Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổng công ty điện lực miền bắc – nnghiên cứu điển hình tại công ty TNHH MTV thí nghiệm điện miền bắc (Trang 49)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để xây dựng được một cơ sở lý luận vững chắc về nâng cao công tác chất lượng NNL, việc thu thập các số liệu thứ cấp là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, phương pháp này cịn đặc biệt quan trọng trong việc thu thập các số liệu hoạt động thực tế về NNL, chất lượng NNL và công tác nâng cao chất lượng NNL tại đơn vị.

Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình nhân lực, NNL, chất lượng NNL và công tác nâng cao chất lượng NNL tại NPCETC.

Những số liệu trong luận văn được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo, các bài báo, tài liệu lưu trữ đã được công bố do NPCETC cung cấp.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp quan sát: Trong thời gian làm việc tại NPCETC, tác giả trực tiếp quan sát diễn biến quá trình làm việc của người lao động; quan sát việc tổ chức và thực hiện công tác nâng cao chất lượng NNL. Điều đó giúp tác giả cảm nhận và hiểu hơn về những khía cạnh liên quan đến chất lượng NNL

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Để chính xác hóa những cảm nhận, những quan sát, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi. Phương pháp này cung cấp những luận cứ rõ ràng, thuyết phục hơn thơng qua việc lượng hóa các thông tin về chất lượng NNL, hiệu quả của các biện pháp nâng cao chất lượng NNL hiện nay... Để có được thơng tin của nhóm đối tượng cần khảo sát tác giả đã liên hệ với các phịng chức năng Cơng ty để xin danh sách và số điện thoại liên lạc, thư điện tử của một số nhân viên (gồm: cán bộ, chuyên viên, kỹ sư, công nhân, nhân viên ) đang làm việc. Phiếu câu hỏi nghiên cứu gửi trực tiếp hoặc chuyển qua thư điện tử đến tay người được điều tra:

- Mục đích điều tra: đánh giá thực trạng công tác nâng cao chất lượng

NNL tại NPCETC chủ yếu dựa trên việc tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá về các cách thức nâng cao chất lượng NNL. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác nâng cao chất lượng NNL tại Công ty.

- Quy mô mẫu:

Trong nghiên cứu này, để xác định số lượng cán bộ công nhân viên sẽ được điều tra đánh giá về công tác nâng cao chất lượng NNL tại NPCETC, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2)

Trong đó:

n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.

Với N = 783 (là tổng số cán bộ cơng nhân viên NPCETC tính đến thời điểm 31/12/2018)

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

+ Tiêu chí để chọn mẫu: Nhằm có cái nhìn tổng thể, nhiều chiều về thực trạng công tác nâng cao chất lượng NNL tại NPCETC tác giả lựa chọn nhiều nhóm người với nhiều vị trí cơng tác khác nhau, từ lãnh đạo quản lý đến cán bộ nhân viên làm việc chun mơn nghiệp vụ tại văn phịng đến công nhân lao động trực tiếp tại các đơn vị trực thuộc, những nhóm người này sẽ cho biết sự đánh giá công tác nâng cao chất lượng NNL ở nhiều câp độ, khía cạnh, thậm chí là quan điểm khác nhau. Như vậy tác giả sẽ có cái nhìn đa chiều để từ đó đưa ra phân tích và đề xuất phương án và các giải pháp phù hợp nhất.

+ Thời gian điều tra: Các mẫu điều tra này được gửi đi và thu về từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2019 trong nội bộ công ty.

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5: 1- Rất không đồng ý;

2 - Khơng đồng ý; 3 - Khơng có ý kiến; 4 - Đồng ý;

5 - Rất đồng ý.

Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin của đối tượng điều tra: Tên, đơn vị/bộ phận cơng tác, giới tính, trình độ, thời gian công tác.

Phần 2: Đánh giá của người được điều tra về NNL của NPCETC. + Công tác lập kế hoạch NNL.

+ Công tác tuyển dụng lao động. + Công tác đào tạo và phát triển.

+ Tổ chức, thực hiện công việc, bố trí lao động. + Chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho người lao động.

Qua thu thập số liệu khảo sát, các thông tin cơ bản về đối tượng điều tra được tổng hợp như sau:

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 127 47.9 Nữ 138 52.1 Độ tuổi Dưới 30 30 11.3 30 đến dưới 40 80 30.2 40 đến dưới 50 100 37.7 Từ 50 trở lên 55 20.8 Vị trí làm việc Các chi nhánh 160 60.4 Phân xưởng 10 3.8 Phòng ban 80 30.2 Lãnh đạo Công ty 15 5.7 Thu nhập hàng tháng Dưới 9 triệu 30 11.3 Từ 9 đến dưới 13 triệu 100 37.7 Từ 13 triệu trở lên 135 50.9

Kinh nghiệm làm việc

Dưới 2 năm 15 5.7

Từ 2 đến dưới 5 năm 50 18.9

Từ 5 năm trở lên 200 75.5

(Nguồn từ kết quả điều tra tháng 9 năm 2019)

2.2.2.1. Phương pháp thống kê

Tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu việc tổng hợp số liệu và biểu diễn bằng các đồ thị từ các số liệu thu thập được, nhằm hỗ trợ tìm hiểu về một vấn đề, đối tượng, hiện tượng hay mối liên hệ giữa các hiện tượng, được thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân như tổng hợp số liệu về con người như: Số lượng, giới tính, trình độ, độ tuổi ...; số liệu về các hoạt động như: Tuyển dụng, đào tạo, chế độ lương thưởng.....

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này để đánh giá thực trạng công tác nâng cao chất lượng NNL như: So sánh số lượng CBCNV thơng qua số liệu tính chất lao động, trình độ, giới tính, độ tuổi ... so sánh hiệu quả của các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng NNL tại NPCETC qua các năm từ 2016 đến năm 2018.

2.2.3. Các chỉ tiêu phân tích

2.2.3.1. Các chỉ tiêu về sử dụng quy mô nguồn nhân lực

Số lượng lao động trong NPCETC là những người đã được ghi vào danh sách của Công ty theo những hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn do Công ty quản lý và sử dụng, thù lao lao động.

2.2.3.2. Các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

- Trạng thái sức khỏe : Phải đảm bảo sức khỏe theo quy định của Bộ y tế loại 1, 2, 3, 4 : Sức khỏe loại 1 làm được tất cả các công việc, sức khỏe loại 2 không làm được các công việc tiếp xúc với điện áp 500kV, không được trèo cao quá 15m; sức khỏe loại 3 không được tiếp xúc với điện áp từ 220kV trở lên, không được trèo cao quá 7m ; sức khỏe loại 4 không được tiếp xúc với điện áp từ 110 kV trở lên, không được trèo cao quá 3m.

định viên phải đảm bảo tối thiểu tốt nghiệp từ trung cấp trở lên

- Trình độ chun mơn kĩ thuật : Đối với CBCNV tiếp xúc với điện phải có bằng tốt nghiệp chun mơn về điện, đối với kế tốn phải có bằng chun mơn về tài chính kế tốn, kinh tế.

- Năng lực của người lao động : Hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ được giao theo trình độ của mình, biết việc, sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc theo chiều hướng có lợi cho đơn vị.

- Thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động : Cầu thị, ham học hỏi, biết chịu trách nhiệm đối với công việc được giao.

- Kết quả thực hiện công việc của người lao động; năng suất lao động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ : Hoàn thành 100% chỉ tiêu, định mức được giao phù hợp với tiêu chuẩn ngạch lương được hưởng.

2.2.3.3. Các chỉ tiêu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Các chỉ tiêu đánh giá về năng suất lao động :

- Cơng tác phân tích cơng việc: Xây dựng bộ tiêu chuẩn về đánh giá công việc đối với từng vị trí cụ thể, có chấm điểm.

- Cơng tác hoạch định nguồn nhân lực: Trên cơ sở chiến lược phát triển sản xuất, tầm nhìn dài hạn xây dựng các kế hoạch hàng năm cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình phát triển thị trường, đáp ứng yêu cầu nâng cao NNL.

- Công tác tuyển dụng nhân lực: Đổi mới công tác tuyển dụng, xây dựng các quy chế tuyển dụng, trong đó đề ra các tiêu chuẩn rõ ràng, chi tiết, cụ thể đối với từng vị trí việc làm, đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng việc.

- Công tác đào tạo và phát triển NNL: Đây là công việc thường xuyên, liên tục nhằm trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế áp dụng hiệu quả trong mọi hoạt động của Cơng ty.

- Chính sách phân phối quỹ lương, quỹ khen thưởng: Đây là yếu tố quan trọng nhằm thu hút nhân tài, tạo động lực cho CBCNV, yêu ngành, yêu nghề,

chuyên tâm làm việc, cống hiến cho tổ chức.

- Cơng tác đánh giá thành tích của tập thể và cá nhân: Cơng tác thi đua khen thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp của mỗi cá nhân, tập thể cho sự phát triển thịnh vượng của Cơng ty, vì vậy cơng tác khen thưởng cần cơng khai, minh bạch, có tính thuyết phục, có sự lan tỏa đến những người xung quanh.

- Môi trường và điều kiện làm việc: Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho CBCNV làm việc như: khơng gian, thời gian, an tồn lao động, điều kiện về văn hóa, nâng cao thể chính là nâng cao chất lượng nhân lực, từ đó nâng cao chất lượng công việc.

2.2.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Các chỉ tiêu phản ánh mơi trường bên ngồi

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CƠNG TY TNHH MTV THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN BẮC 3.1. Giới thiệu về Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tiền thân là Công ty Điện lực 1 được thành lập theo Quyết định số 0789/QĐ-BCT ngày 05/2/2010 của Bộ Công thương về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 1 và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các cơng ty TNHH MTV Điện lực Hải Phịng, Hải Dương, Ninh Bình, hoạt động theo hình thức Cơng ty mẹ - Công ty con.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh và phân phối điện năng, kinh doanh công nghệ thông tin và một số lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố miền Bắc. Là đơn vị có quy mơ lớn với đội ngũ cán bộ yêu nghề, giàu kiến thức, năng động, nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh, góp phần cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tốt vai trò chủ đạo của một ngành kinh tế mũi nhọn trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia.

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

EVN NPC hướng tới:

1. Mọi hành động đều hướng tới con người và vì con người.

2. Ln nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tâm với công việc, tận tụy với khách hàng.

3. Cam kết tôn trọng pháp luật, hành động khách quan, trung thực, công tâm và minh bạch.

4. Sức mạnh trong mỗi hành động của EVN NPC là sự đồng thuận và trí tuệ tập thể, phấn đấu xứng đáng với niềm tin của đất nước và nhân dân.

đầu: Tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần bán điện. Phát triển lưới điện đến 110kV đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải hàng năm 14%-17% trong giai đoạn 2015 đến 2020 và 13%-15% trong giai đoạn đến 2025.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

ty Điện lực miền Bắc

Số TT Nội dung Tổng số Tỷ lệ (%) Ghi chú

I Tổng số 26.710 II Lao động theo loại hình SX 1 SXKD điện 23.683 88,67 2 SXKD khác 3.027 11,33 III Lao động theo giới tính 1 Nam 19.478 72,92 2 Nữ 7.232 27,08 IV Lao động theo trình độ đào tạo 1 Trên Đại học 776 2,91 2 Đại học 12.711 47,59 3 Cao Đẳng 1.725 6,46 4 Trung cấp 3.646 13,65 5 CNKT 7.681 28,76 6 Đào tạo ngắn hạn 92 0,34

7 Chưa qua đào tạo 79 0,30

V Lao động theo tuổi đời 1 Dưới 30 2.053 7,69 2 Từ 30-39 11.567 43,31 3 Từ 40-49 9.056 33,90 4 Từ 50-55 2.810 10,52 5 Từ 56-60 1.224 4,58

(Nguồn: đề án Nâng cao chất lượng lao động tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc)

3.2.1. Thông tin về Công ty

Tên Công ty: CƠNG TY TNHH MTV THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN BẮC Tên tiếng Anh: Northern Electrical Testing One Member Company Limited

Tên viết tắt: NPC ETC CO.,LTD

Trụ sở chính: Số 465 Nguyễn Văn Linh, phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, TP. Hà Nội

Mã số thuế: 0105772525

Người đại diện pháp luật: Nguyễn Quang Khanh

Telephone: (024) 38759 361 – (024) 38753 461 – (024) 38753868 Fax: (024) 38759 080

Website: http://etc.npc.com.vn

Vốn điều lệ đã đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 5 là 90.574.000.000 đồng

3.2.2. Q trình hình thành và phát triển

Cơng ty TNHH MTV thí nghiệm điện miền Bắc – NPCETC (tiền thân là Trung tâm Thí nghiệm điện) được thành lập theo quyết định số: 136 QĐ/CN- QLKT/1 của Bộ Điện và Than do Bộ Trưởng Nguyễn Hữu Mai ký ngày 11 tháng 05 năm 1971 là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc)

Năm 1974 từ đơn vị nhỏ chỉ có 9 phịng chun môn nghiệp vụ với vài chục con người, đến đầu năm 2015 NPCETC đã trở thành đơn vị quy mơ có 13 phịng chun mơn nghiệp vụ cùng 27 Chi nhánh hoạt động trên khắp các tỉnh phía Bắc Trung Bộ từ Hà Tĩnh trở ra.

Chính sự khởi đầu gian nan và hào hùng đã tạo cho NPCETC ngày nay một đội ngũ CBCNV được tơi luyện có bản lĩnh vững vàng, có trình độ chun mơn cao và ngày càng chun nghiệp, có thể vượt qua nhiều thử thách khó khăn, thí nghiệm hiệu chỉnh đưa vào vận hành tuyệt đối an toàn hàng loạt những cơng trình điện lớn như: Nhà máy Thủy điện Hịa Bình, Sơng Hinh, Cửa Đạt, Bản Vẽ, Sơn La, Bản Chát. Hiện nay đội ngũ CBCNV của NPCNPCETC đang trực tiếp

tham gia thí nghiệm hiệu chỉnh đưa vào vận hành nhà máy Thủy điện Lai Châu, Huội Quảng và nhiều trạm biến áp từ 110 đến 500kV cho khách hàng trong và ngồi ngành EVN. Có thể nhận thấy rằng các dự án cơng trình NPCETC đã và đang tham gia đều là những dự án lớn của đất nước, của ngành điện và đều là dự án có ý nghĩa chính trị an ninh rất cao.

Lực lượng lao động tại Công ty chủ yếu là các kỹ sư tốt nghiệp ở các trường như Đại học Bách Khoa, Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, Đại học Điện lực có trình độ, năng lực. Để có thể tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao hiện có, sử dụng hiệu quả thiết bị được đầu tư và xu hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổng công ty điện lực miền bắc – nnghiên cứu điển hình tại công ty TNHH MTV thí nghiệm điện miền bắc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)