6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về công tác KCB BHYT
* Đối với các Bộ ngành Trung ương
Đề nghị Bộ Y tế ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn về thực hiện chế độ chính sách liên quan đến BHYT như: Danh mục dịch vụ kỹ thuật tương đương trong thanh toán theo chế độ BHYT; Quy trình khám bệnh, chữa bệnh; Quy trình thực hiện các DVKT; Phác đồ điều trị các bệnh, nhóm bệnh, …
Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ mức hỗ trợ đóng BHYT đối với một số đối tượng cận nghèo, học sinh, sinh viên, hộ gia đình để đảm bảo thực hiện được mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân. Cụ thể cận nghèo hỗ trợ 100%, học sinh, sinh viên 50%.
Để hạn chế việc lạm dụng trong KCB dẫn đến bội chi quỹ BHYT nên có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT
và quy định “gắn trách nhiệm cân đối quỹ BHYT cho các cơ sở KCB”.
* Đối với ngành y tế
Từng bước nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là nâng cao chất lượng cán bộ y tế, bố trí sử dụng cán bộ một cách ổn định; thành lập bộ phận nghiên cứu, tư vấn và hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chế độ, chính sách về BHYT, tăng cường thanh tra y tế về KCB BHYT để kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế đồng thời có biện pháp khắc phục, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đảm bảo nguồn quỹ BHYT được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
Ngành Y tế cần khảo sát, đánh giá và công khai những thông tin liên quan đến tình hình KCB trong phạm vi toàn quốc hàng năm như: mô hình cơ cấu bệnh tật, tình hình nâng cấp cơ sở hạ tầng bệnh viện, tổng kinh phí chi KCB tại các cơ sở y tế lớn, chỉ số bình quân KCB nội, ngoại trú, bình quân số ngày điều trị nội trú, công khai giá thuốc… để làm cơ sở hoạch định, dự báo cân đối Quỹ BHYT.