5. Bố cục của luận văn
1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chứ cở một số đơn
đơn vị trong nước và bài học rút ra cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai
1.2.1. Kinh nghiệm của một số đơn vị
1.2.1.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái
Trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh n Bái ln quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương. Đến nay, hệ thống tổ chức chính quyền các cấp đã đi vào nền nếp và ổn định; Ủy ban nhân dân đã tổ chức thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội được giữ vững, kinh tế - xã hội phát triển, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước và giải quyết những vấn đề bức xúc trong dân. Các biện pháp cụ thể mà tỉnh Yên Bái đã thực hiện trong thời gian qua là:
* Quy hoạch cán bộ chính quyền
Từ năm 2012 đến 2014, thành phố đã điều động, bổ nhiệm 161 cán bộ; cử trên 420 đồng chí tham gia các lớp trung, cao cấp, cử nhân chính trị…; hợp đồng tạo nguồn với 64 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy... Những năm trước đây, nhìn chung đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ thành phố đến xã, phường của thành phố Yên Bái về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, cịn có những khó khăn như đội ngũ cán bộ của các xã, phường không đồng đều, một số cán bộ ở phịng, ban, đồn thể và cấp xã chất lượng chưa cập chuẩn… Từ những đặc điểm tình hình này, Đảng bộ thành phố đã phát huy cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 25/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức hệ thống chính trị thành phố Yên Bái giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020".
Thành ủy đã chỉ đạo các chi, đảng bộ cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, quán triệt Đề án "Xây dựng đội ngũ cán bộ trí thức trẻ thành phố Yên Bái giai đoạn 2013 - 2015 và đến năm 2020" tới tồn thể cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức trong hệ thống chính trị của thành phố. Đảng bộ các xã, phường đã thể hiện rõ vai trị, trách nhiệm của cấp ủy với cơng tác nâng cao chất lượng đội ngũ, công chức, viên chức, đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trí thức trẻ của địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phương, đơn vị theo Đề án; chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để thực hiện Nghị quyết, đồng thời đưa nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức vào nội dung chương trình cơng tác của cấp ủy, chính quyền.
* Về cơng tác kiểm tra, giám sát
Hàng năm, đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết để kịp thời điều chỉnh, đào tạo cán bộ đảm bảo yêu cầu theo Nghị quyết. Việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết đã tạo nên sự thống nhất, đồng bộ giữa tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội trong việc nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong tồn hệ thống chính trị của thành phố; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trẻ có điều kiện học tập kinh nghiệm, phương pháp, cách quản lý, điều hành từ thực tiễn; công tác quản lý, rèn luyện cán bộ công chức, viên chức, đánh giá chất lượng đội ngũ được sâu sát, chất lượng hơn. Thực hiện Nghị quyết, cơng tác rà sốt, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của thành phố đã được triển khai rộng rãi từ các phịng, ban chun mơn của thành phố đến các cơ sở xã, phường.
Việc sắp xếp đội ngũ công chức, viên chức đúng người, đúng việc, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy khả năng chuyên môn của bản thân trong các lĩnh vực công tác. Công tác quy hoạch đã được các đơn vị chú trọng, xây dựng phương án quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp thành phố và cơ sở, kịp thời điều chỉnh phương án đúng theo các hướng dẫn, quy định của trung ương, của tỉnh; đảm bảo cơ cấu về độ tuổi, tỷ lệ cán bộ nữ và có tính kế thừa, chủ động công tác cán bộ, mạnh dạn quy hoạch cán bộ trẻ vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt các cấp của thành phố.
* Về công tác tuyển dụng: Công tác tuyển dụng tạo nguồn cán bộ được
triển khai khá tích cực, đã tuyển dụng được nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại khá, giỏi từ các trường cơng lập có chun ngành phù hợp nhu
cầu vị trí làm việc theo chức năng, nhiệm vụ của các phịng, ban, đồn thể và xã, phường của thành phố. Trong 4 năm, đã hợp đồng tạo nguồn với 64 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy thuộc nhiều nhóm ngành để bố trí tạo nguồn cho các phịng chun mơn, các đơn vị sự nghiệp xã, phường thuộc thành phố.
* Về luân chuyển cán bộ: Điều động, luân chuyển cán bộ được Đảng bộ
thành phố xác định là một chủ trương đúng đắn, một yêu cầu cần thiết và là giải pháp để đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các cấp của Đảng bộ thành phố. Từ năm 2012 đến 2015, đã điều động, bổ nhiệm 161 đồng chí. Việc điều động, bổ nhiệm được thực hiện đúng theo quy định, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và cơng khai, minh bạch, góp phần tạo động lực để người có trình độ, năng lực phấn đấu vươn lên.
* Về công tác cải cách thủ tục hành chính: Hoạt động cải cách thủ tục
hành chính cũng được tăng cường, đã từng bước đổi mới phương thức, cơ chế hoạt động của cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy cấp xã, phường; tạo điều kiện cho cán bộ phát hy tính chủ động, sáng tạo trong cơng việc.
* Về công tác đào tạo: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện
thường xuyên. Cán bộ công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, đúng vị trí việc làm. Trong 4 năm, đã cử trên 420 đồng chí tham gia các lớp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị - hành chính, cử nhân chính trị…; 15 cán bộ cơng chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; 14 cán bộ công chức, viên chức đi đào tạo thạc sỹ; 17 cán bộ tham gia bồi dưỡng chương trình chuyên viên; 17 cán bộ tham gia đào tạo chương trình chun viên chính. Hầu hết các cán bộ công chức sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đã vận dụng kiến thức vào giải quyết các công việc được giao. Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Thành ủy cho thấy, Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, các cơ quan phịng, ban, xã, phường của thành phố, góp phần phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Tinh thần của Nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
quyết về nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị của thành phố đã góp phần lựa chọn được đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức kế cận, có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn tốt cho thành phố giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
1.2.1.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại Sở Tư pháp Thành phố Nam Định
Những năm qua, Thành phố Nam Định đã tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước ở địa phương. Trước đây, lực lượng cán bộ Tư pháp hộ tịch phường, xã trên địa bàn thành phố còn nhiều hạn chế về chun mơn nghiệp vụ, một số ít cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ. Bên cạnh đó, cán bộ tư pháp hộ tịch phải kiêm nhiệm cùng lúc nhiều hoạt động nên việc thực thi công vụ vừa thiếu tính chuyên nghiệp, vừa không đáp ứng kịp thời yêu cầu của người dân.
* Về công tác nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng: Cùng với việc kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ, UBND thành phố chỉ đạo Phòng Tư pháp phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tư pháp về cơng tác hịa giải, chứng thực, hộ tịch, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật…; hằng quý tổ chức giao ban nghiệp vụ, phổ biến các văn bản pháp luật mới, cung cấp tài liệu tuyên truyền pháp luật và giải đáp những vướng mắc về nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp trong giải quyết công việc chun mơn từ cơ sở; duy trì việc kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tư pháp các phường, xã… Qua đó, phát hiện kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp cho cơng tác Tư pháp ở cơ sở đi vào nền nếp.
Trong năm 2014, Phòng Tư pháp đã cung cấp 1.704 cuốn sách pháp luật và tài liệu cho các tủ sách pháp luật; trên 40 nghìn tờ rơi pháp luật đến 25 đơn vị phường, xã; tổ chức 7 lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới như: Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Hịa giải ở cơ sở, Luật Thanh niên, Luật Tiếp cơng dân, Luật Phịng, chống bạo lực gia
đình… cho cán bộ Tư pháp các phường, xã. Để khắc phục tình trạng này, UBND thành phố đã chỉ đạo các phịng chức năng rà sốt, phân loại trình độ chun mơn đội ngũ cán bộ Tư pháp; cử cán bộ đi học các lớp trung cấp, đại học Luật để đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định... Nhờ tập trung kiện toàn đội ngũ, đến nay trong số 43 công chức Tư pháp hộ tịch của thành phố đã có 11 người có trình độ đại học, 28 người có trình độ trung cấp Luật và 4 người có trình độ chun ngành khác.
* Về việc tăng cường đầu tư trang thiết bị CSVC: UBND thành phố và các phường, xã tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất để cán bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ như: trang bị thêm máy vi tính cho những phường, xã khó khăn; lắp đặt hệ thống mạsng in-tơ-nét, cài đặt phần mềm quản lý hộ tịch… nhằm giúp cán bộ Tư pháp nâng cao năng lực giải quyết nhanh chóng, chính xác cơng việc phục vụ nhân dân. Nhờ đó chất lượng cơng tác Tư pháp hộ tịch trên địa bàn thành phố ngày càng được nâng cao. Các sự kiện hộ tịch, chứng thực ở các phường, xã được thực hiện nền nếp thông qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, đúng trình tự, thời gian quy định, khơng gây phiền hà cho người dân, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính…
Năm 2014, Thành phố Nam Định đã thực hiện đăng ký khai sinh cho 4.479 trường hợp, khai tử 1.324 trường hợp, đăng ký kết hôn 1.550 trường hợp; chứng thực 155.878 bản sao, 5.060 chữ ký, 227 hợp đồng giao dịch, thỏa thuận phân chia, từ chối di sản, di chúc với tổng thu lệ phí nộp ngân sách gần 2 tỷ đồng. Hoạt động Tư pháp đã phục vụ có hiệu quả cơng tác quản lý Nhà nước cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, thành phố tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác Tư pháp, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Tư pháp các phường, xã, tiến tới 100% công chức Tư pháp hộ tịch đạt chuẩn, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực cơng tác quản lý Nhà nước ở địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.2.2. Bài học rút ra cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai
Trước những bài học của các địa phương đã được trình bày ở trên, có thể thấy rõ ràng vai trị của từng công tác, từng yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC. Với mỗi địa phương, tùy theo điều kiện của mình mà các yếu tố ảnh hưởng lại được sắp xếp với vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống quản lý chung. Từ đó hình thành một hệ thống các biện pháp quản lý, mang lại hiệu quả tốt nhất cho địa phương mình. Qua những kinh nghiệm đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại các địa phương trên, có thể đúc rút ra một số kinh nghiệm áp dụng cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai như sau:
Cụ thể, chính quyền địa phương cấp tỉnh nên tập trung vào công tác đào tạo cán bộ, công tác xây dựng chế độ đãi ngộ cho cán bộ cấp Sở. Đây là những mục tiêu quan trọng mà mọi địa phương đều đã thực hiện một cách triệt để để có được kết quả như ngày nay.
Ngồi ra các cấp lãnh đạo tỉnh cịn phải tập trung đưa ra những quy định, quy trình chặt chẽ trong việc thực hiện đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ cán bộ công chức. Điều này là rất quan trọng để tạo nên áp lực cần thiết để mỗi cán bộ có trách nhiệm thực hiện cơng việc của mình.
Lãnh đạo các cấp cũng cần xây dựng các cơ chế về chế độ đãi ngộ cho các cán bộ, thể hiện sự phân cấp năng lực, phân cấp trách nhiệm tại mỗi vị trí, giúp cho các cán bộ có được sự n tâm trong cơng tác.
Công tác luân chuyển cán bộ trong nội bộ cơ quan cũng cần có những quy định, quy chế rõ ràng, giúp phát huy tối đa hiệu quả hoạt động luân chuyển cán bộ. Để làm được điều này, chính quyền tỉnh cần xây dựng một quy chế luân chuyển cán bộ phù hợp với đặc điểm đội ngũ cán bộ và điều kiện, vị trí trên địa bàn.
Ngồi các cơng việc nêu trên, mỗi địa phương cần đưa ra những đặc điểm cụ thể của địa bàn, từ đó đánh giá và lựa chọn những giải pháp tốt nhất. Đây cũng là công việc mà tác giả sẽ thực hiện trong nội dung tiếp theo của luận văn.
Từ đó, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để đóng góp cho cơng tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai ra sao?
(2) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ Tỉnh Lào Cai?
(3) Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu