Thực trạng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2011

Một phần của tài liệu 101 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG của CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 55)

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh và rủi ro tín dụng củaCơng ty choth tài chính

2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2011

2.2.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn 2007-2011

thay đổi lớn. Nguồn vốn hoạt động chính của Cơng ty vẫn là từ vốn tự có và nguồn vốn vay của NHNT VN. Tuy nhiên so với năm 2007, tổng nguồn vốn của Cơng ty năm 2011 đã có sự gia tăng mạnh mẽ từ 942,7 tỷ lên 1.412 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 49,16% so với năm 2007, trong đó:

- về vốn điều lệ:

Trong giai đoạn 2007 - 2011, vốn điều lệ của Công ty đã tăng từ 100 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, giúp Cơng ty có vị trí đứng thứ hai xét về vốn điều lệ trong Hiệp hội CTTC Việt Nam (sau cơng ty cho th tài chính Ngân hàng cơng thương Việt nam với vốn điều lệ là 800 tỷ đồng). Vốn điều lệ tăng lên đã làm tăng vốn chủ sở hữu của Cơng ty, từ đó làm gia tăng khả năng tự chủ về tài chính cũng như góp phần giúp Cơng ty vượt qua những khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu bắt đầu từ giữa năm 2007.

-Vốn vay:

Như đã nêu ở trên, từ khi thành lập tới nay, phần lớn vốn hoạt động của công ty phụ thuộc vào vốn vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (vốn vay ngân hàng mẹ chiếm đến hơn 50% tổng nguồn vốn). Tận dụng được nguồn vốn với chi phí rẻ hơn vốn vay từ bên ngoài (hiện nay, việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng bị áp dụng lãi suất khá cao) tuy nhiên so với các chi nhánh ngân hàng khác thì lãi suất của công ty vẫn kém hấp dẫn hơn do công ty không chủ động được trong việc huy động vốn. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, việc thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng của Công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cũng khiến các tổ chức tài chính và tổ chức bảo hiểm xã hội “rất ngại” khi cho các cơng ty CTTC vay vốn. Chính vì vậy, nguồn vốn kinh doanh của Công ty hiện nay vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vay và nhận gửi từ Ngân hàng mẹ.

- Vốn huy động:

Tiền gửi từ các TCTD: Trong những năm gần đây, với hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, Công ty cũng đã tự huy động một phần vốn trên thị trường nhằm từng bước đa dạng hóa nguồn vốn phát triển hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn 2007 - 2011, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác đã có sự gia tăng đáng kể, tuy nhiên, nhìn chung khả năng huy động vốn của Cơng ty vẫn gặp phải khơng ít khó khăn như: Cơng ty chỉ được phép huy động tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, trong khi đây là nguồn vốn khó huy động nhất, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Thêm vào đó, Cơng ty khơng có mạng lưới chi nhánh, khơng được phép cung cấp dịch vụ thanh tốn, chưa đủ uy tín để cạnh tranh

________Chi tiêu_______ 2007 2008 2009 2010 2011 I. Sử dụng vốn________ 0 947.08 2 1.087.68 1.047.951 1.449.735 51.412.68 1. Dư nợ tín dụng______ 43 938.7 4 1.084.15 1.044.857 1.190.897 81.286.69 Dư nợ/tổng tài sản %) 99,1 1 7 99,6 99,7 _______82,14 91,08 Tốc độ tăng trưởng (%) 11,00- 9 15,4 -3,62 _______13,98 8,04 2. Sử dụng vốn khác 37 8.3 8 3.52 3.094 258.838 125.987

với các NHTM trong vấn đề thu hút nguồn vốn từ dân cư, tổ chức.

Tiền gửi của khách hàng: Trong những năm gần đây, tiền gửi của khách hàng cũng liên tục gia tăng. Đây chính là khoản tiền ký quỹ của khách hàng thuê tài chính tại Công ty, trung bình chiếm khoảng 5% trên tổng dư nợ của từng khách hàng. Khoản tiền này Công ty không phải trả lãi hoặc chỉ trả lãi theo lãi suất không kỳ hạn của Sở giao dịch NH TMCP NTVN công bố tại thời điểm khách hàng nộp tiền ký quỹ nên đây là nguồn vốn rất linh hoạt, rất cần thiết cho hoạt động của Công ty.

- Nguồn vốn khác:

Nguồn vốn khác chủ yếu là các khoản phải trả nội bộ, các khoản phải trả bên ngoài, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ của tổ chức tín dụng...

Trong thời gian vừa qua, Công ty luôn xác định nhiệm vụ huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tiến hành hoạt động kinh doanh cũng như tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, do đó phương án phát hành trái phiếu dài hạn cũng đượC xem xét. Tuy nhiên, do những khó khăn chung của thị trường cũng như các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHNN và lãi suất huy động tăng cao nên kế hoạch phát hành trái phiếu của Công ty vẫn chưa thành công.

Như vậy, xét về cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động trên thị trường cấp 1 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 6,29%, trong đó là các khoản ký quỹ của khách hàng thuê tài chính tại Cơng ty. Tỷ lệ vốn huy động từ thị trường cấp 2 vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ phải trả của Công ty (tương đương 93,71%), chủ yếu là các khoản vay và nhận gửi từ các tổ chức tín dụng, chiếm trên 84%. Ngồi các khoản vay tại NH TMCP NTVN với lãi suất cho vay nội bộ, các khoản vay khác trên thị trường cấp 2 vẫn phải theo mức lãi suất thông thường trên thị trường.

Xét theo tỷ trọng loại tiền tệ, tỷ lệ vốn huy động bằng VNĐ chiếm 85,7% và bằng USD chiếm 14,3%. Tỷ trọng này cũng phù hợp với dư nợ CTTC của Công ty.

2.2.1.2 Cơ cấu sử dụng vốn

Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng vốn 2007-2011

- Thunhập lãi & các khoản tương tự '____________________ 123.61 9 163.749 112.898 150.80 4 245.063 Tỉ trọng (%) ____________________________ 99, 23 99,15 95, 69 90,85 94,21

Nguồn: Cơng ty Cho th Tài chính NH TMCP NTVN

Do hoạt động độc canh trong lĩnh vực cho thuê tài chính nên dư nợ cho thuê tài chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trung bình khoảng 95%) trong tổng nguồn vốn của Cơng ty. Cùng với quá trình mở rộng và phát triển, dư nợ cho th tài chính của Cơng ty trong những năm gần đây không ngừng gia tăng. Từ cuối năm 2006, với sự phát triển bùng phát của thị trường chứng khoán và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tín dụng bởi các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, dư nợ cho thuê năm 2007 của Công ty đã bị sụt giảm 11%. Đến năm 2008, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp khiến việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khốn gặp khó khăn, cộng với các ngân hàng thắt chặt tín dụng thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ và đảm bảo khả năng thanh khoản, một số khách hàng truyền thống của Cơng ty đã quay trở lại tìm nguồn vốn tài trợ thơng qua th tài chính. Dư nợ cho thuê năm 2008 có sự phục hồi nhẹ với tốc độ tăng trưởng đạt 10,63%.

Bối cảnh suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và điều này là hệ quả tác động trực tiếp đến hoạt động và kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng và cơng ty cho th tài chính. Trước tình hình trên, Cơng ty xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2009 là tăng cường quản trị rủi ro và xử lý nợ xấu cịn tăng trưởng tín dụng sẽ được kiểm soát chặt chẽ với định hướng đầu tư chọn lọc những khách hàng có uy tín và hoạt động kinh doanh hiệu quả. Do đó, năm 2009, dư nợ của Cơng ty có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2008 (giảm 3,62% so với năm 2008).

Năm 2010 và 2011, dư nợ cho th tài chính của Cơng ty có sự gia tăng mạnh mẽ

(năm 2011 dư nợ đạt 1.287 tỷ đồng) tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ của Công ty vẫn

thấp hơn so với mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và các cơng

ty cho th tài chính nói riêng. Đối với lĩnh vực cho thuê tài chính, theo báo cáo của Hiệp

hội Cho thuê Tài chính Việt Nam, trong 3 năm gần đây, dư nợ cho th tài chính của Cơng ty lần lượt đứng ở vị trí thứ 5 và thứ 6 so với các công ty khác trong Hiệp hội. Tuy

nhiên, với phương châm hoạt động “an toàn và hiệu quả” và định hướng kinh doanh rất rõ ràng “tăng trưởng tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng” cũng như ý thức được hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng, Cơng ty CTTC NHTMCPNTVN ln hướng tới các khách hàng có uy tín, hoạt động kinh doanh hiệu quả, các khách hàng thuộc các nhóm ngành cơng nghiệp chủ chốt hoặc ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dư nợ, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

2.2.1.3 Kết quả kinh doanh

____________________________ 0,85 15 9 2. Tổng chi phí (triệu đồng) 138.40 7 160.551 81.772 134.18 0 212.347 - Chi huy động vốn 79.36 8 95.501 53.158 73.09 6 132.750 Tỉ trọng (%) ____________________________ 57, 34 59,48 65, 01 54, 48 62,52 - Chi dự phòng 43.11 9 44.894 5.42 1 19.50 7 25.369 Tỉ trọng (%) ____________________________ 31, 15 27,96 6,63 14,54 11,95 - Chi phí hoạt động 15.92 0 20.156 23.193 41.57 7 54.228 Tỉ trọng (%) ____________________________ 11,5 0 12,55 28, 36 30, 99 25,54 3. LNTT (triệu đồng) - 13.825 4.603 36.210 31.8 12 47.771 - Thuế TNDN (triệu đồng)_______ ________ 0_ _________0_ 6,3 36 5,647 11,432 4. LNST (triệu đồng) - 13.825 4.603 29.874 26.1 65 36.339 5. ROA (%)__________________ -1,46 ________ 0,42 2,85 1, 80 2,5 7 6. ROE (%)__________________ - 14,08 ________1,50 8,94 7, 53 6,6 7

Cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ, lãi suất cho thuê tăng liên tục trong giai đoạn 2007-2011 khiến thu nhập của Công ty không ngừng tăng lên. Do sản phẩm cho thuê tài chính là sản phẩm duy nhất của Cơng ty, nên trong giai đoạn đầu thu nhập từ hoạt động cho thuê tài chính chiếm đến 99% tổng thu nhập. Bắt đầu từ năm 2009 đến nay, thu nhập từ hoạt động cho th tài chính lần lượt giảm xuống chỉ cịn chiếm 95,6; 90,8 và 94,2% tổng thu nhập tương ứng với các năm 2009, 2010 và 2011. Sự sụt giảm chủ yếu do những nguyên nhân sau: trước những diễn biến phức tạp của lãi suất trên thị trường, Công ty đã chủ động kinh doanh vốn dưới hình thức kinh doanh tiền gửi đối với một số tổ chức tín dụng có uy tín; do khoản thu nhập từ nợ đã xử lý (do các khoản nợ này đã được Công ty sử dụng quỹ dự phòng để xử lý nên sau khi thu được nợ, số tiền sẽ được hạch toán vào các khoản thu nhập khác) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (lãi chênh lệch đánh giá lại ngoại tệ cuối năm) gia tăng đã khiến thu nhập từ hoạt động khác tăng mạnh từ 1.045 triệu đồng năm 2008 lên 15.055 triệu đồng năm 2011.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ ln mang giá trị âm bởi Cơng ty chưa có các khoản thu từ hoạt động này mà chỉ có các khoản chi như chi về dịch vụ thanh toán, chi cước phí bưu điện viễn thơng, chi về ngân quỹ.

Về chi phí: Tổng chi phí của Cơng ty khơng ngừng tăng qua các năm trong đó chi phí huy động vốn chiếm tỉ trọng chủ yếu. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên trong 02 năm 2007 và 2008, tỉ trọng chi phí vốn vay có sự sụt giảm so với các năm trước có ngun nhân chủ yếu là do chi phí dự phòng tăng mạnh. Chi dự phòng từ mức chiếm dưới 9% tổng chi phí đã tăng lên đến 31,15% năm 2007 với tổng chi phí phát sinh thêm cho năm 2007 là 43,1 tỉ đồng, và năm 2008 Cơng ty tiếp tục phải trích thêm dự phịng là 44,8 tỉ đồng, đưa chi phí dự phịng chiếm 27,96% tổng chi phí. Ngun nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ xấu liên tục gia tăng là do danh mục đầu tư của những năm trước đây thiếu chọn lọc; công tác thẩm định khách hàng khơng kỹ càng; do khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến việc các doanh nghiệp th tài chính gặp khó khăn trong kinh doanh và vay vốn từ đó làm suy giảm khả năng trả nợ; công tác kiểm tra giám sát sau cho thuê chưa sát sao do đó khơng phát hiện và xử lý kịp thời

7 8 1 1. Dư nợ (triệu đồng) 979.00 0 1.084.154 1.044.857 1.190.897 1.286.698 2. Nợ xấu (triệu đồng) 107.35 0 175.45 1 116.665 95.64 4 83.215

những khoản th có vấn đề; cơng tác xử lý và thu hồi nợ xấu còn chưa hiệu quả và quyết liệt.... Sự gia tăng trích lập dự phịng đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Cơng ty trong 2 năm 2007-2008.Chính vì vậy, năm 2007, lần đầu tiên kể từ khi thành lập, Công ty bị thua lỗ tới 13,8 tỉ đồng. Sang năm 2008, mặc dù kết quả kinh doanh của Cơng ty có lãi 4,6 tỉ đồng, song đứng trên hiệu quả tài chính, tỉ lệ ROE chỉ đạt 1,5% trong khi lãi suất tiền gửi bình quân tại các tổ chức tín dụng năm 2008 là 15% thì hiệu quả kinh doanh năm 2008 của Cơng ty chưa đạt hiệu quả tối thiểu để bảo toàn giá trị về vốn chủ sở hữu.

Đứng trước những khó khăn trên, Cơng ty đã kiện tồn mơ hình tổ chức tại Trụ sở chính và chi nhánh cũng như hoàn thiện hệ thống quy trình, quy chế liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. Đồng thời thực hiện sát sao chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Công ty đã tập trung nguồn lực cao nhất cho công tác xử lý nợ xấu với chủ trương áp dụng các biện pháp mạnh để xử lý dứt điểm nợ xấu theo hướng sẽ tăng cường thu hồi tài sản để phát mại và tiến hành khởi kiện nếu cần thiết nhằm thu hồi triệt để. về công tác phát triển dư nợ, trong giai đoạn này, định hướng phát triển của Công ty là đầu tư có chọn lọc những khách hàng lớn, uy tín, hoạt động kinh doanh hiệu quả đồng đồng thời kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với khoản cho thuê mới.

Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc, được sự hỗ trợ về vốn, công nghệ của NH TMCPNT VN cùng sự quyết tâm, hăng say lao động của tồn thể cán bộ cơng nhân viên, hoạt động của Công ty bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng trưởng ấn tượng qua các năm 2009, 2010, 2011 với 36,2 tỷ đồng, 31,8 tỷ đồng và 47,7 tỷ đồng. Kết quả này phản ánh nỗ lực của Công ty trong việc tăng trưởng dư nợ và tăng cường xử lý nợ xấu.

Tương ứng với sự gia tăng của lợi nhuận, ROE cũng có sự tăng trưởng mạnh, từ 1,5% năm 2008 lên đến 8,94% năm 2009 và giảm xuống còn 6,67% năm 2011. Mặc dù lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt 36,3 tỷ đồng tăng hơn 10 tỷ đồng tương ứng 38,88% so với năm 2011 nhưng ROE năm 2011 vẫn có sự sụt giảm, nguyên nhân chính là do nguồn vốn chủ sở hữu gia tăng và tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận (năm 2011, vốn điều lệ tăng lên 500 tỷ so với

mức 300 tỷ năm 2010).

Như vậy, sau hơn 13 năm đi vào hoạt động, Công ty đã từng bước phát triển và đạt được những kết quả nhất định, góp phần khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường CTTC. Với dư nợ đạt 1.286, hiện tại Công ty đứng thứ 5 về mặt thị phần, tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đạt được vẫn chưa phải là cao so với các đối thủ cạnh tranh khác trong “làng cho th tài chính”. Để có thể đạt mục tiêu phát triển “an tồn hiệu quả”, địi hỏi Cơng ty phải có những cải cách căn bản về cơng tác quản trị điều hành đặc biệt là cơng tác quản trị rủi ro tín dụng và cách thức tổ chức kinh doanh.

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Cơng ty cho thuê tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.2.2.1 Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu 101 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG của CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 55)