Nhân tố thuộc về sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 76 - 81)

3.3.1.1. Tự học của sinh viên

Vấn đề tự học TA là vấn đềđang được Nhà trường hết sức quan tâm. Vì thế

Nhà trường đã giao nhiệm vụ cho GV dạy TA không chuyên phải thực hiện giám sát quá trình tự học của SV thông qua điểm danh và giao bài tập về nhà cho SV. Theo đánh giá của nhiều GV giảng dạy cho thấy ý thức tự học TA của SV ĐHĐT nhìn chung chưa cao và chỉđạt mức trung bình.

SV – sản phẩm của đào tạo cũng đánh giá về hoạt động tự học của mình chưa cao. Hàng ngày, chỉ có một số ít SV dành thời gian cho việc tự học TA, khoảng thời gian này chỉ dao động trong khoảng trung bình 0.5 giờ/ngày. Còn hầu hết những SV còn lại không dành thời gian cho hoạt động tự học, tỷ lệ này chiếm đến 74.9%

Bảng 3.10. Số giờ trung bình hàng ngày mà sinh viên dành cho tự học tiếng Anh13

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 gio 325 74.9 74.9 74.9

< 0.5

gio 109 25.1 25.1 100.0 Total 434 100.0 100.0

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Điều này cho thấy thời gian dành cho hoạt động tự học TA của SV còn khá thấp.

Ngoài ý thức tự học chưa cao còn xuất phát từ nguyên nhân khác, đó chính là

điều kiện tự học tại trường. Trong khuôn viên trường, ngoài những dãy ghế đá và thư viện thì hầu như SV không có một chỗ tự học cốđịnh. Các lớp học luôn ở trạng thái không dành riêng cho việc tự học, SV có thể vào bất cứ phòng học trống nào để

tự học TA. Tuy nhiên nếu có SV khác đến lớp học theo lịch thì ngay lập tức những

SV tự học phải tự tìm kiếm một chỗ khác cho việc tự học. Điều này gây khó khăn không nhỏ trong việc tạo ra hứng thú tự học cho SV tại trường và làm gián đoạn quá trình tự học của SV. Hơn nữa, vào các buổi tối thì chỉ có dãy A là sẳn có để

phục vụ cho việc tự học, còn các dãy khác hầu như không đáp ứng nhu cầu này. Do vậy việc tự học của SV tại trường càng trở nên khó khăn hơn.

Cả 02 yếu tố trên đã góp phần làm cho hoạt động tự học của SV trở nên yếu kém dẫn đến chất lượng học TA không chuyên khó có thểđược nâng cao.

3.3.1.2. Phương pháp học của sinh viên

GV luôn chỉ cho SV biết PP học TA như thế nào để có thể nâng cao được trình

độ thế nhưng việc vận dụng các PP học trong SV còn nhiều hạn chế.

Ngoài sự hỗ trợ từ phía người dạy thì người học cũng phải có các phương pháp học phù hợp theo từng đối tượng và điều kiện cụ thể. Bởi người học là đối tượng chính của quá trình học tập và giảng dạy. Tuy nhiên, không phải SV nào cũng biết rõ phương pháp học nào là phù hợp với mình và phải bắt đầu từđâu.

Từ đó, chất lượng học TA không chuyên sẽ bị ảnh hưởng. Theo mô hình hồi quy14 khi PP học TA của SV tăng lên 01 đơn vị thì chất lượng học TA tăng lên 0.327 đơn vị.

Bảng 3.11. Mô tả phương pháp học tiếng Anh của sinh viên15

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Học TA bằng cách thực hành giao tiếp 434 1.00 5.00 3.2742 Học TA thông qua các phần mềm học TA 434 1.00 5.00 3.4309 Học TA thông qua thẻ từ vựng 434 1.00 5.00 3.2903 Học TA bằng cách đọc sách, tạp chí, truyện,… bằng TA 434 1.000 5.000 2.95622 Học TA bằng cách truy cập vào những trang web học TA 434 1.00 5.00 3.4654 Valid N (listwise) 434

(Nguồn: Kết quảđiều tra của nghiên cứu)

Qua bảng 3.11 cho thấy SV trường ĐHĐT ít sử dụng các PP này trong việc học và tự học của mình. Chỉ có PP học TA thông qua các phần mềm học TAhọc TA bằng cách truy cập vào những trang web học TA là được SV sử dụng nhiều hơn so với các PP khác.

Khi học TA cần kết hợp nhiều PP học khác nhau nhằm tạo ra hiệu quả học TA cao nhất. Chẳng hạn, khi thực hành giao tiếp sẽ giúp SV có thể giao tiếp tốt hơn

hay đọc sách, báo, tạp chí,… bằng TA giúp trau dồi kỹ năng đọc cũng như làm giàu thêm lượng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp lẫn kiến thức. Hay việc sử dụng PP học từ

vựng mới bằng các thẻ từ vựng được thiết kế rất sinh động, có hình ảnh, ví dụ minh họa và rất tiện lợi khi mang theo. Đây cũng là PP học TA hiện đại rất tốt cho SV.

Nói tóm lại, PP học và tự học của SV cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong quá trình nâng cao chất lượng học TA tại Trường. Tuy nhiên, SV chưa chú ý

đến cách học này, hoặc có chú ý nhưng không có điều kiện thực hiện, có đều kiện thực hiện nhưng lại không biết cách thực hiện sao cho có hiệu quả.

Hơn thế nữa, đại bộ phận không nhỏ SV không dành nhiều thời gian cho các hoạt động tự học TA do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, chất lượng học TA chưa được nâng cao.

3.3.1.3. Nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên

Thông qua mô hình hồi quy16 cho thấy đây là yếu tố có mối quan hệ ngược chiều với chất lượng học TA không chuyên, khi nhu cầu của SV tăng thêm 01 đơn vị thì chất lượng học TA không chuyên giảm đi 0.062 đơn vị. Lý giải cho điều này, tác giả cho rằng nhu cầu của người học càng ngày càng cao trong khi mức độ đáp

ứng của Trường đối với nhu cầu học TA không chuyên còn thấp. Do vậy khi nhu cầu tăng lên thì mức độ đòi hỏi về loại hình dịch vụ đào tạo TA có chất lượng cao cũng tăng, trong khi các biến khác như giả định không thay đổi thì tất yếu sẽ làm cho chất lượng học TA được đánh giá thấp hơn so với trước đó.

Sau đây là bảng 3.12 mô tả nhu cầu học TA không chuyên của SV:

Bảng 3.12. Mô tả nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên17 Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Học TA để giao tiếp với người nước ngoài 434 1.00 5.00 3.4147 Học TA để nâng cao trình độ chuyên môn 434 1.00 5.00 3.7742 Hoc TA để mở rộng sự hiểu biết 434 1.00 5.00 4.0276 Hoc TA để kiếm được 01 việc làm tốt sau

khi tốt nghiệp 434 1.00 5.00 4.3387 Valid N (listwise) 434

(Nguồn: Kết quảđiều tra của nghiên cứu)

Theo kết quả trên cho thấy mức độ đồng ý của các đáp viên đối với các nhu cầu này là khá cao. Và hơn hết đểđược thỏa mãn các nhu cầu trên đòi hỏi SV phải

được học về cả 04 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết mới có thể giải quyết được nhu cầu này.

Và thực tế thì SV chỉđược học 02 kỹ năng: nghe và đọc tại trường nên không

đáp ứng được nhu cầu SV đang rất cần ở hiện tại.

Phân tích sự lệch pha giữa đào tạo tại Trường và nhu cầu học TA không chuyên của SV

Để có thể tìm hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng, trước tiên phải xem xét nơi sử dụng SV đã ra trường cần gì, sau đó tiếp tục tìm hiểu về nhu cầu người học. Hơn nữa, việc tìm hiểu nhu cầu này phải được triển khai hàng năm bởi lẽ nhu cầu con người luôn luôn thay đổi và nhiệm vụ của các đơn vịđào tạo là phải bắt kịp với xu hướng thay đổi đó nhằm tạo ra được những lực lượng lao động thực sự có chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thông qua kết quảđiều tra từ nghiên cứu thực trạng cho thấy, nơi sử dụng SV

đã ra trường có nhu cầu lớn về một đội ngũ lao động có khả năng giao tiếp Anh ngữ

và khả năng đọc, dịch các tài liệu TA phục vụ cho chuyên môn tốt.

Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu các lĩnh vực TA mà SV quan tâm và mong muốn học được thống kê như sau:

Bảng 3.13. Lĩnh vực tiếng Anh mà sinh viên mong muốn học18 c68 Frequencies Responses Percent of Cases N Percent Lĩnh vực TA mà SV muốn họca Nghe 389 23.2% 89.8% Nói 392 23.3% 90.5% Đọc 299 17.8% 69.1% Viết 311 18.5% 71.8% Ngữ pháp 288 17.2% 66.5% Total 1679 100.0% 387.8% a. Dichotomy group tabulated at value 1.

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Kết quả cho thấy SV có nhu cầu cao trong việc học nói và nghe TA, chiếm tỷ

lệ lần lượt là 89,8% và 90,5%. Còn các lĩnh vực khác nhưđọc, viết, ngữ pháp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn trên 65% tức một số SV cũng rất muốn học các lĩnh vực này do những nhu cầu cá nhân.

Nhu cầu là vậy, nhưng thực tế SV lại được học nghe, đọc và ngữ pháp là chủ

yếu, trong khi nói lại được học rất ít, còn viết thì lại không được học.

Bảng 3.14. Lĩnh vực tiếng Anh mà sinh viên được học trên lớp19 $c67 Frequencies Responses Percent of Cases N Percent Lĩnh vực TA mà SV chủ yếu được học trên lớpa Nghe 434 32.2% 100.0% Nói 72 5.3% 16.6% Đọc 434 32.2% 100.0% Ngữ pháp 408 30.3% 94.0% Total 1348 100.0% 310.6% a. Dichotomy group tabulated at value 1.

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Như vậy, không có sự phù hợp giữa cung và cầu trong việc học TA không chuyên. Chính vì vậy, Nhà trường cần xem lại nhu cầu người học và nơi sử dụng SV đã ra trường nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó mang lại sự hài lòng cho SV cũng như phù hợp với nhu cầu xã hội mà các nơi sử dụng SV đã ra trường hiện tại

đang quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)