Dạy học tiếng Anh không chuyên của sinh viên trên cơ sở đáp ứng nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 99 - 100)

4.2.1.1. Cơ sđề xut gii pháp

Trong xu thế hiện tại, không chỉ riêng các đơn vị kinh doanh mới chú trọng

đến nhu cầu khách hàng mà còn có cả sự tham gia của các đơn vị GD&ĐT. Nhu cầu con người ngày càng cao do vậy việc gia tăng đòi hỏi những dịch vụđào tạo thật sự

có chất lượng là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù sản phẩm của GD là một sản phẩm đặc biệt nhưng nếu như các đơn vị đào tạo không xem nó như là một sản phẩm dịch vụ do khách hàng quyết định chất lượng (cụ thểđối tượng khách hàng ở đây chính là người học và nơi sử dụng SV đã ra trường) mà chỉ xem như là một sản phẩm do nhà cung cấp quyết định chất lượng thì không thể nâng cao được chất lượng đào tạo.

GD là một sản phẩm đặc biệt, là kết quả của quá trình tương tác giữa nhà cung

ứng và người sử dụng. Đối với GD, đó là sự tương tác giữa 03 chủ thể: người dạy, người học và nơi sử dụng SV đã ra trường. Như vậy, muốn thay đổi chất lượng GD nói chung, chất lượng dạy và học TA không chuyên nói riêng phải xuất phát từ việc thay đổi chất lượng tương tác giữa 03 chủ thể trên. Có nâng được chất lượng tương tác thì chất lượng đào tạo mới được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Muốn làm

được điều đó, việc làm đầu tiên là phải tìm hiểu nhu cầu của người học và nơi sử

dụng SV đã ra trường đối với việc học TA không chuyên. Đây chính là một trong những vấn đề mấu chốt để mọi thay đổi của đơn vị đào tạo trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bước tiếp theo được thành công.

4.2.1.2. Ni dung gii pháp

- Thành một bộ phận chuyên trách trong việc điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị

trường nhằm tìm hiểu nhu cầu khách hàng định kỳ, tiến hành so sánh và đánh giá mức độđáp ứng của trường so với nhu cầu nơi sử dụng SV đã ra trường và nhu cầu của SV đã làm việc sau khi ra trường về chất lượng học TA. Sau đó tiến hành thay

đổi cho phù hợp với nhu cầu, đáp ứng mục tiêu đào tạo phù hợp nhu cầu xã hội. - Đào tạo chuyên sâu về kỹ năng phục vụ khách hàng cho cán bộ, GV; xem người học như một khách hàng thực sự, từ đó thỏa mãn tối đa nhu cầu người học góp phần nâng cao dần chất lượng học TA không chuyên.

một kỹ năng lẫn các lớp dạy cả 04 kỹ năng để người học có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu cá nhân của đối tượng nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

4.2.1.3. Li ích ca gii pháp

- Lợi ích mang lại từ giải pháp này chính là việc đáp ứng đúng nhu cầu hiện tại mà đối tượng sử dụng lao động đặt ra cũng như nhu cầu học TA của SV.

- Giải pháp này là cơ sở và là tiền đề giúp cho các giải pháp theo sau được phát huy tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học TA không chuyên.

4.2.1.4. Điu kin thc hin gii pháp

- Đội ngũ GV chuyên trách bộ phận tìm hiểu nhu cầu phải có mối quan hệ và khả năng giao tiếp tốt. Thêm vào đó, phải được sự hỗ trợ của Nhà trường trong việc giới thiệu và tạo điều kiện tạo lập mối quan hệ với các nơi sử dụng SV đã ra trường. - GV giảng dạy từng kỹ năng phải có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trong kỹ

năng đó hoặc đã được đào tạo bài bản về giảng dạy TA không chuyên. Có sự am hiểu sâu và rộng về kỹ năng mà mình đảm nhận giảng dạy.

- Cần nhiều phòng học mới được thiết kế phù hợp với từng kỹ năng chuyên biệt. Chẳng hạn, đối với việc học và dạy kỹ năng giao tiếp thì cần phòng học được thiết kế theo kiểu học nhóm, cách thiết kế phải đảm bảo khả năng tiếp cận giữa GV với các SV trong tất cả các nhóm được dễ dàng nhằm giúp GV am hiểu năng lực của từng SV. Từđó, sắp và bố trí vị trí học TA hợp lý, nâng cao được khả năng giao tiếp của SV.

- Cần được thực hiện chung với các giải pháp góp phần thay đổi chất lượng học TA không chuyên khác. Bởi nếu chỉ có giải pháp này nhưng lại không áp dụng các giải pháp thực thi kết hợp đi kèm thì việc áp dụng không có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)