5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học rút ra cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai
Trước những bài học của các địa phương đã được trình bày ở trên, có thể thấy rõ ràng vai trò của từng công tác, từng yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC. Với mỗi địa phương, tùy theo điều kiện của mình mà các yếu tố ảnh hưởng lại được sắp xếp với vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống quản lý chung. Từ đó hình thành một hệ thống các biện pháp quản lý, mang lại hiệu quả tốt nhất cho địa phương mình. Qua những kinh nghiệm đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại các địa phương trên, có thể đúc rút ra một số kinh nghiệm áp dụng cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai như sau:
Cụ thể, chính quyền địa phương cấp tỉnh nên tập trung vào công tác đào tạo cán bộ, công tác xây dựng chế độ đãi ngộ cho cán bộ cấp Sở. Đây là những mục tiêu quan trọng mà mọi địa phương đều đã thực hiện một cách triệt để để có được kết quả như ngày nay.
Ngoài ra các cấp lãnh đạo tỉnh còn phải tập trung đưa ra những quy định, quy trình chặt chẽ trong việc thực hiện đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ cán bộ công chức. Điều này là rất quan trọng để tạo nên áp lực cần thiết để mỗi cán bộ có trách nhiệm thực hiện công việc của mình.
Lãnh đạo các cấp cũng cần xây dựng các cơ chế về chế độ đãi ngộ cho các cán bộ, thể hiện sự phân cấp năng lực, phân cấp trách nhiệm tại mỗi vị trí, giúp cho các cán bộ có được sự yên tâm trong công tác.
Công tác luân chuyển cán bộ trong nội bộ cơ quan cũng cần có những quy định, quy chế rõ ràng, giúp phát huy tối đa hiệu quả hoạt động luân chuyển cán bộ. Để làm được điều này, chính quyền tỉnh cần xây dựng một quy chế luân chuyển cán bộ phù hợp với đặc điểm đội ngũ cán bộ và điều kiện, vị trí trên địa bàn.
Ngoài các công việc nêu trên, mỗi địa phương cần đưa ra những đặc điểm cụ thể của địa bàn, từ đó đánh giá và lựa chọn những giải pháp tốt nhất. Đây
Từ đó, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để đóng góp cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai ra sao?
(2) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ Tỉnh Lào Cai?
(3) Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Thu thập thông tin thứ cấp
- Thông tin thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã được công bố từ các nguồn như: thư viện, viện nghiên cứu của các trường đại học trong và ngoài nước và được thu thập từ các nguồn tài liệu tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh như:
- Tài liệu liên quan tới quá trình hình thành và phát triển của Sở.
- Tài liệu từ Phòng tổ chức nhân sự để có cái nhìn khái quát về cơ cấu, trình độ nguồn nhân lực của Sở.
- Số liệu trên các báo cáo để thấy được tình hình hoạt động của Sở trong những năm vừa qua.
- Chiến lược, mục tiêu trong thời gian tới của Sở trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.
Ngoài ra, đề tài còn tham khảo thêm một số nguồn tài liệu từ các văn bản, quy chế, nội quy của Sở liên quan tới quá trình tuyển dụng, lương, chế độ đãi ngộ, công tác quy hoach, đào tạo, bồi dưỡng… để phục vụ cho việc đánh giá đầy đủ cả về mặt định tính và định lượng chất lượng CBCC tại Sở.
b. Thu thập thông tin sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát ý kiến của các đối tượng điều tra thông qua phiếu điều tra nhằm làm rõ thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.
* Đối tượng điều tra:
Để tìm hiểu về chất lượng CBCC của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, tác giả tiến hành điều tra hai đối tượng:
- Đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai
- Người dân đến làm việc tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai
* Quy mô điều tra:
- Đối với đối tượng điều tra là người dân đến làm việc với Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai: tác giả đã thống kê số người đến làm việc với Sở từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019 đạt 261 người, áp dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:
n= N/(1+N*e2) (1)
Trong đó:
n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn (e = 0.05)
Như vậy tính toán được n = 158 người, tác giả sẽ phát phiếu điều tra cho 158 người.
- Đối với đối tượng điều tra là cán bộ, viên chức đang làm việc tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai: Số lượng cán bộ, cán bộ công chức hiện đang làm việc tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai là 85 người. Do đó tác giả sẽ tiến hành điều tra tổng thể toàn bộ mẫu này. Như vậy sẽ có 85 phiếu hỏi được phát ra và thu về theo nội dung bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng liên quan đến việc đánh giá chất lượng của các cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai theo thang đo Likert 5 mức độ.
c.Mẫu phiếu điều tra
* Phiếu điều tra người dân:
Để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra người dân đến làm việc với Sở. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…
-Phhần I: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết.
*Phiếu điều tra cán bộ, công chức: Để đánh giá chất lượng đội ngũ và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ Lào Cai, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra các cán bộ, công chức tại Sở . Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…
- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết.
*Thang đo của bảng hỏi: Để đánh giá chất lượng cán bộ công chức, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, trong các bảng hỏi luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi, với mức 1 là rất kém và 5 là rất tốt.
- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)
Trong đó:
Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert fi: Số người trả lời cho giá trị Xi
-Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8
Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert: Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt 1.00 - 1.80 1.81 - 2.60 2.61 - 3.40 3.41 - 4.20 4.21 - 5.00
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh lại sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy.
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 và phần mềm SPSS 22.0
2.2.3 . Phương pháp phân tích thông tin
a.Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại về nhân lực và công tác quản trị nhân lực tại Chi nhánh từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến.
Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ… sẽ giúp chúng ta đưa ra những thống kê mô tả một cách chính xác và chân thực nhất về mặt lượng cũng như mặt chất của chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở để đưa ra những giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của Sở.
b.Phương pháp so sánh
Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhưng điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp, số liệu cần sử dụng ở đây chính là cơ cấu lao động, tình hình tài chính,…qua các năm để thấy được chất lượng đội ngũ CBCC tại Sở đang có chiều hướng tăng lên hay giảm xuống, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đã thực sự được quan tâm chưa, để kịp thời đề ra những chiến lược nhằm hạn chế những vẫn đề còn tồn tại ở Sở.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai
- Về lĩnh vực quản lý nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN:
+ Số lượng đề tài quản lý
+ Số lượng thuyết minh đề tài được tổ chức duyệt + Số lượng đề tài được nghiệm thu
- Về lĩnh vực quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ:
+ Số lượng hồ sơ được tiếp nhận, thẩm định và đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ
+ Số lượng cấp giấy đăng kỷ hoạt động KH&CN
+ Số lượng báo cáo thẩm định công nghệ các dự án đầu tư
-Công tác quản lý Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng:
+ Số lượng lượt kiểm tra về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
+ Số lượng lượt tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
+ Số lượng tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố tiêu chuẩn áp dụng, ghi nhãn hàng hóa, công bo tiểu chuẩn áp dụng, ghi nhãn hàng hóa
- Hoạt động Sở hữu trí tuệ và sảng kiến: Số lượng các sản phẩm hàng hóa được hỗ trợ cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ
2.3.2. Các tiêu chí đo lường chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Lào Cai Khoa học & Công nghệ tỉnh Lào Cai
Bảng 2.1: Tổng hợp các tiêu chí đo lường chất lượng đội ngũ CBCC
Nội dung Nội dung chi tiết
tiêu chí Thước đo
Trí lực
1. Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn
Văn bằng chuyên môn được đào tạo qua trường, lớp tại các trường đại học, học viện trong và ngoài nước: - Cao đẳng.
- Đại học.
- Thạc sĩ, Tiến sĩ
2. Kỹ năng nghề nghiệp
- Trình độ về ngoại ngữ, tin học (chứng chỉ, cử nhân, sau đại học).
- Chứng chỉ quản lý nhà nước (chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp)
3. Kinh nghiệm làm việc
Thâm niên công tác thể hiện qua số năm làm việc và ngạch bậc công chức:
- Chuyên viên và tương đương. - Chuyên viên chính và tương đương. - Chuyên viên cao cấp và tương đương
4. Mức độ hoàn thành công việc
Kết quả đánh giá hàng năm về hoàn thành nhiệm vụ được giao:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Hoàn thành nhiệm vụ. - Không hoàn thành nhiệm vụ
Tâm lực
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
- Văn bằng, chứng chỉ về trình độ lý luận chính trị (cử nhân, cao cấp, trung cấp, sơ cấp).
- Kết quả đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức hàng năm của CBCC (rất tốt, tốt, trung bình, kém).
2. Thái độ làm việc
- Tính tích cực làm việc và khi nhận nhiệm vụ của CBCC (sẵn sàng, do dự, từ chối).
- Thái độ, tinh thần phục vụ người dân (cao, bình thường, thấp)
Thể lực 1. Sức khỏe
Đảm bảo sức khoẻ công tác theo quy định của Bộ Y tế (sức khoẻ loại B trở lên).
2. Độ tuổi Đảm bảo độ tuổi theo quy định của Luật Lao động.
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh các hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Sở Khoa học & Công nghiệ tỉnh Lào Cai chức tại Sở Khoa học & Công nghiệ tỉnh Lào Cai
a. Công tác quy hoạch đội ngũ: Chỉ tiêu này nhằm phản ánh công tác quy hoạch CBCC của UBND huyện được dựa trên cơ sở nào: theo chức danh, tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị.
Tỷ lệ CBCC
quy hoạch =
Số lượng CBCC quy hoạch
x 100% Tổng số CBCC trong tổ chức
b. Công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức
*Công tác tuyển dụng CBCC: Tỷ lệ CBCC được tuyển dụng có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc = Số lượng CBCC tuyển dụng có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc
x 100 Tổng số CBCC tuyển dụng
Tỷ lệ này phản ánh mức độ hoàn thiện về năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ của CBCC. Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ chất lượng tuyển dụng CBCCđược đảm bảo thực hiện tốt tại tổ chức.
* Công tác sử dụng đội ngũ CBCC: Tỷ lệ CBCC làm đúng vị trí công việc được tuyển dụng = Số lượng CBCC làm đúng vị trí công việc được tuyển
Tổng số CBCC trong tổ chức
x 100%
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tỷ lệ CBCC được sử dụng đúng vị trí như lúc đầu được tuyển dụng theo từng vị trí công việc ở mức độ nào. Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ CBCC được làm việc đúng vị trí và ngược lại.
- Số lượt CBCC được cử đi đào tạo trong các năm từ 2017-2019.
- Tỷ lệ CBCC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng: Chỉ tiêu này nhằm phản ánh công tác đào tạo, bồi dưỡng của CBCC ở các khía cạnh: đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, bồi dưỡng các nghiệp vụ khác.
Tỷ lệ CBCC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng =
Số lượng CBCC được ĐT, bồi dưỡng Tổng số CBCC trong tổ chức
x
x 100% -Mức độ phù hợp của nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo với đối tượng CBCC được cử đi đào tạo: Chỉ tiêu này nhằm xem xét đánh giá của CBVC về mức độ phù hợp của nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo với đối tượng CBCC được cử đi đào tạo.
Sự phù hợp của nội dung, phương pháp, hình thức
đào tạo ở mức độ i
=
Số lượng CBCC đánh giá ở
mức độ i x 100 Tổng mẫu điều tra
i= rất kém – rất tốt
d. Công tác đánh giá CBCC
Công tác đánh giá CBCC được thực hiện một lần trong năm (vào cuối năm), theo hình thức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ với từng mức được quy định là “Hoàn thành xuất sắc”, “Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành nhiệm vụ”