Đánh giá chất lượng học tiếng Anh không chuyên ở các góc độ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 66)

Trường ĐHĐT đã thực hiện đánh giá năng lực TA thông qua việc SV đạt được các chứng chỉ về NN. Nếu như trước đây, Nhà trường còn sử dụng chủ yếu chứng chỉ A,B làm chuẩn đầu ra thì sau đó trường đã chuyển sang đánh giá năng lực NN theo chuẩn Toiec nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường GD.

Theo quy định 86/QĐ-ĐHĐT được thực hiện đối với SV chính quy hệ CĐ,

ĐH khóa tuyển sinh 2010 trở về sau thì điểm chuẩn đầu ra đối với SV ĐH là bậc 5 ( 300), CĐ là bậc 4 (250) với bảng quy đổi như sau ở bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Bảng quy đổi điểm chuẩn Toiec đầu ra Bậc Điểm ≥ 500 ≥ 500 6 400 – 499 5 300 – 399 4 250 – 299 3 200 – 249 2 100 – 199 1 < 100

(Nguồn: Trung tâm NN - Tin học, Trường ĐHĐT)

Đây là quy định về chuẩn đầu ra TA, tuy nhiên chuẩn này còn khá thấp so với các trường khác trong và ngoài khu vực. Và theo thang điểm chuẩn Toiec như đã trình bày ở trên thì điểm chuẩn này chỉ mới giúp SV đáp ứng nhu cầu sống trước mắt. Do vậy việc xem lại quy định chuẩn đầu ra hiện nay là hết sức cần thiết.

Mặc dù đã có điều chỉnh cách đánh giá, tuy nhiên chất lượng học TA của SV vẫn không được cải thiện nhiều, cụ thể nhưở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả thi chứng chỉ A,B tiếng Anh từ 2008 – 2012

Đvt: sinh viên Năm Chứng chỉ A Chứng chỉ B Giỏi Khá Trung bình Hỏng Tỷ lệ đỗ (%) Giỏi Khá Trung bình Hỏng Tỷ lệ đỗ (%) 2008 02 29 532 948 37,26 0 0 54 65 45,38 2009 02 18 672 1.374 33,5 01 03 261 771 25,51 2010 16 136 2.167 1.542 60,06 10 86 1.926 1.628 55,4 2011 01 14 761 939 45,25 02 31 1.762 2.275 44,1 2012 38 155 2.155 1.872 55,64 04 44 2.409 3.159 43,75

(Nguồn: Trung tâm NN - Tin học, trường ĐHĐT)

Theo kết quả thi chứng chỉ A, B qua 05 năm cho thấy số lượng SV đỗ trong các kỳ thi là tương đối thấp. Tuy nhiên, vào năm 2010 tỷ lệđỗ các kỳ thi TA được cho là có kết quả cao hơn so với các năm trước và những năm sau đó. Điều này có

được không phải là do việc học TA đã có khả quan mà do sự nới lỏng nhằm tạo cho SV khóa 2010 có thểđủ điều kiện tốt nghiệp của người dạy bởi đây là năm đầu tiên thực thi việc bắt buộc SV phải có chứng chỉ B TA trước khi ra trường. Thêm vào

nữa việc tổ chức các khóa học trong giai đoạn này chỉ mang tính đối phó nhằm vượt qua các kỳ thi. Song song đó, việc ra đề và đánh giá TA theo chứng chỉ A, B tại thời

điểm này cũng không hiệu quả.

Sau đó, để việc đánh giá đáp ứng nhu cầu xã hội nên Nhà trường đã chuyển sang việc học TA theo chuẩn Toiec từ năm 2010 áp dụng cho SV thuộc khóa học 2010 – 2014. Do vậy, việc thi cử Toeic của SV chỉ thực sự bắt đầu vào cuối năm 2012, các năm trước đó không có SV tham gia kỳ thi Toeic do giai đoạn này là giai

đoạn học ngoại trừ kỳ thi kiểm tra năng lực anh ngữđầu vào được tổ chức vào cuối tháng 11 hàng năm.

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào theo chuẩn Toiec từ 2010 – 2012

Đvt: sinh viên Năm Bậc 1 <100 Bậc 2 100-199 Bậc 3 200-249 Bậc 4 250-299 Bậc 5 300-399 Bậc 6 400- 499 500 Tổng cộng 2010 05 1.252 620 350 101 04 01 2.333 2011 11 837 532 142 29 01 0 1.552 2012 02 411 530 300 81 1 0 1.325

(Nguồn: Trung tâm NN - Tin học, Trường ĐHĐT)

Theo quy định đầu ra bắt buộc SV phải đạt bậc 5 (tức 300 điểm trở lên) nhưng qua kiểm tra năng lực cho thấy số lượng này là rất thấp so với tổng số SV dự thi đầu vào. Điều đó cũng chứng tỏ, trình độ năng lực TA của SV năm nhất là rất thấp. Từ

kết quả trên, SV sẽđược sắp lớp theo trình độđể tạo thuận lợi cho quá trình đào tạo. Qua 2 năm triển khai thực hiện chuẩn đầu ra theo chuẩn Toiec, khóa thi Toiec

đầu tiên đã được tổ chức vào năm 2012 với kết quả mang lại như sau:

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra trình độ tiếng Anh theo chuẩn Toiec từ 2012– 2013

Đvt: SV Năm Bậc 1 <100 Bậc 2 100-199 Bậc 3 200-249 Bậc 4 250-299 Bậc 5 300-399 Bậc 6 400- 499 500 Tổng cộng 2012 04 1.243 1.363 1.235 480 36 0 4.361 2013 10 1.447 2.339 1.548 680 56 12 6.092

Kết quả thống kê cho thấy lượng SV đạt trình độ Toiec bậc 5 trở lên qua 2 năm là khá thấp, chỉ chiếm khoảng 11,83% (năm 2012) và 12,28% (năm 2013).

Trong số đó, lượng SV đạt chuẩn đầu ra theo quy định là 923 SV (năm 2012) bao gồm cả trình độ ĐH và CĐ. Nếu so với tổng số SV dự thi thì tỷ lệ này chỉ

chiếm 21,17% so với tổng thể.

Tính đến thời điểm cuối tháng 11 năm 2013, lượng SV đạt Toiec điều kiện là 1.053 SV, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ 17,0% so với tổng số SV dự thi trong năm nay.

Dựa vào số liệu trên, mặc dù đã triển khai đánh giá theo chuẩn Toiec nhưng có vẻ vẫn không mang lại kết quả khả thi cho việc học TA. Hơn nữa việc đạt Toiec trên 300 điểm vẫn chưa có cơ sởđể nói lên được năng lực sử dụng Anh ngữ của SV. Bởi lẽ những kỹ năng cần thiết khác như nói, viết thì không được đưa vào việc học và đánh giá. Do vậy, SV vẫn không thể hoặc hạn chế về khả năng nghe và nói tiếng Anh.

Vì thế, việc chuyển sang cách đánh giá năng lực TA theo chuẩn châu Âu hoặc một tiêu chuẩn đánh giá tốt hơn là điều tất yếu xảy ra trong tương lai.

3.2.2. Đánh giá việc sử dụng và chất lượng tiếng Anh từ nơi sử dụng sinh viên

đã ra trường

Biểu đồ 3.3. Nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc của nơi sử dụng sinh viên đã ra trường5

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Theo kết quả từ bảng khảo sát 100 nơi sử dụng SV đã ra trường cho thấy các

nơi sử dụng tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp có nhu cầu sử dụng TA trong công việc là không lớn. Qua biểu đồ cho thấy, những nơi sử dụng SV đã ra trường có sử dụng TA trong công việc chỉ chiếm 30% trong khi nơi sử dụng ít hoặc rất ít sử dụng TA lại chiếm đến 70%. Điều này xuất phát chủ yếu là do các nơi sử dụng SV đã ra trường tại tỉnh Đổng Tháp chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng nội địa bởi đối tượng khách hàng nước ngoài đến đây hầu như rất ít. Do đó, các nơi sử dụng ít hoặc rất ít sử dụng TA trong công việc chiếm tỷ trọng lớn.

Mặc dù trong tuyển dụng các nơi sử dụng SV đã ra trường luôn thường có yêu cầu về trình độ TA nhưng thực tế việc sử dụng TA trong công việc thì chưa được phát huy đúng mức theo những yêu cầu tuyển dụng đặt ra.

Bảng 3.5. Kỹ năng tiếng Anh mà nhân viên thường sử dụng trong công việc6

Responses Percent of Cases N Percent Kỹ năng mà nhân viên thường sử dụng trong công việca

Kỹ năng TA mà nhân viên thường sử

dụng là giao tiếp 72 39.3% 72.0% Kỹ năng TA mà nhân viên thường sử

dụng là dịch nói 42 23.0% 42.0% Kỹ năng TA mà nhân viên thường sử

dụng là dịch viết 22 12.0% 22.0% Kỹ năng TA mà nhân viên thường sử

dụng là đọc 47 25.7% 47.0% Total 183 100.0% 183.0% a. Dichotomy group tabulated at value 1.

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Như vậy, nơi sử dụng SV đã ra trường có nhu cầu về kỹ năng giao tiếp là nhiều nhất, tiếp đến là kỹ năng đọc hiểu và dịch lại văn bản. Điều này khá quan trọng đối với những nơi sử dụng có nhu cầu tìm kiếm và cập nhật các thông tin từ

các tài liệu TA. Cuối cùng là dịch nói, nhu cầu về kỹ năng này chưa cao ở hiện tại do các nơi sử dụng lao động tại tỉnh có nhu cầu rất ít.

Khi xem xét đến mức độđáp ứng về yêu cầu TA của nhân viên đối với công

việc cho thấy kết quả như bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6. Mức độđáp ứng về yêu cầu tiếng Anh của nhân viên7 Statistics

Trình độ TA của nhân viên luôn đáp ứng nhu cầu công việc

N Valid 100

Missing 0

Mean 2.5100

Minimum 1.00

Maximum 4.00

Trình độ TA của nhân viên luôn đáp ứng nhu cầu công việc Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Hoàn toàn không đồng ý 7 7.0 7.0 7.0

Không đồng ý 37 37.0 37.0 44.0 Bình thường 54 54.0 54.0 98.0

Đồng ý 2 2.0 2.0 100.0 Total 100 100.0 100.0

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Thực tế mức độ đáp ứng nhu cầu của nhân viên đối với nơi sử dụng SV đã ra trường chưa được đánh giá cao. Nơi sử dụng chỉđánh giá mức độđáp ứng nhu cầu

ở mức bình quân là 2.51 điểm tức nhân viên chưa đáp ứng tốt khả năng NN.

Vậy có thể kết luận rằng việc học TA của SV tại trường chưa đáp ứng được nhu cầu mà nơi sử dụng lao động đặt ra. Hơn nữa những nhu cầu mà nơi sử dụng cần như giao tiếp và đọc hiểu tài liệu thì khả năng đáp ứng của người lao động còn rất hạn chế.

3.2.3. Đánh giá chất lượng tiếng Anh của sinh viên đã làm việc sau khi ra trường trường

Để đánh giá hiệu quả của việc đào tạo tiếng Anh không chuyên trong những năm vừa qua, luận văn tiến hành điều tra các SV đã làm việc sau khi ra trường nhằm xem xét mức độđáp ứng về trình độ tiếng Anh của người học đối với công việc.

23%

46% 22%

9%

Biểu đồ 3.4. Mức độ thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong công việc8

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Từ biểu đồ 3.4 cho thấy việc đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng TA trong công việc của đối tượng này như sau:

Có đến 23% SV đã làm việc sau khi ra trường không đồng ý với ý kiến thường xuyên sử dụng TA trong công việc, 46% còn lại ở trạng thái trung hòa. Chỉ có 31% là đồng ý với ý kiến trên. Như vậy cho thấy môi trường lao động hiện tại chưa có nhu cầu cao trong việc sử dụng TA bởi hầu hết SV đã làm việc sau khi ra trường

đều làm tại các trường phổ thông và các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, đểđạt các yêu cầu mà các nhà tuyển dụng đặt ra cho tuyển dụng là phải có trình độ TA theo đúng yêu cầu của nơi sử dụng. Do đó SV phải học TA để đáp ứng yêu cầu này cũng như các yêu cầu trong tương lai do kết quả của việc hội nhập mang lại.

Bảng 3.7. Kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc của sinh viên đã làm việc sau khi ra trường9

Frequencies

Responses Percent of Cases

N Percent

Kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc của SV đã làm việc sau khi ra trườnga Giao tiếp 85 45.95% 85% Dịch nói 20 10.81% 25% Dịch viết 45 24.32% 45% Đọc 35 18.92% 35% Total 185 100.0% 185%

a. Dichotomy group tabulated at value 1.

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Theo bảng 3.7, hầu hết SV đã làm việc sau khi ra trường đều cho rằng kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc là kỹ năng giao tiếp, tiếp đến là kỹ năng dịch viết. Lý giải cho việc chọn kỹ năng này chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn 02 kỹ

năng còn lại là dịch nói và đọc là do nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ học vấn của SV đã làm việc sau khi ra trường nên việc tìm hiểu các tài liệu TA phục vụ cho mục đích này cũng tăng theo.

Tuy nhiên, theo đánh giá của SV đã làm việc sau khi ra trường là như vậy nhưng thực tế SV đã làm việc sau khi ra trường lại được Trường đào tạo chủ yếu và tập trung là ngữ pháp và nghe hơn là những kỹ năng khác.

Bảng 3.8. Kỹ năng chủ yếu mà sinh viên đã làm việc sau khi ra trường

được học tại trường đại học10 Responses Percent of Cases N Percent Kỹ năng chủ yếu được học tại Trường đại họca Nghe 70 23.73% 70% Nói 30 10.17% 30% Đọc 50 16.95% 40% Viết 45 15.25% 45% Ngữ pháp 100 33.90% 100% Total 295 100.0% 185%

a. Dichotomy group tabulated at value 1.

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Ở phổ thông học sinh đã được học quá nhiều về ngữ pháp nhưng khi học ĐH vẫn chỉ tập trung vào ngữ pháp. Như vậy, hệ phổ thông giảng dạy kém chất lượng nên học sinh vẫn yếu ngữ pháp khi bước vào giảng đường ĐH hay hệ ĐH chỉ đi theo lối mòn cũ: dạy TA theo kiểu người dạy có thể mạnh về kỹ năng nào thì dạy kỹ

năng đó và không cần quan tâm đến nhu cầu của người học.

Và hơn hết, hầu hết SV đã làm việc sau khi ra trường cho rằng việc học TA ở

Trường chưa đáp ứng nhu cầu công việc và học tập nâng cao trình độ, tỷ lệ này chiếm đến 71%.

Biểu đồ 3.5. Mức độđáp ứng của việc học tiếng Anh với công việc và nhu cầu học tập của sinh viên đã làm việc sau khi ra trường11

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Kết quả không tốt của khả năng đáp ứng về TA ở bảng trên là do sự sai biệt giữa học và hành: học một nẻo mà hành lại một hướng.

Như vậy, các sinh viên khối không chuyên ngữ tại trường Đại học Đồng Tháp học tiếng Anh nhưng khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế rất hạn chế và có thể nói rằng phần lớn không sử dụng được, đặc biệt là khả năng giao tiếp. Như vậy, tình hình chung là khả năng sử dụng được tiếng Anh trong môi trường làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH là rất hạn chế và không đáp

ứng được yêu cầu của đại đa số các đơn vị sử dụng lao động.

Tóm lại, có sự khác biệt giữa cung và cầu chất lượng, những kỹ năng mà SV

đã làm việc sau khi ra trường và nơi sử dụng SV đã ra trường cần có thì không được

đáp ứng, ngược lại những kỹ năng không quá cần thiết thì cứ được dạy đi dạy lại trong suốt quá trình học TA từ bậc phổ thông lên đến ĐH.

71% 26%

3%

3.2.4. Đánh giá chất lượng tiếng Anh của sinh viên đang học tại trường

Sau khi tiến hành điều tra 02 đối tượng trên, luận văn tiếp tục xem xét sựđánh giá của SV đang theo học TA không chuyên tại trường ĐHĐT về khả năng sử dụng 04 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) sau khi kết thúc từng bậc học.

Qua kết quả khảo sát, ta có bảng thống kê sau:

Bảng 3.9. Khả năng sử dụng 04 kỹ năng tiếng Anh sau mỗi khóa học12

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Sau mỗi khóa học, khả năng nghe hiểu của

SV được cải thiện đáng kể 434 1.00 5.00 3.4931

Sau mỗi khóa học, khả năng giao tiếp bằng

TA của SV trở nên tốt hơn so với trước đó 434 1.00 5.00 3.5346 Sau mỗi khóa học, SV có thểđọc và hiểu tài

liệu TA một cách dễ dàng hơn 434 1.00 5.00 3.0092 Sau mỗi khóa học, khả năng viết bằng TA

của SV tốt hơn 434 1.00 5.00 2.9562 Valid N (listwise) 434

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Khả năng sử dụng các kỹ năng mà SV cảm nhận được sau mỗi khóa học đều có giá trị trung bình không cao chỉđạt từ 2.9 - 3.5, điều này có nghĩa là việc dạy các kỹ năng trong TA vẫn chưa gây được sự thỏa mãn về nhu cầu cho SV, trong đó kỹ

năng viết là kỹ năng có giá trị trung bình thấp nhấp do việc học rất ít kỹ năng này trong việc học TA theo chuẩn Toiec.

Như vậy, mặc dù đã triển khai việc đánh giá TA không chuyên theo chuẩn quốc tế nhưng vẫn không mang lại hiệu quả cho người học do chưa đáp ứng nhu cầu của SV một cách tốt nhất.

3.3. Nhân tố tác động đến chất lượng học tiếng Anh không chuyên ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 66)