Nội dung quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu 101 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG của CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 31 - 39)

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng của công ty cho thuê

1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro tín dụng toàn diện gốm 4 yếu tố chính là: Xác định hạn mức rủi ro; đánh giá rủi ro; theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro. Bốn yếu tố này nằm trong một chu trình khép kín và là một quá trình liên tục.

Sơ đồ 1.3: Quy trình quản trị rủi ro

1.3.3.1 Xác định hạn mức rủi ro

Xác định hạn mức rủi ro là việc các công ty cho thuê tài chính xác định mức độ rủi ro, mức độ tổn thất mà công ty có thể chịu được trong nỗ lực để có được lợi nhuận. Dựa trên cơ sở mức sẵn sàng chịu đựng rủi ro và sức mạnh tài chính của chính mình, Hội đồng quản trị hoặc Ban điều hành theo định kỳ có trách nhiệm xem xét lại và thông qua các hạn mức đó. Các mức này sau đó được thông báo tới toàn bộ nhân viên công ty và bộ phận quản lý, bộ phận quản lý có trách nhiệm đảm bảo các bộ phận có liên quan của công ty tuân thủ các hạn mức này.

1.3.3.2 Đánh giá rủi ro

Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quan đến hoạt động của công ty cho thuê tài chính, phải có các chốt kiểm tra nằm trong các quy trình nghiệp vụ (hệ thống kiểm soát nôi bộ) để kiềm chế rủi ro trong các hạn mức đã được đề ra cùng với các biện pháp để theo dõi các trường hợp ngoại lệ vượt hạn mức rủi ro.

Đánh giá rủi ro gồm 2 giai đoạn chính là: (i) Nhận biết rủi ro và (ii) Định lượng rủi ro.

(i) Nhận biết rủi ro:

Đầu tiên là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà tổ chức tín dụng có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù của sản phẩm và các quy trình hoạt động. Trong hoạt động cho thuê tài chính, rủi ro lớn nhất là rủi ro tín dụng - rủi ro mất khả năng thanh toán của Bên thuê. Rủi ro loại này có thể hạn chế thông qua sự đánh giá thường xuyên mức độ rủi ro của ngành, khu vực, loại hình tài sản cho

thuê, đối tượng khách Iiang,....

(ii) Định lượng rủi ro:

Sau khi nhận biết các loại rủi ro có thể xảy ra, các công ty cho thuê tài chính cần

phải tiến hành định lượng rủi ro - tức là cụ thể hoá dưới những chỉ tiêu định lượng giúp

ban điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát.

Trong bước định lượng rủi ro, thông tin về thành phần và chất lượng cho thuê là yếu tố rất quan trọng cho phép công ty cho thuê tài chính đánh giá được liệu công ty cho thuê tài chính đã đáp ứng chiến lược rủi ro đề ra hay chưa.

Rủi ro tín dụng có thể được định lượng bằng nhiều phương pháp:

> Áp dụng phương pháp chấm điểm xếp hạng tín dụng.

Đây là một phương pháp tương đối khoa học khi định lượng rủi ro, không chỉ hỗ trợ cho quá trình ra quyết định cho thuê tài chính mà còn sử dụng để theo dõi khách hàng. Trên thế giới, hệ thống cho điểm và xếp loại rủi ro là một phương thức căn bản trong việc xây dựng khung quản trị rủi ro tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Chấm điểm tín dụng sử dụng các phương pháp định lượng về tình hình hoạt động và uy tín của các giao dịch tín dụng trong quá khứ để dự đoán hoạt động tín dụng có

những đặc tính tương tự trong tương lai. Hệ thống chấm điểm tín dụng rất quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng và cần được sử dụng ở nhiều giai đoạn trong chu kỳ tín dụng.

Giai đoạn xem xét cho thuê tài chính: trong giai đoạn này, mức điểm tín dụng hỗ trợ cho việc sàng lọc ban đầu đối với khách hàng nhằm ra quyết định từ chối hay tiếp tục đánh giá sâu hơn.

Giai đoạn giám sát các khoản cho thuê: kết quả xếp hạng tín dụng đối với khách hàng thuê tài chính là một cách thức đánh giá hiện trạng khách hàng và phục vụ công tác phân loại các khoản cho thuê một cách thích hợp. Một bộ phận xem xét tín dụng độc lập sẽ kiểm tra tính chính xác của việc cho điểm tín dụng, nếu thấy cần thiết sẽ yêu cầu phân loại lại và đề nghị mức trích lập dự phòng rủi ro cao hơn.

Công ty cho thuê tài chính cần phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho hệ thống chấm điểm tín dụng để đảm bảo các kết quả được lưu trữ và có thể khai thác phục vụ công tác quản lý. Sau khi công ty cho thuê tài chính áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng, cần phải thường xuyên xem xét và hoàn thiện.

Về cơ bản, phương pháp chấm điểm tín dụng phân chia theo các đối tượng khách hàng khác nhau. Tương ứng từng đối tượng khách hàng là các định chế tài chính, doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân, công ty cho thuê xây dựng và áp dụng các tiêu thức, tỷ trọng tiêu thức và hệ thống tính điểm khác nhau.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, việc cho điểm tập trung vào đánh giá 2 tiêu chí là các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính theo các trọng số tính điểm tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Đối với bất kỳ đối tượng khách hàng nào, các thông tin tài chính đã được kiểm toán sẽ được tin tưởng so với các thông tin chưa được kiểm toán, do đó, khi tính toán các chỉ số tài chính sẽ có tỷ trọng tính điểm cao hơn. Ngoài ra, cũng có sự phân biệt các đối tượng khách hàng do khác biệt về hình thức sở hữu. Do hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ít nhiều chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố phi tài chính nên được đánh giá thấp hơn trong tỷ trọng điểm.

Sau khi phân chia các đối tượng, công ty sẽ sử dụng các tiêu chí để đánh giá. Thông thường các tiêu chí dùng để đánh giá, cho điểm được áp dụng bao gồm:

Các thông tin tài chính về khách hàng:

- Quy mô: doanh nghiệp có quy mô lớn, trung bình, hay chỉ ở quy mô nhỏ.

- Lĩnh vực hoạt động: thương mại dịch vụ, xây dựng, sản xuất,...

- Các chỉ số tính toán căn cứ báo cáo tài chính: tỷ lệ thanh khoản, chỉ số hoạt động, chỉ tiêu đòn cân nợ, chỉ tiêu lợi nhuận.

Các tiêu chí cơ bản áp dụng đối với các thông tin phi tài chính:

- Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ: hệ số khả năng trả lãi từ thu nhậpthuần, hệ số khả năng trả nợ gốc, xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động.

- Trình độ quản lý của Ban điều hành và môi trường nội bộ doanh nghiệp: kinh nghiệm hoạt động trong ngành kinh doanh, kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan, môi

trường kiểm soát nội bộ, các thành tựu đạt được, những lần thất bại.

- Tình hình giao dịch với ngân hàng: trả nợ đúng hạn, số lần cơ cấu nợ, nợ quá hạn

trong quá khứ, số lần cam kết mất khả năng thanh toán, số lần quá hạn nợ lãi vay

- Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: tính ổn định của nguồn nguyên liệu, chính sách hỗ trợ nếu có của Nhà nước.

- Các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề nào, triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh.

Các tiêu chí sử dụng đánh giá được tập hợp hình thành nên một ma trận điểm. Tương ứng tại mỗi tiêu chí đánh giá có những khoảng điểm chuẩn để cán bộ đánh giá lựa chọn và cho điểm. Sau khi cho điểm với từng tiêu chí trên theo bảng điểm lập sẵn, kết quả số điểm trên nhân với trọng số để xác định tổng số điểm. So sánh tổng số điểm mà các cán bộ đánh giá với thang điểm xếp hạng chuẩn, công ty sẽ có sự đánh giá tương đối tổng quan về khách hàng.

Sự kết hợp giữa thang điểm rủi ro tín dụng và đánh giá tài sản cho thuê sẽ là cơ

sở để công ty đưa ra quyết định cuối cùng về mức độ rủi ro của khoản thuê tài chính. Ngoài việc sử dụng cách xếp hạng trên trong giai đoạn ra quyết định cho thuê tài chính, trong khi theo dõi và quản lý tín dụng, bộ phận kiểm tra, giám sát cho thuê có thể sử dụng hệ thống tính điểm trên để đánh giá mức độ rủi ro và xếp nhóm đối với khách hàng. Thông qua hệ thống này, công ty cho thuê tài chính có

thể xem xét xếp loại khách hàng không chỉ tại thời điểm xét duyệt cho thuê mà còn cập nhật trong trường hợp khách hàng có tình hình khả quan hơn hay xấu đi. Cán bộ tín

dụng phải có khả năng nhận biết được sớm và giải thích những dấu hiệu giảm sút tín dụng để đưa ra những cảnh báo kịp thời.

> Một mô hình xác định rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn 5 C

Tiêu chuẩn 5C được áp dụng để đánh giá rủi ro đối với khách hàng bao gồm năng lực (Capacity), vốn (Capital), đảm bảo khoản vay (collateral), uy tín (Character) và các điều kiện khác (Conditions). Đánh giá này thích hợp khi đánh giá khách hàng ở giai đoạn xét duyệt cho thuê tài chính.

Năng lực (Capacity) nói đến khả năng khách hàng thanh toán các khoản nợ của khách hàng khi đến hạn. Công ty cho thuê tài chính sẽ tính đến việc lưu chuyển tiền tệ của khách hàng, thời hạn hoàn trả, và khả năng việc hoàn trả nợ thành công. Công ty cho thuê tài chính đồng thời xem xét việc trả nợ trong quá khứ để xem xét khả năng trả nợ trong tương lai.

Vốn (Capital) là tiền của khách hàng đã đầu tư vào phương án kinh doanh. Chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu cao có nghĩa là khách hàng đã vay rất nhiều và khả năng rủi ro tài chính cao.

Đảm bảo cho khoản thuê (Collateral) hay sự bảo lãnh của bên thứ ba là một hình thức bảo hiểm trong trường hợp khách hàng không thể trả nợ. Nếu khách hàng không trả được nợ, công ty cho thuê tài chính sẽ thu hồi các tài sản đảm bảo để thay cho các khoản nợ.

Điều kiện (Conditions) liên quan đến mục đích của thuê tài chính và các điều kiện khác liên quan đến chu kỳ kinh doanh, các điều kiện kinh tế ở mức quốc gia, địa phương và công nghiệp. Một nền kinh tế không ổn định sẽ có ảnh hưởng xấu đến việc đánh giá.

Uy tín (Character) là ý thức trách nhiệm hoàn trả lại khoản nợ vay, nợ thuê tài chính của khách hàng. Công ty cho thuê tài chính sẽ kiểm tra những khoản nợ trước đây, xem xét những báo cáo tín dụng, và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh. Các vấn đề khác liên quan đến cá nhân, trình độ, kinh nghiệm của Ban lãnh đạo và nhân viên cũng sẽ được xem xét.

> Xác định hạn mức cho thuê tài chính đối với từng dự án thuê tài chính, từng khách hàng cụ thể, và nhóm khách hàng có liên quan.

Hạn mức cho thuê tài chính thể hiện sự định lượng rủi ro tín dụng tối đa mà công ty cho thuê tài chính có thể sẵn sàng chấp nhận đối với từng dự án, từng khách hàng, và nhóm khách hàng có liên quan. Để hạn chế rủi ro tiềm tàng, nên đưa ra hạn mức tín dụng thấp với những khách hàng mà trước đó công ty cho thuê tài chính chưa có quan hệ tín dụng hoặc chưa từng có quan hệ tín dụng với bất cứ tổ chức tín dụng nào khác và cần xem xét lại hạn mức trong thời gian thiết lập quan hệ tín dụng dựa trên những kinh nghiệm và những thay đổi về đánh giá rủi ro.

> Xác định tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn theo mức độ rủi ro của các tài sản có của công ty cho thuê tài chính.

Vốn chủ sở hữu là nguồn quan trọng giúp công ty cho thuê tài chính bù đắp đươc tổn thất tín dụng và các tổn thất hoạt động khác mà không ảnh hưởng đến mức độ

an toàn của khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng. Tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn được

xác định bằng tỷ số giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có rủi ro được điều chính.

> Lập dự phòng rủi ro tín dụng cho mục đích báo cáo tài chính.

Lập dự phòng thể hiện việc công ty cho thuê tài chính ước tính tổn thất tín dụng trên tổng số dư nợ cho thuê hiện thời. Đây là tổn thất ước tính dựa trên đánh giá một hay kết hợp nhiều nhân tố rủi ro. Để có sự đánh giá chính xác, công ty cho thuê tài chính cũng cần phải áp dụng một hệ thống xếp hạng nội bộ thích hợp. Về cơ bản hệ thống xếp hạng có sự thống nhất với các tiêu chí đánh giá chấm điểm tín dụng như trên để xếp các khoản cho thuê tài chính vào nhóm rủi ro thích hợp. Tuy nhiên, không chỉ phục vụ mục đích xếp hạng rủi ro, mô hình được lượng hoá hơn nữa để xác định số dự phòng cần trích lập.

1.3.3.3 Quản lý rủi ro

Đây là bước thể hiện rõ ràng nhất chiến lược, tư tưởng của công ty cho thuê tài chính về quản trị rủi ro tín dụng. Bằng cách xây dựng một hệ thống các biện pháp, công cụ quản lý tín dụng được văn bản hoá trong chính sách cho thuê tài chính, công ty cho thuê tài chính đã cụ thể hoá các quan điểm, chiến lược quản trị

rủi ro vào các bước tác nghiệp cụ thể mà việc thực hiện đầy đủ các quy định trong chính sách sẽ hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.

Hoạt động cho thuê tài chính luôn là một quá trình ra quyết định và bao gồm rất nhiều vấn đề có thể phát sinh. Chính sách cho thuê tài chính được thiết lập để đưa ra những nguyên tắc chung nhằm hướng dẫn áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Chính sách cho thuê tài chính bằng văn bản là một nền tảng để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Chính sách cho thuê tài chính đặt ra mục tiêu, tham số định hướng tác nghiệp cho các phòng ban, bộ phận liên quan đến nghiệp vụ và quản trị danh mục cho thuê. Chính sách cho thuê tài chính được xây dựng một cách khoa học, thống nhất sẽ tạo điều kiện cho công ty cho thuê tài chính duy trì tiêu chuẩn tín dụng, tránh được các rủi ro trong kinh doanh. Việc xác định trước về chính sách sẽ góp phần làm giảm bớt sự thay đổi, đơn giản hóa và tiến hành nhanh các quá trình ra quyết định.

Một chính sách cho thuê tài chính hoàn chỉnh sẽ củng cố sự nhất quán trong triết lý kinh doanh qua từng thời kỳ của công ty cho thuê tài chính cho dù có những thay đổi về mặt quản lý và nhân sự. Bên cạnh đó, một chính sách cho thuê tài chính hoàn chỉnh sẽ góp phần giảm thiểu những điểm không rõ ràng liên quan đến việc cho thuê, từ đó tăng cường sự minh bạch trong các hoạt động và đảm bảo sự khách quan trong việc đánh giá các cơ hội kinh doanh mới.

Một chính sách cho thuê tài chính phải đảm bảo thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế. Công ty cho thuê tài chính luôn phải thích ứng với môi trường kinh tế biến đổi liên tục. Do đó, để đạt hiệu quả tốt nhất, các chính sách cho thuê tài chính đã phê duyệt phải được phổ biến kịp thời và được thực hiện bởi tất cả các cấp trong công ty theo những quy trình thích hợp và phải được điều chỉnh định kỳ trong trường hợp tình hình thực tế có thay đổi. Nhìn chung, các chính sách và quy trình thực hiện cần đạt được những mục tiêu sau:

- Duy trì tiêu chuẩn cấp tín dụng phù hợp: bao gồm những tiêu chuẩn đối với danh mục cho thuê và với từng ngành nghề, nhóm khách hàng, tài sản cho thuê thích hợp.

- Giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng: bao gồm rất nhiều vấn đề như phân cấp thẩm quyền ra quyết định cho thuê tài chính, những thủ tục, hồ sơ tài liệu cần thiết, các chính sách về lãi suất, thời hạn cho thuê, phân tích xử lý những khoản cho thuê

Một phần của tài liệu 101 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG của CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 31 - 39)