2.4.2. Nội dung giải pháp
- Đổi mới cách ra đề, thiết kếđề kiểm tra từ dạng thức đề thi theo chuẩn Toiec sang khung tham chiếu theo chuẩn B1 châu Âu, buộc SV từ thế học thụ động sang
thế học chủ động. Định hướng kiểm tra 04 kỹ năng để đảm bảo tính đồng bộ và phản ánh được trình độ thực của SV.
- Chuyển sang đánh giá trình độ TA đầu vào và đầu ra của SV trường ĐHĐT theo khung tham chiếu châu Âu nhằm góp phần tạo nên thành công của Đề án Ngoại Ngữ Quốc gia, hòa nhập vào xu thế chung của đất nước.
- Việc thay đổi cách đánh giá cần được tiến hành và áp dụng cho khóa tuyển sinh từ năm 2014 trở về sau nhằm tránh sự thay đổi liên tục gây khó khăn trong việc học và tự học, cản trở quá trình nâng cao chất lượng học TA không chuyên cho SV. Trong quá trình sử dụng chuẩn đánh giá theo Khung tham chiếu châu Âu, cần thường xuyên tiến hành theo dõi hàng kỳ về hiệu quả mang lại từ cách đánh giá này thông qua dữ liệu thứ cấp từ Trung tâm NN tin học (số liệu về kết quả của các kỳ
kiểm tra, kỳ thi theo chuẩn B1) và số liệu sơ cấp từ người dạy và người học.
Kết thúc khóa học 2014 – 2018 cần tiến hành đánh giá lại kết quả của giải pháp nhằm xem lại hiệu quả của việc áp dụng cách đánh giá này.
4.2.4.3. Lợi ích của giải pháp
- Khắc phục được những hạn chế của chuẩn toiec. Do khi áp dụng chuẩn châu Âu thì việc dạy và học sẽ bao gồm cả 04 kỹ năng vì vậy SV có thể trau dồi được các kỹ năng TA cần thiết cho công việc.
- Đánh giá đúng đắn năng lực Anh ngữ của SV thông qua kết quảđánh giá kết hợp 04 kỹ năng trong TA theo chuẩn châu Âu thay vì toiec như trước đây.
- Đây cũng là một trong những cơ sở giúp SV được sắp xếp lớp theo đúng năng lực cá nhân, tạo ra hiệu quả học tiếng Anh tốt hơn.
- Tạo nhiều thuận lợi cho SV nâng cao năng lực giao tiếp, một kỹ năng rất cần thiết cho SV trong công việc sau khi tốt nghiệp.
- Quen dần với việc thi cử theo chuẩn B1, đây cũng là tiền đề thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ trong tương lai bởi các kỳ thi đầu vào và đầu ra của trình độ cao hơn thường yêu cầu đạt chuẩn B1 theo quy định của Bộ GD&ĐT.
4.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
- GV phải được tập huấn nhằm hiểu rõ dạng thức của bài thi B1 để tổ chức dạy và học cho phù hợp với SV.
- Để đảm bảo GV thực hiện giảng dạy theo định hướng B1 thì người quản lý cần có kế hoạch theo dõi, dự giờ, thăm lớp thường xuyên lẫn đột xuất. Lấy ý kiến
đóng góp từ phía GV và SV để có những giải pháp chỉđạo kịp thời nhằm đạt được mục tiêu nâng cao dần chất lượng đào tạo TA không chuyên.
- GV cần trung thực trong đánh giá các hoạt động học và tự học cũng như đánh giá hoạt động kiểm tra, thi cử của SV.
- Áp khung cách đánh giá trên thì PP kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi bám sát 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) thay vì cách dạy và học hiện nay vẫn phục vụ cho thi, trong khi thi cuối cấp và thi vào ĐH vẫn chỉ tập trung vào ngữ pháp, đọc và dịch.
- Cần nguồn GV vừa giỏi chuyên môn lại thành thạo tiếng Anh, đạt chuẩn C1. - Song song với việc đổi mới chương trình, phương pháp, đổi mới kiểm tra,
đánh giá phải giải quyết đội ngũ GV không đạt chuẩn. Đồng thời, đảm bảo thu nhập cho GV để không xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám.