Nhân tố thuộc về giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 81 - 84)

3.3.2.1. Năng lực chuyên môn

+ Đối với GV cơ hữu:

Khi có nhu cầu nhân sự cho giảng dạy TA không chuyên, Trung tâm NN - Tin học lập đề nghị gởi Khoa SP NN. Sau đó Khoa sẽ tiến hành điều động nhân sự cho Trung tâm.

+ Đối với GV mời giảng:

Do lực lượng GV cơ hữu còn mỏng nên không đủđáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy phải mời giảng từ bên ngoài. Tuy nhiên các GV này đến hầu hết từ các trường trung học phổ thông nên chất lượng còn nhiều bất cập.

Các GV trước khi được giảng dạy tại Trung tâm phải trải qua kỳ kiểm tra trình

độ TA tại Trung tâm, những GV nào có Toiec ≥ 500 thì xem nhưđủ tiêu chuẩn. Và nguyên tắc chọn GV của Trung tâm là chọn những GV có điểm test cao nhất dần xuống cho đến khi đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy.

▪ Việc sử dụng nguồn nhân lực giảng dạy theo cách trên cho thấy GV còn hạn chế về chất lượng. Bởi mức tiêu chuẩn đặt ra cho một GV dạy TA không chuyên còn khá thấp để tham gia giảng dạy TA không chuyên.

▪ Không những hạn chế về chất lượng đội ngũ tham gia giảng dạy mà còn hạn chế về số lượng. Hiện tại, Trung tâm chỉ có tổng số 36 GV với 18 GV cơ hữu và 18 GV được mời từ bên ngoài. Trong khi đó, hiện tại Trường có đến gần 11,500 SV chính quy hệ tập trung (không bao gồm 520 SV chuyên TA) đang tham gia học tập tại trường. Như thế nếu tính theo tỷ lệ SV/GV cho thấy tỷ lệ này là 320 tức trung bình cứ 01 GV sẽ giảng dạy TA không chuyên cho 320 SV. Tỷ số này là quá cao nên không thích hợp cho quá trình học TA cũng như nâng cao chất lượng đào tạo tại trường.

Tuy nhiên theo đánh giá từ phía các SV đang học TA không chuyên cho thấy

đội ngũ GV tham gia giảng dạy Anh ngữ có thể đáp ứng tương đối về trình độ

chuyên môn vì giá trị mean của đánh giá này có giá trị gần bằng 4 như bảng 3.15 dưới đây:

Bảng 3.15. Trình độ của giảng viên giảng dạy theo cách đánh giá của sinh viên20

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean GV phát âm TA chuẩn 434 1.00 5.00 3.8065 GV am hiểu ngữ pháp và ngữ nghĩa 434 1.00 5.00 3.9631 GV giao tiếp bằng TA lưu loát 434 1.00 5.00 3.8894 Valid N (listwise) 434

(Nguồn: Số liệu điều tra của nghiên cứu)

Đánh giá của SV là vậy nhưng về trình độ chuyên môn thì chỉ có bản thân người dạy và người quản lý hoạt động giảng dạy của GV mới hiểu rõ. Do vậy, có thể kết luận lực lượng GV nhìn chung còn mỏng về số lượng và còn yếu về chất lượng.

3.3.2.2. Năng lực sư phạm

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc kích thích, tạo động cơ học TA cho người học và tác động mạnh nhất đến chất lượng21. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy khi năng lực SP của GV tăng lên 01 đơn vị thì chất lượng học TA của SV sẽ tăng lên 0.381 đơn vị.

Việc sử dụng phương pháp giảng dạy và gây được hứng thú, sự thoải mái trong khóa học NN sẽ làm cho người học thích học TA hơn, thúc đẩy động cơ học TA cho SV. Trên cơ sởđó, người học hình thành động cơ học TA tích cực hơn do yếu tố ngoại kích từ phía các thầy, cô giáo.

Mặc dù vậy, một số GV hiện tại vẫn chưa sử dụng được hết các PP giảng dạy hiện đại phù hợp với việc học TA, không gây được hứng thú, sự thoải mái cho người học do đó SV cảm thấy chán và không thích học TA. Điều này làm cho việc nâng cao chất lượng học TA không chuyên trở nên khó khăn hơn.

Theo đánh giá từ phía người học về năng lực SP của GV cho kết quả như sau:

Bảng 3.16. Mô tả năng lực sư phạm của giảng viên22

N Minimum Maximum Mean Bài giảng của GV sinh động và hấp dẫn 434 1.00 5.00 3.6544 GV truyền đạt kiến thức dễ hiểu 434 1.00 5.00 3.5599 GV luôn tạo không khí thoải mái cho SV 434 1.00 5.00 3.6267 GV tạo được hứng thú học TA cho SV 434 1.00 5.00 3.5346 GV sử dụng PP trò chơi học tập 434 1.00 5.00 3.3341 GV sử dụng PP học TA qua bài hát 434 1.00 5.00 3.4078 Valid N (listwise) 434

(Nguồn: Kết quảđiều tra của nghiên cứu)

Các giá trị Mean luôn nằm trong khoảng 3.3 đến 3.7 chứng tỏ năng lực SP của GV chưa được đánh giá cao mà chỉở mức chấp nhận được.

3.4.2.3. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh không chuyên

Hầu hết các GV đều sử dụng các PP hướng dẫn ngữ pháp, sau đó cho SV làm bài tập về 02 kỹ năng đọc và nghe. Kết thúc phần làm bài tập, SV sẽ được GV cho biết đáp án.

Việc quá chú trọng đến ngữ pháp đã làm cho SV không dám thực hành giao tiếp. Bởi lẽ tư tưởng đó đã được bắt nguồn từ những ngày đầu học TA ở bậc phổ

thông. Trong suốt quá trình học tại phổ thông SV chỉđược học ngữ pháp là chủ yếu và đến khi bước vào giảng đường thi SV lại được tiếp tục học lại ngữ pháp.

Đáng lẽ người học phải được khuyến khích dùng TA càng nhiều trên lớp càng tốt, không đặt nặng đến việc sửa lỗi sai, miễn hiểu ý là được. Trong khi chúng ta thì lại làm ngược lại. Vì vậy theo lối mòn dạy học kiểu này thì chẳng bao giờ SV có thể

giao tiếp tốt được bằng TA.

Thêm vào đó, một số GV có xu hướng giúp SV chạy theo thành tích nên giảng dạy theo hướng: hướng dẫn những kỹ năng làm bài thi Toiec cho SV thông qua đề

thi mẫu.

Việc hướng dẫn kỹ năng làm bài thi là PP mà một số SV khá thích thú, đặc biệt là các SV không chịu đầu tư cho học TA mà chỉ mong nhanh chóng đạt được thành tích, nhanh chóng có được tấm chứng chỉảo đểđáp ứng điều kiện ra trường.

Vì thế, dạy học theo kiểu chạy theo thành tích như thế này chẳng những không mang lại hiệu quả học tập mà còn góp phần tạo ra một lực lượng lao động không có chất lượng và luôn chạy theo thành tích ảo.

Do đó, hiệu quả học TA lại càng bị giảm sút và không có tính ứng dụng. Hiện tại, tại Trường cũng chưa có các tiêu chí đánh giá về năng lực SP của GV mà chỉ dựa trên bằng cấp để quyết định cho phép giảng dạy. Do vậy, việc đề ra các tiêu chí về năng lực SP của GV là rất cần thiết nhằm gia tăng hiệu quả học TA cho SV thông qua những tác động tích cực từ phía người dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)