Nâng cao năng lực sư phạm vàn ăng lực chuyên môn cho cán bộ, giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 102 - 105)

viên tiếng Anh

4.2.3.1. Cơ sđề xut gii pháp

Từ việc nghiên cứu các lý luận về tầm quan trọng của yếu tố thuộc về người dạy, các đặc điểm của hoạt động dạy học TA không chuyên cũng như kết quả

nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy và học NN tại Trường ĐHĐT cho thấy rằng để

nâng cao hiệu quả giảng dạy cần phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ

giảng dạy. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy không phải chỉ đơn giản là việc nâng cao trình độ chuyên môn mà còn nâng cao cả năng lực SP của GV.

Tại Trường ĐHĐT việc thực hiện nâng cao năng lực chuyên môn là việc làm

được tiến hành thường xuyên và liên tục. Đội ngũ GV nói chung, đội ngũ GV dạy TA không chuyên nói riêng luôn được tạo điều kiện thuận lợi tham gia các khóa học NN do Trường hoặc đơn vị có uy tín khác tổ chức. Sau mỗi khóa học, GV đều phải tiến hành kiểm tra năng lực chuyên môn thông qua các bài test do đơn vị hoặc do tổ

chức quốc tế như British Council tổ chức. Đạt được chuẩn theo quy định hiện tại của trường thì GV mới được phép tham gia giảng dạy TA không chuyên.

Tuy nhiên do sự chú ý, quan tâm quá nhiều đến năng lực chuyên môn nên trường đã bỏ quên đi tầm quan trọng của năng lực SP trong hoạt động dạy học nói chung, TA không chuyên nói riêng. Nếu như nói năng lực chuyên môn là điều kiện cần thì năng lực SP chính là điều kiện đủ cho một tiết dạy thành công. Do vậy, không thể phủ nhận vai trò của nó trong việc nâng cao chất lượng học TA. Vì thế, cần đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực SP của đội ngũ GV giảng dạy TA không chuyên.

4.2.3.2. Ni dung gii pháp

- Tổ chức tập huấn cho GV về bồi dưỡng năng lực SP như cách thức thiết kế

bài giảng, xây dựng nội dung bài học và sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hay việc vận dụng các PP dạy học NN linh hoạt phù hợp với từng kỹ năng xác định, từng tình huống cụ thể trong lớp học; Xây dựng phong cách dạy học riêng cho bản thân GV nhưng vẫn tạo được sự thoải mái cho SV. Tất cả những đều này làm cho SV hứng thú với học NN hơn, góp phần nâng cao dần chất lượng học TA của SV.

- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, nâng cao tư tưởng “Lấy người học làm trọng tâm”. Như vậy, mọi việc thay đổi trong PP, cách thức tổ chức dạy học,… của GV mới trở nên cho ý nghĩa tích cực cho việc học TA của SV.

- Tổ chức các tiết dự giờ nhằm tạo điều kiện cho các GV học tập qua lại và góp ý lẫn nhau. Việc này không những giúp bản thân nhận ra được những thiếu sót trong giảng dạy mà còn trực tiếp nâng cao năng lực chuyên môn từ việc học hỏi

đồng nghiệp. Đây là một hình thức cải thiện năng lực SP và năng lực chuyên môn ít tốn kém chi phí nhưng cũng mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên việc làm này phải được tiến hành thường xuyên và có tổ chức, không mang tính bộc phát tạm

thời. Có như vậy mới thấy được hiệu quả thật sự.

- Tiến hành các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các GV giảng dạy TA không chuyên với nhau thông qua các buổi thảo luận chuyên đề tại trường

ĐHĐT và tại các trường khác trong và ngoài tỉnh. Như vậy, không những góp phần nâng cao năng lực GV mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các trường bạn trong và ngoài khu vực.

- Khoa NN cần tằng cường hỗ trợ về chuyên môn và tạo điều kiện cho các GV tham gia các chuyên đề, hội thảo, làm đề tài NCKH để có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng SP phục vụ công tác giảng dạy có chất lượng hơn.

- Kích thích sự chủđộng nâng cao năng lực SP của GV thông qua các cuộc thi nghiệp vụ SP, các cuộc bình bầu của SV về người dạy TA không chuyên giỏi nhất hàng năm. Từ kết quả có được, tiến hành khen thưởng bằng vật chất hoặc tinh thần nhằm động viên, khích lệ người dạy.

- Phát phiếu điều tra cho SV sau mỗi khóa học để người học đánh giá chất lượng nhằm nắm bắt năng lực giảng dạy của GV. Từ đó, thu thập ý kiến và tiến hành phân tích, đánh giá, sau đó thực hiện đánh giá lại thông qua hội đồng đánh giá nhằm tìm ra nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan và giải quyết triệt để những nguyên nhân đó, góp phần nâng cao chất lượng học TA không chuyên.

4.2.3.3. Li ích ca gii pháp

- Nâng cao được năng lực nghề nghiệp của GV từ việc không ngừng học hỏi về trình độ chuyên môn lẫn năng lực SP.

- Tạo được hứng thú học TA cho SV góp phần làm hài lòng người học giúp cho SV cảm thấy việc học TA không chuyên mang lại hiệu quả thực sự sau mỗi giờ

học.

- Tạo được mối liên hệ tốt đẹp giữa các GV với nhau thông qua các hoạt động giao lưu nghề nghiệp.

4.2.3.4. Điu kin thc hin gii pháp

- Bản thân các GV cần tăng cường tự học, tự nghiên cứu các PP dạy học tích cực để tổ chức hoạt động học cho SV có hiệu quả hơn; GV phải chủ động tìm tòi, học hỏi và chấp nhận thay đổi từ việc nhìn nhận thực trạng hoạt động giảng dạy của bản thân thông qua các đánh giá từ cấp trên, đồng nghiệp và SV. Tích cực hưởng

ứng chủ trương đổi mới PP dạy học của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy TA không chuyên.

- Cần nhiều thời gian cho các hoạt động này nên cần các khoản chi hợp lý theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.

- Cần thành lập các ban kiểm tra, điều tra đột xuất việc dạy và học TA không chuyên và giải tán khi hoàn thành nhiệm vụ.

- Giảng viên cần được tạo điều kiện tham gia tập huấn về phương pháp giảng dạy mới, các lớp giới thiệu giáo trình mới để thường xuyên nâng cao trình độ và khả

năng giảng dạy.

- Phải được sự hỗ trợ kinh phí từ Bộ GD&ĐT cho các hoạt động nâng cao năng lực SP.

4.2.4. Thay đổi cách đánh giá kết quả học tiếng Anh không chuyên cho khóa tuyển sinh từ năm 2014 trở về sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng học tiếng anh không chuyên của trường đại học đồng tháp (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)