Quản lý cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện theo phân cấp

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý QUỸ bảo HIỂM y tế tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN đại lộc (Trang 84 - 88)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.2.4 Quản lý cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện theo phân cấp

cấp

Từ bảng 2.7 cho ta thấy số liệu về số lượt khám qua các năm bình quân là 137.195 lượt khám với tỷ lệ bình quân là 101,19% với chi phí phát sinh

bình quân là 129.493 triệu đồng; tổng chi phí KCB phát sinh hàng năm luôn vượt so với số tiền thu BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB, cụ thể:

Chi phí khám bệnh, chữa bệnh được giao về các cơ sở KCB trên địa bàn huyện Đại Lộc hằng năm đều vượt nhiều lần so với dự toán giao hằng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã chưa thể đáp ứng yêu cầu về khám bệnh, chữa bệnh của người dân; Trung tâm y tế huyện chưa có giường bệnh, chưa đủ yêu cầu về cơ sở vật chất, trình độ Y, bác sĩ, số lượng bác sĩ nên không thể khám chữa bệnh nội trú mà chỉ khám ngoại trú. Một số máy móc, thiết bị chưa có hoặc đã lạc hậu dẫn đến tâm lý người dân không tin tưởng và đã đi khám vượt tuyến hoặc xin chuyển tuyến khám chữa bệnh lên tuyến trên. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện có bệnh viện tuyến tỉnh là bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam, nên những đối tượng có đủ điều kiện đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại đây đã đăng ký trực tiếp tại bệnh viện tuyến tỉnh mà không đăng ký khám chữa bệnh về tuyến huyện (do là bệnh viện tuyến tỉnh nên số thu quỹ BHYT tại BHXH huyện vào đây không tính vào quỹ KCB – quỹ chi BHYT) cũng làm cho số tiền phân bổ cũng ảnh hưởng.

Bảng 2. 7 Tình hình chi trả các chế độ BHYT từ 2017-2019

(ĐVT: triệu đồng)

Chi phí phát sinh tại cơ sở KCB

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Bình quân

Số lượng So với kỳ trước Số lượng So với kỳ trước Số lượng So với kỳ trước Số lượng % I. Số lượt khám 140.411 06,09% 134.417 95,73% 136.759 101,74% 137.195 101,19% II. Chi phí phát sinh 132.721 77,72% 158.621 119,51% 97.138 61,23% 129.493 86,15% 1. Chi phí phát sinh tại cơ sở KCB 8.397 148,98% 11.543 137,46% 10.658 92,33% 10.199 26,25% 1.1 CP phát sinh đăng ký KCB ban

đầu 8.109 10.722 9.712

1.2 CP phát sinh đa tuyến đến 288 821 946

2. CP phát sinh đa tuyến đi 124.324 108,6% 147.078 118,3% 95.480 64,92% 122.294 97,27%

2.1 Số được giao 56.119 62.051 46.756

2.2 Số vượt quỹ 68.205 85.027 48.724

Trong 2 năm 2017-2018 do chi phí đa tuyến đi (số bệnh nhân đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB trong huyện đi KCB ngoại huyện, ngoại tỉnh) được tính vào tổng chi phí KCB hằng năm của BHXH huyện và con số vượt quỹ này luôn vượt với con số rất lớn (năm 2017 vượt 68.205 triệu đồng, năm 2018 vượt 85.027 triệu đồng) từ năm 2019 trở đi số KCB đa tuyến đi được tính vào quỹ KCB tại chính cơ sở KCB mà bệnh nhân đến khám (số này do BHXH tỉnh tính) và quỹ KCB tại các cơ sở KCB trong huyện được giao hằng năm dựa trên chi phí phát sinh của năm trước. Việc phân bổ quỹ và thanh toán quỹ KCB tại các cơ sở KCB theo cách mới đã kéo tổng số chi phí KCB phát sinh hằng năm giảm mạnh (năm 2018 vượt 48.724 triệu đồng, gần một nửa so với năm 2017).

Trên số liệu thực tế qua các năm ta có thể thấy kinh phí phân bổ cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện bình quân hằng năm chỉ đạt xấp xỉ 10 tỷ đồng; kinh phí đa tuyến đi được giao hằng năm lên đến xấp xỉ trên 50 tỷ đồng. Tuy nhiên ở các năm 2017-2018 con số vượt quỹ đa tuyến đi luôn luôn cao hơn tổng số chi phí đa tuyến đi được giao và số phân bổ tại cơ sở khám chữa bệnh cộng lại; điều này cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới so với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên. Từ đó có thể nhìn ra được vấn đề của các cơ sở khám chữa bệnh tuyến cơ sở cần được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, đội ngũ các y, bác sĩ tại đây cần được chuẩn hóa và nâng cao chất lượng trong khám chữa bệnh cho người dân, tạo lòng tin trong người dân nhằm kéo người dân ở lại với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến cơ sở.

Trong tình hình thực tế tại huyện Đại Lộc việc cần thiết phải có cơ sở khám chữa bệnh nội trú tại tuyến huyện nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong điều trị, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

dựa trên số khám chữa bệnh thực tế tại cơ sở khám chữa bệnh đó đã góp phần giảm hẳn sự mất cân đối giữa thu và chi quỹ BHYT tại huyện; do số phát sinh tại cơ sở khám chữa bệnh nào sẽ được tính trực tiếp vào số được giao chứ không tính trừ vào các cơ sở khám chữa bệnh mà người bệnh đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Điều đó khiến các cơ sở khám chữa bệnh phải tự cân đối số phát sinh quỹ của cơ sở mình.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý QUỸ bảo HIỂM y tế tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN đại lộc (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w