Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 2007-2011

Một phần của tài liệu 101 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG của CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 70)

Bảng 2 .5 Kết quả kinh doanh 2007-2011

Bảng 2.9 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 2007-2011

hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Trước thực trạng dư nợ cho thuê tăng trưởng chậm, chất lượng tín dụng ở mức thấp, bối cảnh nền kinh tế vĩ mơ có nhiều biến động bất lợi, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - tín dụng ngày càng gay gắt, để có thể cải thiện được tình hình kinh doanh, đạt các kế hoạch về tăng trưởng và hiệu quả, địi hỏi Cơng ty phải có sự thay đổi căn bản trong công tác quản trị điều hành, đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Đến nay, nhìn chung, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Cơng ty bắt đầu được quan tâm đầu tư thích hợp và phần nào đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, Cơng ty vẫn đang trong q trình nghiên cứu để có thể đưa vào áp dụng một mơ hình quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo cho Công ty phát triển ổn định và bền vững.

2.3.1 Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay, bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty được xây dựng bao gồm:

a) Hội đồng quản trị Công ty:

Hội đồng quản trị Công ty gồm 3 thành viên trong đó ngồi chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị NHNTVN đề nghị Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn, gồm có Giám đốc Cơng ty và Trưởng Ban kiểm soát kiêm ủy viên Hội đồng quản trị Công ty.

Hội đồng quản trị Công ty chịu trách nhiệm phê duyệt trên cơ sở đề nghị, hoặc dự thảo của Ban điều hành (i) kế hoạch kinh doanh hàng năm của Cơng ty trong đó có các chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ, tỉ lệ nợ xấu, lợi nhuận trước và sau thuế, (ii) ban hành các chính sách và chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ, (iii) Xác lập các giới hạn kinh doanh an toàn và trực tiếp phê duyệt các khoản cho th tài chính có giá trị quy đổi vượt q 10% vốn tự có của Cơng ty hoặc ủy quyền cho Giám đốc theo phân cấp ủy quyền trong từng tời kỳ, (iv) Quyết định cơ cấu tổ chức và các vị trí nhân sự quản lý rủi ro chủ chốt.

b) Ban điều hành:

Ban điều hành đứng đầu là Giám đốc công ty, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc tổ chức triển khai kịp thời và có hiệu quả các chính sách, định hướng, quyết định, nghị quyết liên quan đến quản lý rủi ro do HĐQT ban hành. Ban điều hành có nhiệm vụ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, các quy trình nghiệp vụ và các ý kiến chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro trong tồn hệ thống cơng ty đạt mục tiêu mà HĐQT đã đề ra, đảm bảo mọi loại rủi ro đều được kiểm soát ở mức độ thích hợp và báo cáo HĐQT kịp thời các dấu hiệu hoặc các biến cố có tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh bình thường của công ty.

c) Hội đồng xử lý rủi ro

Hội đồng xử lý rủi ro được thành lập theo Quyết định của Hội đồng quản trị Công ty và hoạt động theo các nội dung quy định tại Quyết định số 493/2005/NHNN và

Quyết định 18/2007/NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hội đồng xử lý rủi ro

chịu trách nhiệm xem xét việc phân loại nợ, trích lập các quỹ dự phịng rủi ro cho các loại rủi ro tương ứng và việc sử dụng quỹ dự phịng trong trường hợp cần thiết.

d) Hội đồng tín dụng Trung ương:

Hội đồng tín dụng Trung Ương được tổ chức và hoạt động theo quy chế do Giám đốc Công ty ban hành chịu trách nhiệm xem xét phê duyệt giới hạn tín dụng/cấp tín dụng đối với khách hàng theo quy định trong từng thời kỳ. HĐTD Trung ương có trách nhiệm trình HĐQT phê duyệt các khoản cho thuê tài chính/tổng các khoản cho th tài chính vượt q 10% vốn tự có của Cơng ty.

e) Các phịng ban tại Trụ sở chính và chi nhánh:

Tùy tình hình thực tế trong từng thời kỳ và trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Công ty, Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt việc thành lập và quy định trách nhiệm thực hiện từng mảng việc cụ thể của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng đối với các phịng/ban tại Trụ sở chính và chi nhánh:

Phịng Kiểm tốn, kiểm tra nội bộ (trực thuộc Ban kiểm sốt): Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm tốn nội bộ; Thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, hoạt động của Công ty dựa trên mức độ rủi ro và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của Cơng ty từ đó đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty; Tư vấn cho Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc và các bộ phận nghiệp vụ của Công ty trong việc thực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hay sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng, quy trình nhận dạng, đo lường, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn, hệ thống thơng tin, hạch tốn kế toán, thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới với điều kiện khơng ảnh hưởng tới tính độc lập của kiểm tốn nội bộ.

Phịng Khách hàng: Tiếp cận, duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng; Thực hiện cơng tác thẩm định khách hàng và các cho thuê tài chính; Quản lý khách hàng sau cho thuê; Thực hiện rà soát phân loại nợ, thực hiện các thủ tục liên quan đến miễn giảm lãi, sử dụng dự phòng đối với khách hàng do phòng quản lý; Phối hợp và hỗ trợ Chi nhánh trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác khách hàng.

Phịng Cơng nợ: Tiếp nhận và tiếp tục thực hiện công tác quản lý khách hàng và hợp đồng cho thuê tài chính đối với các khoản nợ xấu và nguy cơ nợ xấu do Giám đốc cơng ty giao; Thực hiện rà sốt phân loại nợ, thực hiện các thủ tục liên

quan đến miễn giảm lãi, sử dụng dự phòng đối với khách hàng do phòng quản lý; Bàn giao lại cho phịng Khách hàng Trụ sở chính các khoản nợ theo chỉ đạo của Giám đốc Công ty; Phối hợp và hỗ trợ Chi nhánh trong việc tổ cức triển khai thực hiện công tác xử lý và thu hồi nợ xấu.

Phịng Tài chính - Kế toán: Thực hiện công tác tài chính; Cơng tác vốn; Cơng tác kế tốn; Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Chi nhánh trong việc tổ chức triển khai thực hiện cơng tác tài chính, kế tốn.

Phịng Quản lý nợ và Kế tốn khách hàng: Thực hiện cơng tác quản lý nợ tại Trụ sở chính; Cơng tác Kế tốn khách hàng tại Trụ sở chính; Hướng dẫn, đơn đốc kiểm tra Chi nhánh trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý nợ và kế toán khách hàng; Là đầu mối thực hiện việc phân loại, quản lý và báo cáo số liệu nợ tồn hệ thống.

Phịng Quản lý rủi ro: Thực hiện cơng tác phân tích kinh tế và đề xuất chiến lược hoạt động của Công ty; Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng; Cơng tác quản trị rủi ro hoạt động; Cơng tác soạn thảo chính sách chế độ; Cơng tác tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm sốt nội bộ; Hướng dẫn, đơn đốc, kiểm tra Chi nhánh trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác quản trị rủi ro và giám sát tuân thủ.

Phòng Quản lý tài sản nợ - tài sản có: Thực hiện cơng tác quản lý rủi ro thị trường tồn Cơng ty; Cơng tác theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày; Là đầu mối xây dựng các văn bản quy định nội bộ của Công ty về quản lý rủi ro thị trường, quản lý tài sản nợ, tài sản có và các văn bản liên quan đến chính sách trong hoạt động kinh doanh vốn; Phối hợp với Phịng Tài chính - Kế tốn tiếp thị và phát triển các nguồn vốn ngoài hệ thống Vietcombank; Thực hiện công tác báo cáo thống kê; Biên tập, cập nhật thông tin thường xuyên lên trang Web của Cơng ty theo u cầu của Ban Giám đốc, các phịng chức năng.

Phịng Hành chính - Nhân sự: Thực hiện cơng tác hành chính, quản trị và ngân quỹ; Cơng tác tổ chức, nhân sự và đào tạo; Công tác thư ký cho Ban lãnh đạo Công ty; Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hành chính quản trị, nhân sự, lao động, tiền lương theo quy định; Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Chi nhánh trong việc tổ chức triển khai cơng tác hành chính, nhân sự.

Tổ cơng nghệ - Tin học: Thực hiện chức năng đề án công nghệ; Chức năng tin học, Chức năng xây dựng và quản trị trang Web; Cung cấp cơ sở dữ liệu nguồn và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác thực hiện thực hiện báo cáo của các phòng ban chức năng tồn Cơng ty; Là đầu mối làm việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan đến công tác công nghệ và tin học; Hướng dẫn, đôn đốc, và kiểm tra Chi nhánh trong việc tổ chức triển khau thực hiện công tác công nghệ và tin học.

2.3.2 Chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Việc quản lý rủi ro tín dụng tại Cơng ty được thực hiện dưới hình thức các định hướng hoạt động cho thuê tài chính trong từng thời kỳ được thể hiện qua nội dung các công văn, thông báo do Giám đốc ký, các Quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị /Giám đốc Công ty ban hành.

Hiện nay, Cơng ty đang áp dụng chính sách quản lý rủi ro được ban hành theo quyết định số 40/QĐ-CTTC-HĐQT ngày 30/9/2010 của Hội đồng Quản trị Công ty. Việc ban hành này được dựa trên những quy định trong thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của thơng tư 13/2010/TT-NHNN.

a) Giới hạn kiểm sốt các rủi ro tín dụng:

Nhằm đảm bảo tính an tồn trong hoạt động, HĐQT quy định một số giới hạn kiểm soát rủi ro như sau:

> Tổng mức cho thuê tài chính và cho vay đối với một khách hàng tối đa khơng q 25% vốn tự có của Cơng ty.

> Tổng mức cho th tài chính và cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan tối đa khơng q 80% vốn tự có của Cơng ty.

> Tổng mức cho thuê tài chính đối với một ngành/lĩnh vực không quá 30% tổng dư nợ cho th tài chính của Cơng ty.

> Tổng mức cho th tài chính đối với 10 khách hàng lớn nhất tối đa khơng q 50% tổng dư nợ cho th tài chính của công ty.

> Tỷ lệ nợ xấu Quy định về hạn ho th tài chính khơng vượt q 5% so với tổng

dư nợ cho th tài chính của Cơng ty.

b) Chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng:

Công ty áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng nhằm lượng hóa mức độ rủi ro và thực hiện phê duyệt tín dụng đối với từng khách hàng. Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm ban hành Quy trình hướng dẫn cụ thể về việc phê duyệt, sử dụng và quản lý việc cấp tín dụng đối với khách hàng. Và tùy điều kiện thực tế trong từng thời kỳ, HĐQT có thể có quy định riêng về giới hạn tín dụng tối đa đối với tổng thể nhóm khách hàng hoặc riêng đối với từng tiểu nhóm khách hàng (nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng doanh nghiệp trong nước, nhóm khách hàng doanh nghiệp có nhóm đầu tư nước ngồi....)

c) Chính sách phân bổ tín dụng:

Hiện nay, Cơng ty có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và có 1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên thực tế, chi nhánh đang thực hiện cho thuê tài chính đối với khách hàng từ khu vực Đà Nang trở vào, và Trụ sở chính thực hiện cho thuê tài chính đối với khách hàng từ Huế trở ra. Việc phân vùng như trên đảm bảo phù hợp với mục tiêu chú trọng phát triển dư nợ cho thuê tại hai địa bàn trọng điểm là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời hợp lý về khoảng cách địa lý, thuận tiện cho công tác thẩm định, theo dõi, quản lý khách hàng. Cho đến cuối năm 2011, dư nợ cho thuê của chi nhánh đạt 509 tỉ đồng, đóng góp 39,56% dư nợ của cả Cơng ty. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ xấu trong năm qua tại chi nhánh là khá cao, 7,74% so với 5,63% tại Trụ sở chính .

d) Phân bổ theo kỳ hạn cho thuê và loại tiền cho thuê:

•C Cơ cấu kỳ hạn cho thuê và loại tiền cho thuê phải đảm bảo phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động.

e) Phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư:

•C Cơng ty chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm cho thuê theo ngun tắc hạn chế

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phịng (%)

ĩ Nợ đủ tiêu chuẩn Õ

2 Nợ cần chú ý 5

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 2Õ

4 Nợ nghi ngờ 5Õ

5 Nợ có khả năng mất vốn ĩÕÕ

trọng cơng tác nghiên cứu và phát triển các hình thức sản phẩm mới phù hợp với tình hình kinh tế, chiến lược hoạt động kinh doanh, định hướng hoạt động tín dụng và kế hoạch tín dụng trong từng thời kỳ.

S Công ty chủ trương đa dạng hóa đối tượng khách hàng, tài sản cho thuê tài

chính, sản phẩm của dự án cho thuê tài chính và lĩnh vực đầu tư tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, không quá tập trung vào một loại tài sản, sản phẩm hay lĩnh vực cụ thể.

f) Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng:

> Cơng ty thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

> Công ty hướng tới phân loại nợ theo phương pháp định tính, trong đó kết quả xếp hạng khách hàng được coi là cơ sở chủ yếu cho phân loại nợ; đồng thời tiến tới thực hiện trích lập dự phịng rủi ro theo thông lệ quốc tế tốt nhất nhằm đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng, chủ động đối phó với mọi tình huống rủi ro xảy ra.

Từ 2005 đến Q I/2007, Cơng ty thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng theo Điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và từ Quý II năm 2007, Công ty thực hiện theo Quyết định 18/2007/NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Theo các Quyết định này, các khoản cho thuê được phân loại thành 5 nhóm theo các mức độ rủi ro như nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn dựa trên tình trạng q hạn và trên các yếu tố định tính khi đánh giá khả năng hồn trả khoản nợ để chuyển nhóm nợ theo mức độ rủi ro tương ứng của khoản cho th.

Về trích lập dự phịng, dự phịng chung được tính bằng 0.75% tổng dư nợ cho thuê từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Dự phịng cụ thể được trích lập bằng dư nợ trừ đi 30%* giá trị tài sản cho thuê còn lại rồi nhân với tỉ lệ trích lập dự phịng tương ứng của từng nhóm nợ.

Thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm quyền ra quyết định cho thuê tài chính, thẩm quyền ký kết hợp đồng cho thuê tài chính và ký kết các hợp đồng khác có liên quan. Giám đốc Cơng ty căn cứ vào năng lực, chất lượng hoạt động tín dụng tại từng Chi nhánh để giao mức phán quyết cụ thể đối với từng cấp baach trong công ty. Việc phân cấp, ủy quyền của Giám đốc phải được lập thành văn bản và đảm bảo công khai trong tồn hệ thống cơng ty.

Một phần của tài liệu 101 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG của CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w