Mặc dù Trường cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ cho hoạt động dạy và học NN nhưng hiệu quả hoạt động chưa đạt được chất lượng do những nguyên nhân chính sau:
- Về phía SV:
+ Ngay từ đầu vào với kết quả tuyển sinh thấp nên việc cung cấp một nguồn
đầu vào có chất lượng là rất khó. Các SV thường ít chủ động học TA do việc mất căn bản ngay từ phổ thông, hơn nữa môi trường học TA còn khá thiếu thốn và nhiều bất cập nên không tạo được động cơ học TA tích cực cho SV. Vì lẽ đó,ý thức học tập và tinh thần tự học của SV còn kém.
+ PP học TA của SV
xuất phát từ phía Nhà trường mà còn có cả sự tham gia tích cực của SV. Sự chủ động học TA cũng như chủđộng sử dụng các PP học NN hiện đại chưa được đánh giá cao. Bởi lẽ nền tảng kiến thức TA từ giai đoạn phổ thông chưa được trau dồi tốt, vì thế khi bước sang ngưỡng cửa ĐH, SV vẫn yếu về các kiến thức cơ bản.
Cái gốc, cái nền tảng không tốt thì khó lòng cho SV trong quá trình học và tự
học bởi SV không biết bắt đầu học từ đâu và học như thế nào. Một khâu trong hệ
thống bị lỗi dẫn đến cả hệ thống hoạt động không tốt. Đây cũng là một trở ngại không nhỏ trong quá trình nâng cao chất lượng học TA tại trường nói riêng, tại Việt Nam nói chung.
+ Việc sử dụng được các kỹ năng của TA sau khóa học rất hạn chế là do quá trình giảng dạy không mang lại hiệu quả hay nói khác hơn việc giảng dạy theo chuẩn toiec không tạo ra kết quả học tập tốt. Điều này có thể xuất phát từ sự không phù hợp của giáo trình, không phù hợp trong cách giảng dạy, trong việc chọn chuẩn
đánh giá,…
- Về phía giảng viên
+ Về trình độ của GV tham gia giảng dạy TA không chuyên
Việc sử dụng GV cơ hữu không được kiểm tra chặt chẽ về trình độ chuyên môn thông qua các văn bằng, chứng chỉđi kèm nên khó kiểm soát được chất lượng. Thêm vào đó, việc sử dụng GV mời giảng từ các trường trung học phổ thông là không phù hợp, vì không thỏa mãn yêu cầu về trình độ giảng dạy SV ĐH. Hơn nữa cách thức đánh giá đầu vào theo chuẩn Toiec với thang điểm ≥ 500 làm tiêu chuẩn lựa chọn GV cũng không nói lên được trình độ TA của GV bởi mức quy định về
thang điểm này là khá thấp và nó thiếu đi kỹ năng nghe, viết. Do vậy, chất lượng giảng dạy mang tính không đồng nhất và còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả học TA cũng không ổn định.
+ Về PP giảng dạy
Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả học TA không chuyên kém cũng chính là do 02 nguyên nhân sau:
▪ Chương trình học TA theo chuẩn Toiec của Nhà trường chỉ gồm 02 kỹ năng nghe và đọc. Nên GV chỉ dạy cho SV 02 kỹ năng này, trong đó có bao gồm cả ngữ
pháp.
▪ PP giảng dạy của GV không phù hợp: (1) Chú trọng đến ngữ pháp quá nhiều và quên đi các kỹ năng khác. (2) Phần lớn thời gian dành cho làm bài tập theo mẫu
TA không cao.
- Về phía cơ sởđào tạo
+ Giáo trình và cách đánh giá chưa phù hợp là do Nhà trường chưa có bộ phận chuyên trách tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu của nơi sử dụng SV đã ra trường, SV đã làm việc sau khi ra trường và người học trong việc học TA không chuyên. Vì vậy, việc chọn giáo trình, hình thức kiểm tra và đánh giá nhằm mang lại chất lượng học TA không chuyên cao hơn chỉ mang tính cảm tính, không dựa vào thực tiễn. Việc chọn sai PP đánh giá sẽ làm cho mọi hoạt động hướng tới mục đích nâng cao chất lượng trở nên không hiệu quả. Vì đánh giá là khâu cuối cùng và quan trọng cho biết năng lực học tập của SV thế nên để nâng cao năng lực TA thì phải có PP đánh giá
đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. + Chương trình
Chương trình được thiết kế theo hình thức học tập bắt buộc nên gây nhiều áp lực cho SV. Việc học TA hay học bất cứ một môn học nào đi nữa thì để học tập có hiệu quả cần sự tự giác từ phía người học nói chung, SV nói riêng. Hơn nữa, đã người trưởng thành thì cần tôn trọng sự tự quyết của SV, SV ắt có những định hướng cho bản thân. Cá nhân nào không thích nghi, không đáp ứng được nhu cầu xã hội thì cá nhân đó sẽ bị đào thải. Chúng ta không thể bảo bọc những kẻ như thế
bằng cách này hay cách khác để làm cho xã hội tệ hơn mà phải là đưa ra biện pháp phát huy tính chủ động, tích cực của người học thông qua việc cải tiến cách đánh giá, PP, chương trình, nội dung, nâng cao chất lượng đội ngũ, hoàn thiện quy trình
đào tạo, cơ sở vật chất,…
Chương trình không có tính khả thi là do trong khâu thiết kế không chú ý đến nhu cầu thị trường mà chỉ chạy theo phong trào học TA và cách đánh giá ở các trường bạn. Tâm lý chạy theo đám đông đã khiến cho trường chọn cách đánh giá không phù hợp dẫn đến chương trình đưa ra không đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng học TA nói riêng, chất lượng đào tạo nói chung.
+ Thời lượng học TA và cách bố trí thời gian học TA
Việc bố trí thời lượng học TA trong chương trình và việc học 02 buổi trên tuần là chưa hợp lý để giúp SV nâng cao trình độ do thời lượng học ngắn nhưng lại kéo dài và gián đoạn, có những khi gián đoạn trong suốt một thời gian dài. Nguyên nhân chính gây gián đoạn là do đội ngũ GV dạy TA còn thiếu, không đủđáp ứng nhu cầu giảng dạy, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, GV còn mỏng gây khó khăn cho việc học TA không chuyên bởi các GV không chỉ giảng dạy ở trung tâm mà còn tham gia các
khóa giảng dạy và học tập khác. Do vậy, dẫn đến tình trạng các khóa học kéo dài. + Số lượng SV trên lớp khá đông khiến cho việc học trở nên khó khăn do GV không có nhiều điều kiện tiếp cận và hướng dẫn SV. Vì thế không nâng cao được trình độ TA của SV.
+ Nhu cầu người học
Nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu người học do chưa tìm hiểu về mục
đích học TA của SV, chưa tìm hiểu về nhu cầu của SV đã làm việc sau khi ra trường và nơi sử dụng SV đã ra trường. Mặc dù người học, SV đã làm việc sau khi ra trường và nơi sử dụng SV đã ra trường cần cả 04 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, tuy nhiên kỹ năng giao tiếp có nhu cầu cao hơn các kỹ năng khác. Do vậy, việc đào tạo TA không chuyên đi chệch với quỹđạo chung của 03 đối tượng trên. Điều này làm cho việc học TA không có ý nghĩa thực tiễn.
+ CSVC-TTB
Do CSVC-TTB còn thiếu thốn, chưa đáp ứng nhu cầu SV. Mặc dù đã xây mới thêm nhiều phòng ốc, trang bị thêm nhiều trang thiết bị, tuy nhiên các CSVC-TTB này chưa được thiết kế theo kiểu tổ chức dạy và học đặc thù của TA mà được thiết kế dùng chung cho các môn học khác gây nên khó khăn cho việc đổi mới PP dạy học cũng như chưa tạo được động cơ ngoại kích và hứng thú học TA cho SV.
+ Giao lưu với người nước ngoài nói TA
Việc giao lưu nhưng không mang lại hiệu quả là do phần lớn thời gian giao lưu và học tập dành cho các lớp chuyên ngữ. Chưa tập trung cho các lớp không chuyên ngữ. Hơn nữa việc giao lưu là chưa đủđể giúp SV có thể giao tiếp tốt bởi lẻ
không phải SV nào cũng chủ động giao tiếp và có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài trong khi số lượng người nước ngoài đến mỗi lần trung bình chỉ từ khoảng 1 – 3 người. Với số lượng ít ỏi như vậy sẽ không thể phục vụđủ cho đại đa số SV.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỌC TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP