Các yếu tố thuộc môi trường dạy và học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 51 - 66)

Môi trường cũng là yếu tố ngoại cảnh tác động đến chất lượng học TA của SV. Sống và học tập trong môi trường nào thì SV sẽ bị chi phối, bị tác động bởi các yếu tố thuộc môi trường đó. Một môi trường học tập tốt không những ảnh hưởng

đến chất lượng đào tạo mà còn góp phần ảnh hưởng đến nhân cách, thái độ, cách thức học tập của người đó. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng học TA phải kểđến gồm các yếu tố sau:

2.3.3.1. Tài liu phc v ging dy và hc tp

Khi dạy học TA, người dạy cần phải sử dụng đa dạng và phong phú các nguồn tài liệu nhằm giúp người học dễ dàng tiếp cận ngôn ngữ. Sau đây là một số nguồn tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dạy và học NN:

(1) Giáo trình sử dụng trong giảng dạy và học tập TA không chuyên

Các tài liệu được sử dụng trong giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc học NN nói chung TA không chuyên nói riêng. Tùy thuộc vào trình độ NN của người học mà lựa chọn tài liệu giảng dạy cho phù hợp. Việc sử dụng tài liệu không phù hợp với đối tượng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏđến hứng thú và khả năng tiếp thu của SV.

Việc học TA ở nước ta còn khá manh mún, mạnh cấp nào cấp đó học mà không có sự liên kết trình độ giữa các cấp học dẫn đến tình trạng học thì nhiều mà không biết được bao nhiêu. Ngoảnh đi ngoảnh lại, người học vẫn học đi học lại và kết quả là kiến thức vẫn dậm chân tại chỗ. Có lẽ phải xem lại việc thiết kế giáo trình dạy TA ở nước ta từ các cấp học cho đến cả bậc CĐ, ĐH. Trong từng ấy năm trời, ở

các bậc học người dạy chỉ bám theo giáo trình và dạy đi dạy lại ngữ pháp và ngữ

pháp, cuối cùng dẫn đến một kết cục không mong muốn là rất nhiều người học không thể nói và viết được TA.

Do vậy, sự hấp dẫn của tài liệu giảng dạy có ảnh hưởng không nhỏ đến khả

năng tiếp thu của người học ngôn ngữ.

(2) Nguồn từ các tài liệu tham khảo như sách, CD và VCD

Sách tham khảo: Nguồn này có bán rất nhiều trên thị trường và hầu hết các sách về kiến thức cơ bản là giống nhau, được trình bày nhiều hình thức khác nhau. Nhưng để lựa chọn một cuốn sách hay phù hợp với khả năng của từng người học không phải là chuyện dễ dàng. Bởi lẽ một cuốn sách TA hay là một cuốn sách trình

bày ngắn gọn, xúc tích, có nhiều hình ảnh minh họa, nhiều thủ thuật ghi nhớ bài học cũng như cách thức vận dụng dễ hiểu.

Về CD và VCD: Đây là nguồn hỗ trợ học TA không kém phần quan trọng: Để

có thể phát triển được khả năng nghe đòi hỏi người học phải nghe nhiều để phát âm cho đúng. CD và VCD là công cụ tiện lợi hỗ trợ cho các giáo trình giảng dạy TA phát huy hiệu quả. Do vậy, thường thì các sách học TA có đính kèm CD và VCD,

đặc biệt là các sách dạy về kỹ năng nghe.

(3) Nguồn từ các kênh truyền hình, phim truyện, âm nhạc, tạp chí,…

Ngày nay, khi mà Internet đang phát triển mạnh mẽ thì việc tiếp cận với các kênh truyền hình, phim, ảnh TA hay tìm kiếm các thông tin, tài liệu phục vụ cho học TA đã trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn, người học có thể ngồi tại nhà và học TA thông qua các bộ phim TA hoặc phim có phụ đề TA hay nghe nhạc TA. Việc học này không những giúp cho người học giải trí mà còn phát triển được kỹ năng nghe và phát âm.

(4) Flash cards (Thẻ từ vựng có tranh)

Mặc dù mới phát triển hình thức học bằng thẻ này gần đây, tuy nhiên nó đã tỏ

ra khá hiệu quả trong việc học từ vựng TA bởi những hình ảnh có tính dễ nhớ cao cùng các ví dụ minh họa cụ thểđi kèm. Nếu sử dụng hình thức này để học từ vựng thì có lẽ việc học TA đã có những chuyển biến tích cực hơn.

2.3.3.2. Phương tin dy hc

Các phương tiện dạy học nói chung, phương tiện dạy học NN nói riêng không những góp phần giúp giảm nhẹ công việc của người dạy mà còn giúp cho người học tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người dạy sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, có điều kiện để nâng cao tính tích cực học tập của SV, nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức.

- Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc, phức tạp.

- Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập TA.

- Phương tiện dạy học còn giúp SV phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy.

- Giúp người dạy tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, điều khiển được hoạt động nhận thức của người học, kiểm tra và đánh giá kết quả học

tập của người học được dễ dàng.

Có rất nhiều loại phương tiện dạy học với các hình thức và chức năng khác nhau mà người dạy có thể sử dụng, trong đó có: phương tiện tạo hình ảnh (bảng

đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảng biểu,...), những phương tiện khuếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiện thu/phát khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghi âm,....).

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp người dạy không nên lạm dụng phương tiện dạy học nhằm tránh phụ thuộc và tạo ra phản ứng phụ cho người học TA.

2.3.3.3. Cơ s vt cht – trang thiết b

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về CSVC-TTB, tuy nhiên đa số các tác giả đều cho rằng CSVC-TTB là tất cả những phương tiện vật chất được giáo viên và SV sử dụng để thực hiện có hiệu quả các chương trình GD nói chung, TA nói riêng.

Theo Quyết định về việc ban hành Điều lệ Trường ĐH ngày 30/7/2003, CSVC-TTB được nhận diện “Tài sản của trường ĐH bao gồm đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, các trang thiết bị và những tài sản khác được Nhà nước giao cho trường quản lý và sử dụng hoặc do trường đầu tư mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng để đảm bảo các hoạt

động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các hoạt động khác”. Theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng trong Giáo dục ĐH, yếu tố CSVC- TTB được đánh giá thông qua: hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng vi tính, mạng Internet, ký túc xá SV, hệ thống điện, nước, khu giải trí, thể dục thể thao, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động giải trí, thể dục thể thao.

Như vậy CSVC-TTB là một hệ thống vừa mang tính đa dạng về chủng loại vừa phức tạp về mặt kỹ thuật lẫn mỹ thuật vừa liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: tài chính, kinh tế, xã hội, khoa học, chuyên môn, SP,…

Vai trò của CSVC-TTB

CSVC-TTB đóng góp thiết thực vào việc đa dạng hoá các hình thức dạy học ngôn ngữ, GD đa dạng, linh hoạt như dạy ngoài trời, dạy trong lớp, phòng bộ môn, dạy chuyên biệt, nâng cao, ngoại khoá,... hỗ trợ đắc lực cho quá trình tự học, tự

nghiên cứu của SV; giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, giúp cho người học hiểu sâu hơn, rõ hơn nội dung dạy học. Trong quá trình dạy học, nguyên tắc trực quan đã được kiểm chứng với hiệu quả rất cao khi người học trực tiếp quan sát, thực hành so với lời nói trừu tượng của người dạy.

2.3.3.4. Môi trường hc tp

Trình độ NN của mỗi cá nhân chỉđược phát triển một cách hiệu quả thông qua các hoạt động có sử dụng thường xuyên NN đó. Điều đó có nghĩa là là phải tạo cho người học tiếp xúc với TA tối đa bằng cách tham gia các hoạt động có ý nghĩa, thông qua đó họ có thể học hỏi và áp dụng ngôn ngữ.

Các trường có thể tạo ra một môi trường học ngôn ngữ thuận lợi bằng cách thức tổ chức học tập cho phù hợp thông qua việc giảm số lượng SV tham gia lớp học ngôn ngữ. Nếu như trước đây việc học NN không hiệu quả do không chia nhỏ

lớp thì hiện tại các trường nên tiến hành chia nhỏ lớp học nhằm gia tăng tính hiệu quả cho việc học ngôn ngữ nói chung, TA giao tiếp nói riêng; Một lớp học càng ít học viên thì việc học TA càng trở nên hiệu quả hơn.

Thêm vào đó các trường cần mở rộng không gian lớp học; bày trí bàn ghế phù hợp với việc học TA nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hay làm việc theo cặp, nhóm; các chương trình học online cần được phổ biến và áp dụng cho người học.

Thêm vào đó, việc thay đổi chương trình học và PP giảng dạy là điều hết sức cần thiết. Một chương trình giảng dạy NN không chuyên trong trường học được

đánh giá cao khi có tính đến nhu cầu, sở thích và khả năng của người học và có liên quan nhiều hơn đến cuộc sống hàng ngày của người học. Thay đổi PP giảng dạy sao cho khơi dậy sự quan tâm của SV như cung cấp các hoạt động học tập phong phú,

đa dạng kết hợp với hình thức giảng dạy đa phương tiện là điều hết sức cần thiết. Người học có thể học nói và viết thông qua các PP giảng dạy phù hợp và hiệu quả cũng như các hoạt động học tập được thiết kế để thu hút người học trong việc sử dụng ngôn ngữ. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa sử dụng TA như thăm các bảo tàng với triển lãm được trình bày bằng TA, các cuộc tranh luận, thuyết trình bằng TA của các diễn giả khách mời từ các ngành nghề khác nhau, phim ảnh TA, câu lạc bộ TA, TA hàng ngày/tuần, các cuộc thi kịch TA, trò chơi ngôn ngữ

Để đọc và nghe được thì người học cần được tiếp cận với ngôn ngữ đích. Các trường có thể gia tăng mức độ tiếp cận với TA của SV bằng cách mời giảng từ nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng chính của họ là TA; cho phép xây dựng các phòng, quán café TA ở xung quanh trường học với việc bố trí các kệ tạp chí bằng TA, xem truyền hình, phim truyện TA, hát nhạc TA, trao đổi bằng TA,… hay phát thanh các chương trình thông tin, tin tức học đường bằng TA. Phương tiện truyền thông đại chúng, chương trình phát thanh truyền hình đặc biệt là TA và bằng TA nên được sử

dụng rộng rãi. Hay treo các bảng áp phích, thông tin bằng TA và tiếng Việt trong trường để hiển thị công việc của SV, tài liệu học tập ngôn ngữ, và các thông tin liên quan.

Thiết lập một góc TA hoặc phòng học TA với việc sẳn có các nguồn tài nguyên phục vụ học tập như CD – ROM, sách truyện, dàn âm thanh, Internet, video, từđiển,… để tạo ra một môi trường thoải mái cho việc học và tự học TA của SV.

Phát triển một môi trường ngôn ngữ trong các trường học bằng cách khuyến khích sử dụng TA ngoài lớp học giữa các đồng nghiệp, giữa SV và GV và giữa SV với nhau.

Tuy nhiên, ở hầu hết các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam còn thiếu những môi trường học TA thuận lợi như thế cho SV, bởi vậy việc học TA không đạt được kết quả như mong muốn.

2.3.3.5. Yếu t gia đình

Môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển học tập của cá nhân (bao gồm cả việc học NN). Các tác động tích cực đến học TA là do sự quan tâm, tính kỷ luật, sựđộng viên, phong cách nuôi dạy con của cha mẹ. SV đến từ các gia đình đặt ít tầm quan trọng cho việc học các ngôn ngữ có khả năng tiến triển chậm hơn.

Mỗi gia đình sẽ tạo ra một môi trường học tập không giống nhau (có cả thuận lợi và không thuận lợi). Nếu gia đình luôn luôn ủng hộ và hỗ trợ nhằm giúp các em học tốt TA thì có lẽ trình độ TA của SV sẽ đổi khác. Do đó, các bậc phụ huynh và người thân trong gia đình cần không ngừng tăng cường sự quan tâm và khuyến khích việc học ngôn ngữ của con em mình.

Nhìn chung trên đây là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng học TA của SV, tuy nhiên không phủ nhận vai trò quan trọng của việc kiểm tra, giám sát từ

phía Nhà Trường, Nhà Trường có kiểm tra, giám sát thì mới kịp thời điều chỉnh PP giảng dạy, cách đánh giá, phương tiện hỗ trợ,… tạo nên hiệu quả thực sự cho việc học ngôn ngữ thứ hai.

CHƯƠNG 3

THC TRNG CHT LƯỢNG HC TING ANH KHÔNG CHUYÊN CA TRƯỜNG ĐẠI HC ĐỒNG THÁP 3.1. Vài nét về trường Đại học Đồng Tháp

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), nhằm giúp các tỉnh miền Nam nhanh chóng xây nền GD của chế độ mới, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc miền Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã điều động nhiều đoàn cán bộ

quản lý, giáo viên đang công tác tại miền Bắc vào chi viện cho các tỉnh miền Nam trong đó có tỉnh Đồng Tháp.

Nhờ sự chi viện kịp thời đó, cùng với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉđạo kịp thời của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân cùng các cơ quan, ban ngành và nhân dân tỉnh Đồng Tháp, ngày 26 tháng 12 năm 1975 trường Trung học SP Đồng Tháp là trường chuyên nghiệp đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp được thành lập. Vượt qua muôn vàn gian khó thuở ban đầu, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân cùng các cơ quan, ban ngành và nhân dân tỉnh Đồng Tháp cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, GV, công nhân viên trường Trung học SP Đồng Tháp không ngừng phát triển và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhà trường đã đào tạo được nhiều vạn giáo viên tiểu học các hệ: cấp tốc, chính quy 9 + 3, 12 + 1, 12 + 2… cung cấp cho ngành GD&ĐT của tỉnh, phân bố ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh và đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập ở bậc Tiểu học của con em nhân dân trong tỉnh Đồng Tháp.

Sau đó, năm 1977 trường SP cấp II tỉnh Đồng Tháp được thành lập. Qua quá trình phát triển, đến năm 1984 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số

103-HĐBT ngày 08/08/1984 về việc công nhận Trường SP cấp II tỉnh Đồng Tháp là trường CĐ SP Đồng Tháp. Trường CĐ SP Đồng Tháp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đào tạo hàng vạn giáo viên trung học cơ sở cung cấp cho tỉnh

Đồng Tháp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập ở bậc trung học cơ sở của con em nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Do đó, đã nhận được nhiều cờ thưởng, bằng khen, giấy khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và của tỉnh Đồng Tháp. Năm 1985, trường CĐ SP được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng

Năm 1989, Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định hợp nhất các trường CĐ SP, trường trung học SP, trường SP Mẫu giáo, trường Cán bộ Quản lý thành một trường lấy tên là Trường CĐ SP Đồng Tháp và là một trường CĐ đa cấp, đa hệ, đa ngành đầu tiên trong cả nước. Nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đào tạo các hệ, các ngành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp. Tính đa hệ, đa cấp của một trường CĐ SP góp phần làm nên tính đa dạng, toàn diện trong giáo dục phổ thông tỉnh Đồng Tháp, một trong những tỉnh vùng sâu, vùng xa, thời kỳ này là một trong những tỉnh có cơ sở vật chất còn khó khăn nhất nước. Đó là, trường CĐ SP Đồng Tháp là trường CĐ thuộc tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 51 - 66)