5. Bố cục của luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Thu thập thông tin thứ cấp
- Thông tin thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã được công bố từ các nguồn như: thư viện, viện nghiên cứu của các trường đại học trong và ngoài nước và được thu thập từ các nguồn tài liệu tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh như:
- Tài liệu liên quan tới quá trình hình thành và phát triển của Sở.
- Tài liệu từ Phịng tổ chức nhân sự để có cái nhìn khái qt về cơ cấu, trình độ nguồn nhân lực của Sở.
- Số liệu trên các báo cáo để thấy được tình hình hoạt động của Sở trong những năm vừa qua.
- Chiến lược, mục tiêu trong thời gian tới của Sở trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.
Ngồi ra, đề tài cịn tham khảo thêm một số nguồn tài liệu từ các văn bản, quy chế, nội quy của Sở liên quan tới quá trình tuyển dụng, lương, chế độ đãi ngộ, công tác quy hoach, đào tạo, bồi dưỡng… để phục vụ cho việc đánh giá đầy đủ cả về mặt định tính và định lượng chất lượng CBCC tại Sở.
b. Thu thập thông tin sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát ý kiến của các đối tượng điều tra thông qua phiếu điều tra nhằm làm rõ thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.
* Đối tượng điều tra:
Để tìm hiểu về chất lượng CBCC của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, tác giả tiến hành điều tra hai đối tượng:
- Đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai
- Người dân đến làm việc tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai
* Quy mô điều tra:
- Đối với đối tượng điều tra là người dân đến làm việc với Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai: tác giả đã thống kê số người đến làm việc với Sở từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019 đạt 261 người, áp dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:
n= N/(1+N*e2) (1)
Trong đó:
n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn (e = 0.05)
Như vậy tính tốn được n = 158 người, tác giả sẽ phát phiếu điều tra cho 158 người.
- Đối với đối tượng điều tra là cán bộ, viên chức đang làm việc tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai: Số lượng cán bộ, cán bộ công chức hiện đang làm việc tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai là 85 người. Do đó tác giả sẽ tiến hành điều tra tổng thể tồn bộ mẫu này. Như vậy sẽ có 85 phiếu hỏi được phát ra và thu về theo nội dung bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng liên quan đến việc đánh giá chất lượng của các cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai theo thang đo Likert 5 mức độ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
c.Mẫu phiếu điều tra
* Phiếu điều tra người dân:
Để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra người dân đến làm việc với Sở. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…
-Phhần I: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết.
*Phiếu điều tra cán bộ, công chức: Để đánh giá chất lượng đội ngũ và
các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Khoa học và công nghệ Lào Cai, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra các cán bộ, công chức tại Sở . Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…
- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết.
*Thang đo của bảng hỏi: Để đánh giá chất lượng cán bộ công chức, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, trong các bảng hỏi luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi, với mức 1 là rất kém và 5 là rất tốt.
- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)
Trong đó:
Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert fi: Số người trả lời cho giá trị Xi
-Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8
Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert: Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt 1.00 - 1.80 1.81 - 2.60 2.61 - 3.40 3.41 - 4.20 4.21 - 5.00
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh lại sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy.
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 và phần mềm SPSS 22.0
2.2.3 . Phương pháp phân tích thơng tin
a.Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại về nhân lực và công tác quản trị nhân lực tại Chi nhánh từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến.
Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ… sẽ giúp chúng ta đưa ra những thống kê mô tả một cách chính xác và chân thực nhất về mặt lượng cũng như mặt chất của chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở để đưa ra những giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của Sở.
b.Phương pháp so sánh
Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhưng điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp, số liệu cần sử dụng ở đây chính là cơ cấu lao động, tình hình tài chính,…qua các năm để thấy được chất lượng đội ngũ CBCC tại Sở đang có chiều hướng tăng lên hay giảm xuống, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đã thực sự được quan tâm chưa, để kịp thời đề ra những chiến lược nhằm hạn chế những vẫn đề còn tồn tại ở Sở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn