3.3.1.1 Hỗ trợ phát triển khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Công ty là một pháp nhân 100% vốn của NH TMCP NTVN chuyên cung cấp sản phẩm cho thuê tài chính, hạch toán kinh doanh độc lập. Kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty đều được kết chuyển về NH TMCP NTVN Hội sở chính. Do vậy, hiệu quả kinh doanh của Công ty ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh tổng thể
của NH TMCP NTVN. Vì vậy, sản phẩm cho thuê tài chính của Công ty nên được coi
là một sản phẩm không tách rời của hệ thống NH TMCP NTVN, và NH TMCP NTVN
Hội sở chính nên có chỉ đạo phối hợp triển khai, quảng bá sản phẩm cho thuê trong toàn hệ thống, thông qua mạng lưới rộng khắp các chi nhánh.
Đối với từng chi nhánh NH TMCP NTVN: Việc coi sản phẩm cho thuê tài chính là sản phẩm của hệ thống cho phép các chi nhánh có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong đó có nhu cầu về tài trợ vốn thông qua thuê tài chính, đồng thời
làm tăng khả năng cạnh tranh và tính gắn kết giữa chi nhánh với các khách hàng truyền thống, do vậy góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh.
Đối với Công ty: Việc phát triển khách hàng thông qua hệ thống chi nhánh, giúp cho Công ty tiếp cận và quản lý khách hàng thuận tiện, hiệu quả hơn. Đó là Công ty không cần phải mất chi phí để mở rộng mạng lưới, thuê văn phòng, thiết lập các bộ máy quản lý, mua sắm tài sản.. .mà vẫn có thể thực hiện bán hàng từ xa. Công ty có thể vươn xa hoạt động cho thuê của mình tới mọi miền của đất nước trong khi vẫn đảm bảo khả năng quản lý và chất lượng phục vụ khách hàng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Công ty và các chi nhánh giúp Công ty khắc phục được hạn chế về tính gián đoạn của sản phẩm cho thuê tài chính. Các chi nhánh vẫn cung cấp các dịch vụ thường xuyên như dịch vụ thanh toán, quản lý tài khoản, tài trợ thương mại, cho vay vốn lưu động, .trong khi Công ty triển khai cho thuê tài chính đối với máy móc thiết bị khi khách hàng có nhu cầu đầu tư mới, thay thế công nghệ. Dù việc cho thuê tài chính sẽ không được triển khai liên tục song Công ty vẫn nắm bắt thông tin về khách hàng một cách dễ dàng thuận tiện thông qua các chi nhánh, do đó có thể quản lý khách hàng tốt hơn.
Đối với toàn hệ thống NH TMCP NTVN: Sự phối hợp tốt giữa Công ty và chi nhánh đem lại sự tăng trưởng về dư nợ và nâng cao chất lượng tín dụng cho toàn hệ thống, từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của tập đoàn, cũng như tạo dựng một hình ảnh, thương hiệu NH TMCP NTVN đoàn kết, hợp tác vì mục tiêu chung.
3.3.1.2 Phê duyệt đầu tư đổi mới hệ thống công nghệ thông tin
Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin mới là vô cùng cần thiết, cho phép công ty cắt giảm bớt nhân lực hỗ trợ, hạn chế bớt những sai sót trong quá trình lập báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng, cho phép công ty thực hiện nhất quán chính sách khách hàng, phát triển dư nợ nhanh mà vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát.
Hệ thống công nghệ mới được đầu tư sẽ đảm bảo tương thích với hệ thống của
NH TMCP NTVN, cho phép Công ty tiếp cận một cách trực tiếp thông tin khách hàng từ hệ thống như các thông tin về tín dụng, về tài khoản, về dòng tiền ra vào trong hoạt động kinh doanh, uy tín giao dịch, báo cáo tài chính, xếp hạng tín dụng...
Đây là những thông tin vô cùng quan trọng giúp công ty nắm bắt được kịp thời thông
tin về khách hàng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro để có phương án xử lý hiệu quả. Hệ thống thông tin mới đồng thời phải đảm bảo khắc phục được những nhược điểm của hệ thống thông tin hiện nay, thỏa mãn yêu cầu về thu thập và xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đồng thời đảm bảo Ban lãnh đạo Công ty có thể tiếp cận được các nguồn thông tin tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng, thuận lợi. Hệ thống thông tin mới cũng khắc phục các vấn đề về bảo mật, và quyền truy cập thông tin.
3.3.1.3 Hỗ trợ Công ty xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ theo điều 7 của Quyết định 493/2005/NHNN
Căn cứ theo điều 4, và điều 7 Quyết định 493/2005NHNN, Công ty phải xây dựng chính sách phân loại nợ theo phương pháp định tính dựa trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày QĐ 493 có hiệu lực. Như vậy, thời hạn chậm nhất để công ty thực hiện những quy định trên là tháng 4 năm 2008. Tuy nhiên, với khả năng hiện nay của công ty xét trên khía cạnh tài chính, con người và hệ thống cơ sở dữ liệu, Công ty không đủ năng lực để tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách phân loại nợ theo điều 7 của Quyết định 493. Vì vậy, để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, Công ty rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của NH TMCP NTVN Hội sở chính.
Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và thực hiện phân loại nợ theo điều 7 còn mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro. Thay vì những tiêu chí định lượng cứng nhắc, việc căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, và phân loại nợ theo phương pháp định tính, Công ty có thể đo lường mức độ rủi ro của khách hàng kịp thời và sát với thực tế hơn. Do đó, công tác quản trị rủi ro tín
dụng sẽ hiệu quả hơn.
3.3.1.4 Hỗ trợ đào tạo cán bộ tín dụng và cán bộ quản trị rủi ro
Tín dụng là sản phẩm truyền thống, chủ đạo của các ngân hàng thương mại nói
chung và của Ngân hàng TMCP NTVN nói riêng. Với bề dày nhiều năm hoạt động trên thị trường tài chính- ngân hàng, tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng là lĩnh vực mà
thuê tài chính là một sản phẩm tín dụng nhìn chung còn mới mẻ và chưa được phổ cập
nhiều như các nghiệp vụ tín dụng khác, phần lớn cán bộ tín dụng và quản lý rủi ro của
công ty có tuổi nghề rất trẻ, vì vậy kiến thức và kinh nghiệm về phân tích, thẩm định tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính nói riêng
của các cán bộ nhân viên của Công ty rất hạn chế. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, và hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, Công ty đề nghị NH TMCP NTVN tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về nghiệp vụ tín dụng và quản trị rủi ro cho các cán bộ nhân viên của Công ty.