Các vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 31)

Vấn đề còn tồn tại hiện nay chính là chất lượng học TA không chuyên vẫn không được cải thiện. Người học sau khi học xong thì vẫn không thể giao tiếp được bằng TA, do đó không thểđáp ứng được nhu cầu xã hội đặt ra trước thềm hội nhập. Rất nhiều SV sau khi ra trường vẫn không thể sử dụng TA trong công việc, trong khi cầu lao động thì thừa nhưng cung về nhân lực sử dụng TA lại vô cùng thiếu thốn. Tình trạng này dẫn đến một số lượng lớn SV thất nghiệp và đang là gánh nặng cho xã hội.

Để giải quyết vấn đề trên thì phải nghiên cứu chất lượng dạy và học TA không chuyên để từđó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng học TA không chuyên góp phần giải quyết vấn đề mà GD đã và đang đặt ra.

Tính đến thời điểm này, qua tìm hiểu cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng học TA không chuyên nói chung và SV tại Trường

ĐHĐT nói riêng. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài trên là vô cùng cần thiết và phù hợp với thực tế khách quan tại trường ĐHĐT nói riêng, các trường ĐH, CĐ

CHƯƠNG 2

CƠ S LÝ LUN V CHT LƯỢNG HC TING ANH KHÔNG CHUYÊN TI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HC 2.1. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ

2.1.1. Khái niệm

Người sản xuất ra sản phẩm cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, còn người tạo ra và cung cấp dịch vụ cần đảm bảo chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đềđặt ra thế nào là chất lượng lại là vấn đề không đơn giản.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng3:

- Theo cách tiếp cận tuyệt đối thì giá trị sử dụng của một sản phẩm tạo nên thuộc tính hữu ích của nó và đó chính là chất lượng của sản phẩm.

- Theo cách tiếp cận kỹ thuật – sản xuất, người ta quan niệm chất lượng sản phẩm được xác định trên cơ sở sự hoàn hảo và phù hợp của hệ thống sản xuất với các đặc tính định sẵn của sản phẩm.

- Tiếp cận giá trị coi chất lượng sản phẩm là đại lượng được phản ánh thông qua hiệu quảđạt được từ việc sản xuất và tiêu thụ nó. Theo Kaoru Ishikawa: “Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất”. Cách tiếp cận này được các nhà marketing quan tâm vì nó hàm chứa mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

- Tiếp cận người tiêu dùng cho rằng chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ

tiêu, các đặc trưng kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. Cách tiếp cận này đã dựa trên cơ sở

giả định người tiêu dùng có lý trí và chất lượng được đánh giá thông qua khả năng tiêu dùng. Theo cách quan niệm này thì chất lượng sản phẩm là khái niệm tương đối và chủ quan, được đa số các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản trị quan tâm.

- Tổ chức tiêu chuẩn thế giới định nghĩa: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể

các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó, thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu trong những biểu hiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”.

Mặc dù có nhiều định nghĩa về chất lượng sản phẩm nhưng tựu chung lại chúng phải bao gồm những khía cạnh sau: (1) Chất lượng sản phẩm phải là một tập hợp các chỉ tiêu, những đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm; (2) Chất lượng sản phẩm phải được thể hiện trong tiêu dùng và cần xem xét sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể của thị

trường; (3) Chất lượng sản phẩm phải gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu thị

trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục.

2.1.2. Đặc điểm của phạm trù chất lượng

Các quan niệm về chất lượng sản phẩm đã chứng tỏ chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế – kỹ thuật – xã hội vận động và phát triển theo sự phát triển của thời gian, mang cả hai sắc thái khách quan và chủ quan.

Tính chất khách quan của chất lượng sản phẩm biểu hiện khẳng định tính chất,

đặc điểm nội tại thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm; thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Như thế, chất lượng sản phẩm là sản phẩm của trình độ kỹ thuật sản xuất và trình độ tiêu dùng của nền kinh tế, cùng với sự thay đổi về kỹ thuật sản xuất cũng như nhu cầu về sản phẩm tất yếu chất lượng sản phẩm sẽ thay đổi theo.

Tính chất chủ quan của chất lượng sản phẩm biểu hiện rõ nét ở sự phụ thuộc của chất lượng sản phẩm vào:

- Các giải pháp thiết kế 75%, kiểm tra 20% và nghiệm thu 5%. - Toàn hệ thống 94% và người lao động 6%,…

2.2. Chất lượng học ngoại ngữ nói chung và chất lượng học tiếng Anh nói riêng 2.2.1. Khái niệm 2.2.1. Khái niệm

Chất lượng nói chung và chất lượng trong lĩnh vực đào tạo nói riêng là những khái niệm cơ bản được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau4.

Trong lĩnh vực GD, chất lượng với đặc trưng sản phẩm là “con người lao

động”, là kết quả của quá trình GD và được thể hiện cụ thểở các phẩm chất, giá trị

nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu của từng ngành đào tạo trong hệ thống GD quốc dân.

Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục, là chất lượng người học được hình thành từ các hoạt động GD theo những mục tiêu định trước. Sự phù hợp được thể hiện thông qua mục tiêu GD, phù hợp với nhu cầu người học, với gia đình, cộng

đồng và với xã hội. Mục tiêu trong định nghĩa này được hiểu theo nghĩa rộng và do

từng trường xác định.

Nhiều người có quan điểm GD là một ngành dịch vụ, sản phẩm của GD là những con người tri thức, có kiến thức phù hợp với trình độ đào tạo. Và như vậy, trong nền kinh tế thị trường chất lượng đào tạo phải do người tiêu dùng đánh giá – tương tự, chất lượng GD phổ thông phải do xã hội quyết định; chất lượng đào tạo

ĐH phải do: (1) Người sử dụng lao động sau đào tạo, (2) Đối tượng đào tạo – SV. Chất lượng đào tạo phải xuất phát từ mong muốn của khách hàng chứ không phải theo ý muốn của cơ sởđào tạo.

Đểđáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, mỗi trường phải có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu về chất lượng của hai đối tượng trên đểđưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng cụ thể về trình độ GV, PP đánh giá,... Nhằm đáp ứng các tiêu chí phản ánh nhu cầu của 02 đối tượng trên, chất lượng đào tạo TA nói riêng và NN nói chung phải bằng các tiêu chí phản ánh: Nghe được, nói được và viết được.

Chất lượng học tập là sự đáp ứng của sản phẩm đào tạo đối với các yêu cầu, mong muốn về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học.

Như vậy, chất lượng học NN nói chung là sựđáp ứng của người học ngôn ngữ đối với các chuẩn mực và tiêu chí đã xác định sao cho phù hợp với mục tiêu của cá nhân và yêu cầu của xã hội đặt ra cho giáo dục. Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng ở mỗi trường tối thiểu phải bằng với tiêu chuẩn chất lượng mà quốc gia đã quy định.

 Dựa trên quan điểm hiện đại về chất lượng theo cách tiếp cận người tiêu

dùng, chất lượng học TA không chuyên được định nghĩa là tổng thể các chỉ tiêu, tiêu chí cần đạt được trong việc học TA mà các chỉ tiêu, tiêu chí này phải thỏa mãn nhu cầu mà người học mong muốn. Do vậy, bộ chuẩn đánh giá chất lượng học TA của Nhà Trường phải được xây dựng dựa trên nhu cầu, mong muốn của người học.

2.2.2. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá từ cơ sởđào tạo

Tiêu chuẩn là những yêu cầu mà một sản phẩm, dịch vụ hay một nhóm sản phẩm, dịch vụ phải thoả mãn, nhằm tạo ra tính thoả dụng của sản phẩm, dịch vụ

hoặc nhóm sản phẩm, dịch vụđó.

Tiêu chí thường được định nghĩa là “Tính chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xem xét, hoặc phân loại một vật, sự vật”. Tiêu chí còn được xem như những

điểm kiểm soát và là chuẩn đểđánh giá chất lượng của đầu vào và quá trình đào tạo (Johnes & Taylor, 1990). Tiêu chí là sự cụ thể hóa của chuẩn mực, chỉ ra những căn cứđểđánh giá chất lượng.

Chỉ tiêu là thước đo cụ thể của tiêu chí.

Để đo lường chất lượng học TA không chuyên thì việc tìm hiểu tiêu chí đánh giá chất lượng từ người học là vô cùng cần thiết. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá của người dạy đối với hoạt động này. Tuy nhiên hiện tại chưa có một trường ĐH, CĐ nào tại Việt Nam đi sâu tìm hiểu để xây dựng bộ

tiêu chí đánh giá chất lượng học TA từ người học nên chưa có cơ sởđể xây dựng bộ

tiêu chuẩn đánh giá của người dạy.

Theo thế giới, có nhiều chuẩn đánh giá phổ biến khác nhau dùng đểđo lường chất lượng học TA bao gồm:

2.2.3.1. Toeic

Toeic (Test of English for International Communication) là bài thi đánh giá năng lực sử dụng TA trong môi trường giao tiếp. Hiện nay, bài thi Toeic đang được áp dụng rộng rãi bởi 9.000 tổ chức và 92 quốc gia trên thế giới. Ở châu Á, hiện có hơn 300 trường ĐH sử dụng bài thi quốc tế này.

Các tổ chức giáo dục sử dụng Toeic nhằm đánh giá, phân loại trình độđầu vào của SV; đánh giá hiệu quả của việc dạy và học TA và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.

Bảng 2.1. Các tiêu chí và chỉ tiêu đo lường tiếng Anh theo chuẩn Toiec

Tiêu chí Điểm

Trình độ TA chuyên nghiệp: Khả năng giao tiếp hiệu quả trong mọi tình huống 875 – 990 Thành thạo TA: Có thể đáp ứng hầu hết với các yêu cầu làm việc với ngôn ngữ, chấp nhận được và có hiệu quả 730 – 875 Có thể làm việc bằng TA: Trình độ TA có thể thỏa mãn hầu hết các

yêu cầu về giao tiếp xã hội nhưng yêu cầu về công việc chuyên môn bị hạn chế

590 – 730

TA trình độ cao cấp: Có thể bắt đầu và duy trì cuộc đối thoại và đáp

ứng yêu cầu xã hội khá hạn chế

500 – 590 TA trình độ trung cấp: Người nói có khả năng nhưng trình độ còn

hạn chế. Có thể duy trì các cuộc trò chuyện bằng các chủ đề quen thuộc

300 – 500

TA trình độ sơ cấp: Có thểđáp ứng nhu cầu sống trước mắt 200 – 300

(Nguồn: www.iigvietnam.com)

trình độ NN dùng chung cho toàn châu Âu nhằm tạo cơ sở cho việc so sánh năng lực TA của SV Việt Nam với mặt bằng chung của khu vực và thế giới.

CEF (Common European Framework) là một hệ thống gồm 6 mức trình độ

dùng để mô tả các mức trình độ NN của một người từ lúc mới học đến khi thành thục như người bản ngữ là Căn bản (A1), Sơ cấp (A2), Trung cấp (B1), Trung cao cấp (B2), Cao cấp (C1), và Thành thạo (C2).

Bảng 2.2. Các tiêu chí và chỉ tiêu đo lường tiếng Anh theo khung châu Âu

Mô tả chung Trình độ

Có khả năng hiểu và sử dụng các cấu trúc câu đơn giản và cơ

bản; Có thể giao tiếp một cách đơn giản nếu người khác nói chậm rãi, rõ ràng và sẵn lòng trợ giúp.

Bậc A1 – Giao tiếp theo công thức Có thể hiểu câu và các cụm từ thông thường trong những hầu

hết các chủ đề quen thuộc; Có thể giao tiếp đơn giản, thực hiện các yêu cầu cơ bản và nắm bắt được thông tin khi giao tiếp trong các bối cảnh quen thuộc.

Bậc A2 – Giao tiếp

đơn giản

Có khả năng hiểu những ý chính trong ngôn ngữ thông qua các chủđề quen thuộc; Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp;

Bậc B1 – Giao tiếp hạn chế

Có khả năng hiểu các ý chính trong văn bản phức tạp về các chủ đề trừu tượng cũng như phi trừ tượng;Giao tiếp một cách tự nhiên và lưu loát với người bản địa, bày tỏ quan điểm về

một vấn đề.

Bậc B2 – Giao tiếp thông thường

Có khả năng hiểu đa dạng các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các hàm ý; Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập hay công việc.

Bậc C1 – Giao tiếp chủđộng

Có khả năng hiểu một cách dễ dàng những thông tin; giao tiếp lưu loát trong các tình huống phức tạp. Tóm tắt thông tin từ

các nguồn nói và viết khác nhau..

Bậc C2 – Giao tiếp thành thạo

(Nguồn: www.ulis.vnu.edu.vn)

2.2.3.3. Toefl

Toefl (Test Of English as a Foreign Language) là bài thi được tiêu chuẩn hóa nhằm đánh giá khả năng thông thạo của người học và người sử dụng TA.

Bảng 2.3. Các tiêu chí và chỉ tiêu đo lường tiếng Anh theo chuẩn Toefl Kỹ năng Thang điểm Trình độ Đọc 0–30 Thành thạo (22–30); Trung cấp (15–21); Yếu (0–14) Nghe 0–30 Thành thạo (22–30); Trung cấp (15–21); Yếu (0–14) Nói 0–30 Tốt (26–30); Khá (18–25); Hạn chế (10–17); Yếu (0–9) Viết 0–30 Tốt (24–30); Khá (17–23); Yếu (1–16) Tổng điểm 0–120 (Nguồn: www.toefl.com.vn) 2.2.3.4. Ielts

Ielts (International English Language Testing System) là hệ thống kiểm tra Anh Ngữ Quốc Tế nhằm đánh giá khả năng sử dụng 4 kỹ năng chính trong TA nghe, nói, đọc, viết. Thang điểm Ielts là từ 1 – 9.

Bảng 2.4. Các tiêu chí và chỉ tiêu đo lường tiếng Anh theo chuẩn Ielts

Mô tả chung Điểm

Có thể hiểu một cách dễ dàng tất cả mọi thứ nghe hoặc đọc được. Có thể

tóm tắt thông tin từ các nguồn nói và viết khác nhau; Có thể thể hiện chính mình một cách tự nhiên, rất lưu loát và chính xác.

8.0 – 9.0 Có thể hiểu biết rộng về những văn bản phức tạp; Giao tiếp trôi chảy và

tự nhiên; Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả cho các mục

đích xã hội, học thuật và chuyên nghiệp.

6.5 – 7.5 Có thể hiểu được những ý chính của những đoạn văn bản phức tạp; Có

thể giao tiếp một cách tự nhiên và lưu loát. 5.0 – 6.0 Có thể hiểu những điểm cốt lõi về vấn đề quen thuộc thường xuyên gặp

phải và đối phó với hầu hết các tình huống có thể phát sinh. 4.0 – 4.5 Có thể hiểu được những câu thường sử dụng; Có thể giao tiếp trong các

công việc đơn giản hàng ngày về những vấn đề quen thuộc. 3.0 Có thể hiểu và sử dụng những từ ngữ quen thuộc hàng ngày; Có thể hỏi

và trả lời những vấn đề liên quan đến cá nhân. 2.0 Có thể hiểu một số từ ngữ quen thuộc và đơn giản; Có thể giới thiệu bản

thân và trả lời một số thông tin hạn chế về cá nhân. 1.0

Tổng điểm 1 – 9

Thang điểm của IELTS là từ 1 – 9. Trên bảng kết quả của thí sinh sẽ thể hiện

điểm của từng kỹ năng thi. Phần điểm tổng sẽ được tính dựa trên điểm trung bình cộng của 4 kỹ năng.

Mặc dù, đánh giá điểm thi theo từng kỹ năng để xác định năng lực TA thì các chuẩn đánh giá trên chưa nói đến và việc tách bạch để đánh giá trình độ theo điểm thi của từng phần còn bõ ngõ. Tuy nhiên các chuẩn này vẫn được xem là những chuẩn đánh giá chất lượng TA hiệu quảđược thế giới công nhận.

Cho đến thời điểm hiện tại, trong các cách đánh giá trên thì cách đánh giá theo khung tham chiếu châu Âu (gồm 04 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết) được xem là khá phù hợp với SV Việt Nam và nhu cầu hội nhập. Chính vì vậy Đề án NN quốc gia 2020 đã sử dụng Khung tham chiếu châu Âu để làm chuẩn đầu ra cho SV trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 31)