Tình hình phát triển thị trường internet cáp quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động quản trị quan hệ khách hàng của VNPT thừa thiên huế đối với khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ internet cáp quang (Trang 37 - 38)

1.1.2.5 .Lợi ích khi áp dụng quản trị quan hệ khách hàng trong doanh nghiệp

1.1.5. Tình hình phát triển thị trường internet cáp quang

Năm 2009, Internet cáp quang FTTH chính thức được triển khai với tốc độ truy cập mạng tăng đáng kể so với ADSL. Cùng thời điểm này, VinaPhone khai trương mạng 3G mở ra kỷ nguyên Internet cho di động tại Việt Nam. Đây được xem là bước đón đầu quan trọng cho sự bùng nổ Internet băng rộng di động tại Việt Nam sau này

Từ năm 2010, Internet Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với xu hướng chuyển dịch từ dịch vụ cáp đồng sang cáp quang. Việt Nam nằm trong top đầu những quốc gia có lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của Internet cũng thay đổi mạnh mẽ cách thức người dùng với sự bùng nổ của thị trường thiết bị di động (điện thoại thông minh và máy tính bảng).

Tình hình phát triển dịch vụ trong giai đoạn năm 2016 - 2018 của các nhà mạng như sau:

Theo số liệu Cục Viễn thông công bố 2016, thị phần internet cáp quang của VNPT còn cao hơn so với số liệu ước tính Tập đồn này đưa ra trước đó. Cụ thể, tính tới cuối năm 2016, VNPT có 2,87 triệu thuê bao FiberVNN, chiếm 44,8% thị phần thị trường internet cáp quang, chính thức trở thành doanh nghiệp có thị phần thuê bao cáp quang lớn nhất hiện nay và bỏ khá xa doanh nghiệp đứng thứ 2 là Viettel (chiếm 35,7%). Trong khi đó FPT chiếm 19.2% thị phần và cịn lại là của các doanh nghiệp khác.

Năm 2017, dịch vụ Internet cáp quang của VNPT đã có sự bứt phá ngoạn mục với thị phần về doanh thu chiếm hơn 50%, theo sau đó là Viettel chiếm 26% thị phần, FPT theo sau với thị phần chiếm 17%, SCTV với 2% và thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác. Số lượng thuê bao internet cáp quang đến cuối năm 2018 tại nước ta là 11,9 triệu thuê bao. Trong năm 2017, nhờ mạng lưới cáp quang mở rộng vùng phủ sóng, dịch vụ internet cố định khơng dây, cụ thể là wifi cũng đã có nhiều cải thiện về chất lượng và khả năng tiếp cận, hỗ trợ chia sẻ nhu cầu sử dụng internet ở nhiều nơi khác nhau của người dùng. (Theo Lương Thị Kim Chi – 2019) [11]

Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông, Bộ TT&TT năm 2018, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bắt đầu mạnh mẽ hơn. Với sự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp cùng với nhiều chính sách được ban hành làm cho thị phần của dịch vụ đã có sự thay đổi, năm 2017 VNPT chiếm đến một nửa thị phần thì đến năm 2018 đã có sự giảm sút chỉ còn 46,1% nhưng vẫn dẫn đầu thị trường. Viettel, FPT, SCTV, cùng các đơn vị khác đã có sự tăng trưởng so với năm 2017, cụ thể thị phần của các doanh nghiệp trên lần lượt là 26,1%, 18,6%, 5,7% và còn lại 3,5% dành cho các doanh nghiệp khác. (Theo Tuệ Minh-2018)[12]

Theo báo cáo của cục viễn thông về thị trường internet cáp quang, tính đến hết tháng 9/2019, tổng số thuê bao Internet cáp quang là hơn 12,6 triệu thuê bao. Trong đó, VNPT đang dẫn đầu với khoảng 5,2 triệu thuê bao (chiếm khoảng 41%), Viettel khoảng 4,8 triệu thuê bao (chiếm hơn 38%), số còn lại thuộc về các nhà cung cấp như FPT, CMC, SCTV. Vẫn tiếp tục cuộc đua tranh tam mã của ba nhà mạng lớn nhất hiện

nay là VNPT, Viettel, FPT chiếm hơn 90% thị phần. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường của dịch vụ này có xu hướng bão hòa, (Theo Tú Ân – 2019)13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động quản trị quan hệ khách hàng của VNPT thừa thiên huế đối với khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ internet cáp quang (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)