Nhân tố thuộc về môi trường dạy và học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 84 - 91)

3.3.3.1. Quy định học không chuyên

Nhà trường đã ban hành các quy định bắt buộc về việc học TA không chuyên

đối với SV chính quy đang học tập tại Trường ĐHĐT. Đưa quá trình học TA không chuyên của SV đi vào nề nếp và có tính rõ ràng hơn.

Mặc dù quy định học TA không chuyên đã có những tác động tích cực nhưng cũng có không ít tiêu cực đối với SV

+ Đối với các SV năm 1 và 2: Giúp SV xác định rõ mục tiêu cần hoàn thành trước khi tốt nghiệp và có kế hoạch hoàn thành mục tiêu trên; Tranh thủ tham gia vào các lớp học Toiec để tránh tình trạng chạy nước rút và không có khả năng tốt nghiệp đúng thời hạn.

+ Đối với các SV năm 3 và 4: Tạo làn sóng bất mãn trong học TA không chuyên do sự thay đổi liên tục về các quy định. Thời gian tốt nghiệp gần kề nhưng quy định vừa mới được ban hành cách đây 01 năm23 và còn nhiều bất cập khi triển khai do việc phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị còn chồng chéo dẫn đến việc đùn

đẩy và thoái thác trách nhiệm. Đến nay thì quy định này mới tạm đi vào guồng hoạt

động. Thời gian quá ngắn nhưng quy định vừa mới bước vào giai đoạn ổn định, vì thế thật khó cho SV năm 3 và 4 đáp ứng điều kiện này trước khi tốt nghiệp.

3.3.3.2. Chương trình học tiếng Anh

Chương trình học TA không chuyên được chia ra 03 cấp lớp Toiec 1, 2 và 3 tương ứng với trình độ từ thấp đến cao (áp dụnp đối với khóa CĐ) và 04 cấp lớp Toiec 1, 2, 3 và 4 (áp dụng đối với khóa ĐH) và chủ yếu luyện 02 kỹ năng chính

đáp ứng nhu cầu thi cử. Đây là một môn vừa là bắt buộc trong chương trình đào tạo,

vừa là điều kiện xét tốt nghiệp cuối khóa học tại trường ĐHĐT24. Sau khi kết thúc môn học, SV phải dự kỳ thi kiểm tra trình độ TA theo chuẩn Toiec. Căn cứ kết quả

thi, nếu SV đạt điểm thấp hơn bậc học hiện tại, SV phải học lại ở bậc tương ứng với kết quả vừa được đánh giá; Nếu SV đạt điểm tương ứng với bậc đang học, SV phải học lại bậc học hiện tại (SV có quyền chọn cách tự học và đợi đăng ký vào kỳ thi tiếp theo; Nếu SV đạt điểm cao hơn điểm chuẩn đầu ra quy định thì thỏa mãn điều kiện tốt nghiệp.

Theo cách làm, 02 lãnh đạo cho rằng chương trình học là phù hợp với năng lực, với đặc tính thụ động của SV trong việc học TA. Chương trình học bắt buộc này giúp SV có động lực để học TA vì môn học này trong chương trình đào tạo chiếm đến 05 tín chỉ, do vậy SV phải cố gắng, nỗ lực học TA thì mới có thể vượt qua được môn học này, sau đó phục vụ cho mục đích thi cử nhằm đạt chuẩn đầu ra theo quy định.

Những việc làm trên cho thấy chương trình có thể làm gia tăng hiệu quả học TA của SV. Tuy nhiên, với góc nhìn mà SV luôn ở trạng thái bị động nên lãnh đạo thiết kế chương trình cũng dựa trên sự thụ động đó làm nền tảng, do vậy chương trình cũng không thể phát huy được yếu tố tích cực và chủđộng của SV trong quá trình học TA không chuyên. Vấn đề chính của sự không phù hợp này đang nằm ở tư

duy của các nhà quản lý nhìn nhận như thế nào về thực trạng và cách thức giải quyết thực trạng đó.

Thêm vào đó, mỗi chương trình được thiết kế đều phải dựa trên nhu cầu của người học và để quyết định có nên chọn chương trình hay không còn phải xem xét

đến sựđánh đổi giữa hiệu quả và chi phí phải bỏ ra. Chi phí ởđây không chỉ là chi phí đơn thuần mà còn là chi phí cơ hội cho việc học TA.

Nếu người học cảm nhận rằng chất lượng học TA của mình được cải thiện sau mỗi khóa học thì SV sẳn sàng bỏ ra chi phí đểđạt được mục tiêu học tập của mình. Tuy nhiên, khi áp dụng và thiết kế chương trình học này, Nhà trường đã không xem xét đến tính khả thi của chương trình, thiết kế chỉ dựa trên quan điểm chủ quan từ

phía lãnh đạo nên dù có đạt chuẩn Toiec của Trường thi SV vẫn không thểđáp ứng nhu cầu xã hội bởi lẽ nghe, đọc và làm ngữ pháp thì có tác dụng gì trong công việc mà các nơi sử dụng SV đã ra trường đặt ra trong khi SV không thể giao tiếp được

bằng TA.

Nhận định từ phía lãnh đạo thì như thế nhưng đối với SV thì lại có những tác dụng ngược lại. Do sự lo lắng về chuẩn đầu ra và những ảnh hưởng của môn học này đối với điểm trung bình của khóa học nên nhiều SV e ngại không dám đăng ký học và càng lo lắng hơn khi chương trình học TA luôn luôn thay đổi về quy định nên dẫn đến việc chậm trễ trong học TA không chuyên. Thêm vào đó, chi phí phải bỏ ra cho mỗi lần học các khóa Toiec là 680.000đ nhưng kết quả nhận lại thì không tương xứng. Trong một số trường hợp, SV tham gia kỳ thi nhưng không đạt theo mức quy định, phải học đi học lại nhiều lần cùng 01 giáo trình và phải đóng thêm chi phí tương tự cho việc học lại bậc học đó.

Do vậy, dẫn đến việc học TA không mang lại tác dụng tích cực cho người học cả về hiệu quả, thời gian lẫn tiền bạc.

3.3.3.3. Giáo trình học tiếng Anh

Thông qua các thông tin có được từ phía 02 lãnh đạo tại Trung tâm – Tin học NN và Khoa SP NN cho thấy kết quả sau:

Cả 02 lãnh đạo đều cho rằng giáo trình là phù hợp với việc học Toiec của SV vì đây là bộ giáo trình học TA chuẩn Toiec của IIG Việt Nam chuyển nhượng bản quyền cho trường ĐHĐT phục vụ cho SV nhằm giúp SV đạt chuẩn Toiec. Dù vậy nhưng để đạt chuẩn Toiec theo cách áp dụng của nhiều trường ĐH, CĐ trong cả

nước mà không quan tâm đến hiệu quả sử dụng sau khi đạt được trình độ Toeic theo chuẩn quy định của Trường thì xem ra việc dạy và đạt chuẩn chỉ mang tính hình thức, không có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu xã hội.

Cũng với nhân tố này, nhiều ý kiến từ các GV lại cho rằng giáo trình hiện tại chưa phù hợp với SV bởi lẽ với giáo trình được thiết kế không sinh động, không phù hợp việc giảng dạy của GV cũng như việc học của SV. Hơn nữa, việc sử dụng giáo trình Toiec trong dạy và học cũng không phù hợp với xu thế hiện tại vì giáo trình chỉ bao gồm 02 nội dung kỹ năng đó là: nghe và đọc. Giao tiếp bằng TA một kỹ năng không thể thiếu hiện nay và rất cần thiết đối với đội ngũ lao động trí thức, tuy nhiên SV hầu như không được trau dồi ở khóa học này. Chỉ một số ít GV lồng ghép kỹ năng này vào quá trình dạy và học Toiec giúp cho SV có điều kiện tiếp cận.

Đối với các trường khác, khi áp dụng chuẩn đánh giá Toiec thì có thểđánh giá

được trình độ TA thực sự của SV, nhưng với những đặc thù về SV Đồng Tháp như

trình độ đầu vào thấp, thụđộng trong việc học TA,… thì việc sử dụng chuẩn Toiec làm chuẩn đánh giá thì xem ra không hiệu quả, đặc biệt là đối với SV ĐHĐT (luôn

thụđộng trong việc học TA).

Nhìn chung, việc thay đổi cách đánh giá, từ đó thay đổi giáo trình là việc rất

đáng để xem xét.

3.3.3.4. Thời lượng học tiếng Anh và cách bố trí thời gian học tiếng Anh

- Thời lượng học TA không chuyên

Chương trình học TA không chuyên được bố trí với thời lượng 75 tiết cho mỗi khóa học. Như vậy, việc bố trí thời lượng học tập của SV được lãnh đạo cho là phù hợp với SV. Các GV cũng đồng tình vềđiều đó.

Và theo nhận định của SV dựa vào bảng 3.9 cho rằng phù hợp và tạm chấp nhận được. Tuy nhiên giá trị mean chỉở mức 3.3779 tức sự phù hợp này chưa được

đánh giá cao trong việc nâng cao trình độ của SV theo từng bậc học hay thời gian là chưa đủ cho SV tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn.

Bảng 3.17. Số giờ học tiếng Anh trên lớp25 Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Số giờ học TA trên lớp phù hợp với việc

nâng cao trình độ của SV theo từng bậc học

434 1.00 5.00 3.3779 Valid N (listwise) 434

(Nguồn: Kết quảđiều tra của nghiên cứu)

Để học TA tốt hơn thì cần thiết kế lại số giờ học ở từng bậc sao cho hợp lý bằng cách tăng số giờ học theo cấp độ: đối với những bậc học dễ hơn thì cần ít thời gian học hơn nên số giờ học ngắn hơn và ngược lại đối với những bậc khó hơn thì cần nhiều thời gian học hơn để SV có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất nên cần số giờ học dài hơn.

- Về bố trí thời gian học TA không chuyên

Các khóa học được bố trí học vào buổi tối, mỗi tuần học 02 buổi tối với tổng thời lượng 04 tiết thì chưa phù hợp cho việc nâng cao trình độ của SV. Hơn nữa, theo cách sắp xếp như vậy thì khó có thể nâng cao trình độ bởi thời gian học TA bị

ngắt quãng, cứ mỗi 03 đến 04 ngày mới học TA một lần, mỗi lần học khoảng 02 giờ

đồng hồ. Chưa kể đến việc, các GV bận đi công tác mà không sắp xếp được người dạy thay thì SV phải ngừng học đến 0.5 tháng có khi lên đến 1 tháng mới được học tiếp tục. Do vậy, một khóa học có khi kéo dài gần 0.5 năm.

Đối với học TA, người học cần được học tập thường xuyên và liên tục thì mới có thể nâng cao được trình độ. Rất nhiều ý kiến cho rằng cách học tốt nhất và nhanh nhất là hàng ngày được tắm mình trong môi trường ngôn ngữđó. Điều này đã được chứng minh là đúng thông qua việc đi học tiếng nước ngoài 06 tháng đến 01 năm có kết quả hơn nhiều so với việc học TA hơn mười năm chương trình Anh văn phổ

thông và ĐH, CĐ trong nước. Chính vì lý do đó cho thấy việc bố trí thời gian học tập như vậy là không hợp lý và khó để đạt được mục đích đã định. Tuy nhiên do một số nguyên nhân về cân đối thời gian học tập giữa các môn chuyên ngành và thời gian học Toiec, giữa lực lượng nhân sự với lực lượng SV mà lãnh đạo khó lòng bố trí thời gian học TA cho phù hợp.

SV luôn cảm thấy khó khăn trong việc theo học các lớp TA có thời gian học tập bịđộng như vậy. Người học bị phụ thuộc vào người dạy nên gây khó khăn trong việc sắp xếp học tập các môn khác cũng như sắp xếp các vấn đề cá nhân của người học. Hơn nữa, sau một thời gian ngắt quãng học tập, khi tham gia học tiếp SV luôn thấy mọi thứ như mới như vừa được học lại từ đầu vì thế việc học theo kiểu ngắt quãng không mang lại hiệu quả học tập.

3.3.3.5. Số lượng sinh viên trong lớp

Theo thông tin từ Trung tâm NN - Tin học thì số lượng SV tham gia các khóa học TA thường dao động trong khoảng từ 30 – 40 SV. Đây là con số không hề nhỏ

trong việc phát huy hiệu quả học TA. Với số lượng SV trong lớp như thế thì việc tiếp xúc với ngôn ngữđích càng trở nên ít hơn.

Đối với những môn học khác, việc học có thể có số lượng SV trong lớp > 30 SV, tuy nhiên với đặc thù của TA: càng ít SV việc học càng trở nên hiệu quả do mức độ va chạm với TA trên mỗi SV được tăng lên.

Các lãnh đạo cũng chưa đồng tình và thống nhất về vấn đề này nhưng do một số nguyên nhân từ khả năng cung cấp đội ngũ giảng dạy và đặc thù chương trình học TA theo chuẩn Toiec chỉ gồm 02 kỹ năng nghe và đọc nên số lượng SV trong lớp hiện vẫn đang duy trì ở mức cao trên 30 SV/lớp.

Tuy nhiên, SV đánh giá nhân tố trên ở mức tạm ổn bởi việc học nghe và đọc thì không cần phải hoạt động nhiều như kỹ năng nghe và nói. Hơn nữa, việc học từ

việc so sánh hiệu quả học TA giữa lớp nhiều người học với lớp ít người học đối với SV còn tương đối khó khăn.

Cũng từ kết quả cho thấy số lượng SV trong lớp là chưa phù hợp cho việc nâng cao hiệu quả học TA không chuyên. Do vậy cần điều chỉnh nhằm giảm số

lượng để gia tăng hiệu quả học tập.

3.3.3.6. Hoạt động kiểm tra, giám sát của trường đối với hoạt động dạy và học tiếng Anh không chuyên

Hàng ngày, trường luôn tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát GV và SV trong việc chấp hành các quy định về học TA không chuyên như giờ giấc giảng dạy và học tập, số lượng SV. Đây cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy sự quan tâm của Nhà trường đến việc dạy và học TA không chuyên của GV và SV.

Vì vậy, quá trình học TA diễn ra theo đúng quy định về học tập, tránh được tình trạng vô trễ, về sớm của GV và tình trạng bỏ học của SV. Điều này làm cho số

tiết dạy và học TA được đảm bảo.

3.3.3.7. Môi trường học tiếng Anh tại Trường

Một nhân tố khác không thể thiếu từ kết quả phân tích hồi quy26 đó chính là môi trường. Cụ thể khi môi trường học TA tăng thêm 01 đơn vị thì chất lượng học TA không chuyên tăng thêm 0.369 đơn vị. Môi trường học TA càng thuận lợi bao nhiêu thì chất lượng học TA càng được nâng cao bấy nhiêu. Điều này lý giải vì sao rất nhiều người không biết hoặc không nói được TA khi sống ở Việt Nam nhưng sau khi di cư sang một quốc gia sử dụng TA thì lại sử dụng được TA.

Nhà trường đã và đang ra sức tạo môi trường học TA cho SV bằng cách đầu tư

mua thêm hệ thống loa, micro, xây dựng thêm phòng ốc phục vụ cho việc dạy và học.

Mặc dù vậy, theo đánh giá từ SV thông qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17 cho thấy môi trường học TA chỉở mức tạm chấp nhận được và chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao hiệu quả học TA không chuyên của SV, giá trị mean luôn của nhân tố này chỉ nằm trong khoảng từ 3.3 đến 3.5.

Bảng 3.18. Mô tả môi trường học tiếng Anh của sinh viên tại Trường27 Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Số lượng SV trong lớp phù hợp và tạo nhiều

thuận lợi cho việc học TA 434 1.00 5.00 3.4470 Số giờ học TA trên lớp phù hợp với việc nâng

cao trình độ của SV theo từng bậc học 434 1.00 5.00 3.3779 Cách bày trí bàn ghế trong lớp tạo thuận tiện

cho việc học TA 434 1.00 5.00 3.4977 Trường có nhiều phòng ốc phục vụ cho việc tự

học TA của SV 434 1.00 5.00 3.0092 Valid N (listwise) 434

(Nguồn: Kết quảđiều tra của nghiên cứu)

Qua đó cho thấy SV không đánh giá cao ở các biến quan sát. Chi có biến quan sát số lượng SV trong lớp cách bày trì bàn ghế trong lớp họcđược SV đánh giá cao hơn các điều kiện khác bởi lẽ chỉ học nghe, đọc và ngữ pháp thì số lượng ảnh hưởng không nhiều đến việc học của SV ĐHĐT và không cần bàn ghế phải linh hoạt, dễ di chuyển nên hệ thống bàn ghế cố định hiện tại có thể đáp ứng nhu cầu người học. Mặc dù vậy, vẫn có một số GV dạy thêm kỹ năng giao tiếp và viết cho SV nên việc học trở nên khó khăn hơn khi cần tham gia các hoạt động thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)