Hoàn thiện môi trường học tiếng Anh không chuyên tại trường Đại học Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 109 - 113)

Đồng Tháp

4.2.6.1. Cơ sđề xut gii pháp

Điều kiện học tập có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học TA không chuyên. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường học TA có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng học TA không chuyên của SV. Vì lẽ đó, hoàn thiện

điều kiện học tập là điều vô cùng cần thiết.

Hơn nữa, TA là một môn học về ngôn ngữ nước ngoài, do vậy nó có những khó khăn nhất định cho người Việt Nam sống tại Việt Nam học TA. Môi trường học TA tốt nhất là người học được tiếp xúc trực tiếp với ngôn ngữđang học trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên không phải là không thể học được mà nguyên nhân chính là thiếu một môi trường thuận lợi cho việc học ngôn ngữ này. Điều này lý giải tại sao, người Việt Nam khi sống ở những quốc gia sử dụng TA có thể sử dụng TA rất tốt. Đó là do điều kiện môi trường sống, học tập và làm việc mang lại.

4.2.6.2. Ni dung gii pháp

TA mọi lúc, mọi nơi bằng những cách sau:

- Ban lãnh đạo Nhà trường cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức tài trợ

trong và ngoài nước nhằm kêu gọi đầu tư, tài trợ cho các dự án phát triển nền GD có chất lượng cao tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

- Ban lãnh đạo cần tiến hành họp bàn với GV giảng dạy TA chuyên lẫn không chuyên về việc xây dựng môi trường học TA nhân tạo trong toàn trường, phát triển phong trào học TA một cách sâu rộng trong SV. Từ đó góp ý cho việc lập chiến lược phát triển của Trường trong những năm tiếp theo.

- Quá trình kiểm tra đầu vào của SV năm nhất cần được thay đổi. Thay vì kiểm tra theo hình thức thi Toeic (tức cộng điểm 02 phần thi nghe và đọc để có

được tổng điểm) và căn cứ vào kết quảđể sắp lớp. Cách này còn nhiều nhược điểm: Thứ nhất, việc sắp lớp theo tổng điểm sẽ khó phân loại được trình độ SV. Ví dụ, 02 cá nhân có cùng một giá trịđiểm tổng nhưng khả năng nghe của SV 1 tốt hơn SV 2, ngược lại khả năng đọc của SV 1 không tốt bằng SV 2, do vậy dẫn đến kết quảđiểm tổng là bằng nhau. Do vậy, việc sắp chung lớp cho 02 SV này không tạo ra hiệu quả

học tập tốt; thứ 2, việc kiểm tra theo cách thức này không thể xác định được khả

năng nói và viết của SV ở mức nào.

Chính vì thế, cần tiến hành kiểm tra đầu vào của SV bằng cách thi theo dạng thức TA tham chiếu theo chuẩn châu Âu hoặc Ielts (tức gồm nghe, nói, đọc và viết)

để từđó công bốđiểm từng phần và sắp lớp cho SV theo 02 cách sau:

+ Cho SV tự chọn lớp học theo thang điểm điều kiện cho từng bậc học đã

được công bố và phù hợp với nhu cầu của SV. Chẳng hạn, những SV nào có khả

năng thực hành đọc và viết tốt thông qua kiểm tra đầu vào thì có thể chọn theo học lớp chuyên nghe và lớp chuyên nói để cải thiện trình độ TA. Hình thức này không những giúp tránh lãng phí thời gian mà còn đáp ứng nhu cầu mà người học mong muốn.

+ Nếu SV không tự chọn thì tiến hành sắp lớp theo hướng không chuyên khỹ

năng (tức học cả 04 kỹ năng) theo kết quả tổng điểm đã đạt ở vòng test đầu vào.

- Thiết kế số giờ học sao cho phù hợp với trình độ TA của SV theo từng bậc học. Những bậc học cơ bản đối với những SV có trình độ TA kém cần kéo dài hơn

để quá trình tiếp thu của SV được dễ dàng. Đối với những SV khá và giỏi TA số giờ

cần được thiết kế dài hơn ở những bậc học nâng cao.

- Giảm số lượng SV trên lớp từ 35 SV xuống còn 10 - 15 SV/lớp. Có như vậy mỗi SV mới có nhiều điều kiện được thực hành cũng như tương tác với GV và các

SV khác. Hơn nữa, GV có thể theo sát từng SV để biết rõ năng lực và mức độ hiểu biết của từng SV. Từ đó, không những giúp GV thay đổi PP hoặc đưa ra PP mới phù hợp với lớp mà còn giúp SV nhanh chóng nâng cao trình độ của mình do mức

độ tương tác với GV và SV với nhau được tăng lên. Điều này sẽ làm gia tăng hiệu quả giảng dạy của GV và hiệu quả học tập của SV.

- Hoàn thiện các văn bản quy định về học TA không chuyên: Thống nhất các văn bản quy định về việc học TA không chuyên. Ban lãnh đạo Nhà trường không nên có sự thay đổi liên tục chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu có thay đổi về quy

định thì việc thay đổi này nên tiến hành vào đầu mỗi năm học và chỉ nên áp dụng các khóa mới tuyển sinh. Sự thay đổi liên tục và không rõ ràng làm SV mất định hướng và rơi vào thế bịđộng. Điều này đã khiến cho nhiều SV phải đóng tiền học đi học lại nhiều lần để tham gia lại một lớp học có cùng bậc học như trước. Lý do không phải bởi SV không đạt theo yêu cầu nâng bậc học mà do sự thay đổi của quy

định của Nhà trường. Do vậy, SV không biết tiếp theo phải làm gì để có thể tham gia các khóa học TA không chuyên và đạt chuẩn đầu ra theo quy định của Trường mà không phải bỏ ra các chi phí vô ích. Từđó, làm chậm đi tiến trình học Anh ngữ

và bước đầu làm mất đi hứng thú học TA của SV.

- Đầu tư xây dựng nhiều phòng học và tự học TA đạt tiêu chuẩn cách âm, có

đầy đủ CSVC-TTB phục vụ học và tự học có chất lượng tốt như máy chiếu, máy vi tính, tai nghe, loa, máy ghi âm, Internet, phần mềm học TA, bàn ghế (linh động dễ

di chuyển),...Cấu trúc các phòng phải được thiết kế phù hợp với việc học từng kỹ

năng khác nhau nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động học TA diễn ra thuận lợi. - Bày trí các kệ truyện tranh, báo, tạp chí chuyên ngành,…bằng TA ở những nơi có nhiều SV thường qua lại trong khuôn viên Trường, giúp SV thuận lợi hơn trong việc học TA ngoài giờ lên lớp bằng cách cập nhật tin tức cũng như học từ

vựng,… thông qua loại hình tài liệu này.

- Cần tiến hành treo các biển báo, quảng bá, báo tường,… bằng TA hoặc song ngữ Anh – Việt nhằm góp phần tạo ra môi trường TA nhân tạo giúp SV có nhiều

điều kiện tiếp xúc với ngôn ngữ này.

- Chương trình phát thanh học đường cần được sử dụng 02 ngôn ngữ Anh – Việt nhằm tăng tần suất sử dụng TA trong trường, gia tăng động cơ học TA cho SV. Thêm vào đó cần phát một số bài hát TA trong chương trình này để gây hứng thú học TA cho SV.

ngữ pháp, nghe, nói, đọc, viết hay tài liệu chuyên ngành bằng TA để SV có thể tìm hiểu và nghiên cứu trong quá trình tự học, tự nghiên cứu. Tăng cường các nguồn tài liệu này bằng cách:

+ Đăng ký sử dụng sách bản quyền của NXB Oxford tại Việt Nam để có những ấn phẩm màu rõ, kênh hình đẹp nhằm tạo hứng thú cho SV khi sử dụng. Qua

đó cũng nhận được giới thiệu các ấn bản mới để mua với giá ưu đãi.

+ Tải và biên tập các tài liệu học TA từ các nguồn cho phép trên Internet để

biên tập, thiết kế bài tập phục vụ giảng dạy, tự học tại thư viện. Để thực hiện công việc này cần phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học trình lãnh đạo phê duyệt để có chếđộ thù lao đối với các GV làm công tác biên tập tài liệu.

- GV cần cập nhật các tài liệu TA thường xuyên nhằm tìm ra nguồn tài liệu có giá trị và phù hợp với SV trường ĐHĐT cũng như tham vấn cho Ban lãnh đạo những tài liệu hay, dễ sử dụng và nâng cao được trình độ TA của SV nhằm thay thế

các tài liệu không còn phù hợp với môi trường học tập hiện tại.

- Gia tăng các chương trình và hoạt động vui chơi, giải trí bằng TA như câu lạc bộ TA, chương trình Gala Night hay các hoạt động giao lưu giữa SV không chuyên TA và SV chuyên TA, giữa SV không chuyên TA với các bạn ở các quốc gia khác nhau,… để tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích theo phương châm ‘Vui học TA’ để SV có môi trường tăng cường rèn luyện kỹ năng ngoài giờ lên lớp. Điều đó không những gia tăng chất lượng học TA không chuyên của SV mà còn đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể thao của Nhà Trường.

- Tạo cho SV có nhiều điều kiện tiếp xúc với người bản địa sử dụng TA thông qua việc mời các GV bản địa hay các tình nguyện viên tham gia vào hoạt động giảng dạy TA và các hoạt động khác của Trường. Đây là cơ hội giúp SV có thể giao tiếp với người bản xứ, từđó gia tăng năng lực giao tiếp.

- Cần tiến hành xây dựng cơ chế, chính sách thu hút GV bản xứ hợp tác giảng dạy TA không chuyên cho Trường nhằm tạo điều kiện cho GV và SV tiếp cận học hỏi, giao tiếp với các đối tượng này.

- Cần có kế hoạch bổ sung cơ cấu cán bộ, GV chuyên ngành TA có kinh nghiệm giảng dạy TA không chuyên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy các lớp học chuyên về một kỹ năng nhất định.

- Xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách cho một thời kỳ dài nhằm trích lập các quỹ dành riêng cho việc tài trợ các hoạt động dạy và học TA trong Trường.

toàn trường để hoạt động dạy và học được diễn ra liên tục và thuận lợi hơn.

4.2.6.3. Li ích ca gii pháp

Việc áp dụng các giải pháp này mang lại những lợi ích như sau:

- Góp phần tăng hiệu quả học TA không chuyên trên lớp do có nhiều cơ hội

được thực hành TA.

- Giúp cải thiện chất lượng học TA không chuyên thông qua hoạt động tự học từ những điều kiện học tập sẳn có.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảng dạy của GV do được cung cấp môi trường dạy và học TA hiện đại, đầy đủ hơn.

4.2.6.4. Điu kin thc hin gii pháp

- Phải huy động được nguồn tài trợđủ lớn phục vụ cho việc đầu tư xây dựng CSVC-TTB

- Sự tự giác và ý thức học tập của SV là điều kiện không thể thiếu khi có sẳn các điều kiện học tập

- Được sự quan tâm và đồng thuận giữa các cá nhân và bộ phận trong việc triển khai và thực hiện.

- Tránh sự ngắt quãng liên tục trong quá trình dạy TA của GV (vì lý do này hay lý do khác) nhằm tạo tính liên tục trong việc tiếp thu tri thức, nâng cao nhanh chóng trình độ TA của SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)