Các khái niệm chính của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 25)

1.2.1. Xã hội hóa giáo dục

1.2.1.1. Xã hội hóa

Khái niệm “Xã hội hóa” xuất hiện lần đầu trong những bài giảng về “giáo dục, đạo đức và xã hội” của Emile Durkheim (1858-1917) tại Sorbonne ở Paris từ những năm đầu của thế kỉ XX. Trong những thập kỉ gần đây, khái niệm này được quan tâm thảo luận nhiều hơn, với các quan niệm sau:

một cái gì đó thành của chung xã hội” (Trần Quang Nhiếp, 2009).

Fichter (Mỹ) đã xem: “XHH là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những hành động khuôn mẫu đó” (Trần Quang Nhiếp, 2009).

“XHH là sự phát triển nhân cách dựa trên sự tương tác của cá nhân với môi trường vật chất và xã hội đặc thù” (Trần Quang Nhiếp, 2009).

“XHH là việc Nhà nước huy động mọi cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện một số dịch vụ công cộng trên cơ sở có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước” (Phòng Giáo dục huyện Tam Bình 2014, 2015, 2016, 2017).

Mặc dù có nhiều quan niệm và cách lí giải khác nhau, nhưng các công trình nghiên cứu về XHH ở nước ta đều thống nhất: “Bản chất của XHH là cách làm, cách thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham gia của mọi người dân, mọi lực lượng xã hội; tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lí thống nhất của Nhà nước, làm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội thực sự là của dân, do dân và vì dân”. (Ban khoa giáo TW, 2000).

Trong thực tiễn, XHH có nhiều biểu hiện: XHH gia đình là nơi đầu tiên diễn ra quá trình XHH và có ảnh hưởng lâu dài tới nhân cách con người; XHH trong nhà trường là quá trình XHH có mục đích, có định hướng và có kế hoạch cụ thể; XHH nơi cư trú; XHH đối với người trưởng thành…

1.2.1.2. Xã hội hóa giáo dục

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW khóa VII (1993) đã nêu:

“XHHGD là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của Nhà nước”

(Đặng Quốc Bảo, 2002).

Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “XHHGD trước hết phải được hiểu là một sự nghiệp rộng lớn, đầy trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,

các cơ quan đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn dân chăm lo cho phát triển giáo dục và đào tạo không những chỉ đối với thế hệ trẻ mà tất cả mọi công dân Việt Nam không phân biệt già, trẻ, nam, nữ, giàu, nghèo, dân tộc, cương vị, vị trí xã hội và dù ở đâu (thành thị, nông thôn, vùng núi, hải đảo, các vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh…) ai ai muốn học, muốn học gì, muốn học bằng cách nào, học như thế nào phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của mình nhất, cũng tạo điều kiện tốt nhất có được để học” (Mác-Ăngghen, 1993).

“XHHGD là chính sách huy động mọi nguồn lực của nhân dân của các tổ chức kinh tế xã hội, tham gia vào sự nghiệp giáo dục, đầu tư vào các hoạt động giáo dục trên cơ sở phù hợp với khả năng tài chính và trình độ chuyên môn nhằm xây dựng xã hội học tập” (Phụ lục 1).

XHHGD là cách nói ngắn gọn của XHH công tác giáo dục và cần xác định rõ: Nội hàm của XHHGD thuộc phạm trù phương thức, phương châm, cách làm giáo dục, tổ chức và quản lí giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra.

Thực hiện XHHGD là thực hiện chức năng giáo dục của xã hội, trả lại bản chất xã hội cho giáo dục. Giáo dục gắn liền với đời sống xã hội. Do bản chất xã hội nên giáo dục phải là sự nghiệp và là trách nhiệm của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn xã hội, của từng gia đình, cá nhân; phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội thì mới đảm bảo cho giáo dục phát triển hay cụ thể hơn là sản phẩm của giáo dục – Nhân cách con người mới phát triển toàn diện, hài hòa cùng với sự phát triển của xã hội. XHHGD là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng, làm cho giáo dục phù hợp, thích ứng với sự phát triển của xã hội.

Đặc điểm của XHHGD là mở rộng quy mô, trách nhiệm, chuyển hướng từ giáo dục tinh hoa thành giáo dục đại chúng, tức là giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập. Hoạt động giáo dục từ chỗ là của ngành GD-ĐT do Nhà nước đảm nhiệm trở thành trách nhiệm của mọi cá nhân, tập thể, cộng

đồng. Như vậy, XHHGD là tăng cường tính xã hội của giáo dục lên tầm cao mới, đa phương hóa nguồn lực, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cộng đồng hóa trách nhiệm.

Bản chất của XHHGD là làm cho toàn bộ xã hội nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của giáo dục trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập, cải thiện môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ lí luận trên, chúng ta chấp nhận khái niệm XHHGD là: Chủ trương, biện pháp biến sự nghiệp giáo dục trong nhà trường thành công việc chung của toàn xã hội để thu hút mọi thành phần, thành viên trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục thế hệ trẻ tùy thuộc vào chức năng, điều kiện của mình.

Trần Quang Nhiếp đưa ra một hệ thống các khái niệm về XHHGD: "XHHGD là làm cho các hoạt động mang tính giáo dục của xã hội được huy động vào quá trình giáo dục một cách tích cực, có hiệu quả; là xã hội tham gia giải quyết một cách phù hợp những vấn đề giáo dục đang đặt ra; là đa dạng hoá các loại hình giáo dục; là mở rộng quy mô đáp ứng yêu cầu giáo dục của xã hội; là xây dựng cơ cấu ngành học, cấp học hợp lí; là kiểm soát được chất lượng đào tạo toàn diện và ngày càng nâng lên; là hướng tới đáp ứng các yêu cầu phát triển xã hội; là quá trình tiếp thu có chọn lọc những tri thức, những thành tựu văn minh, tiến bộ của thời đại, của thế giới làm cho giáo dục cập nhật với xã hội hiện đại... XHHGD là phát huy vai trò của các chủ thể trọng yếu mà nền giáo dục nước nhà đã tổng kết thành phương châm: Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" (Hồ Chí Minh, 1956).

XHHGD, theo chúng tôi phải được hiểu trên phương diện rộng là toàn thể xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, làm cho hoạt động giáo dục trở thành hoạt động chung của toàn xã hội.

Như vậy, XHHGD là quá trình tăng cường tính xã hội của giáo dục lên tầm cao mới, địa phương hóa nguồn lực, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cộng đồng hóa trách nhiệm.

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách, văn bản pháp quy và tổ chức thực hiện rộng rãi chủ trương XHHGD nhằm huy động toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội tham gia vào giáo dục, làm cho hoạt động giáo dục trở thành hoạt động chung của toàn xã hội.

1.2.2. Quản lí công tác xã hội hoá giáo dục 1.2.2.1. Khái niệm về quản lí 1.2.2.1. Khái niệm về quản lí

Quản lí về cơ bản và trước hết là tác động đến con người để họ thực hiện, hoàn thành những công việc được giao; để họ làm những điều bổ ích, có lợi. Điều đó đòi hỏi ta phải hiểu rõ và sâu sắc về con người như: cấu tạo thể chất, những nhu cầu, các yếu tố năng lực, các quy luật tham gia hoạt động (tích cực, tiêu cực).

Quản lí là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó; điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt động bộ phận.

Quản lí là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người được hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển. Chẳng những thế mà người Nhật khẳng định rằng: "Biết cái gì, biết làm gì là quan trọng nhưng quan trọng hơn là biết quan hệ". Người Mỹ cho rằng: "Chi phí cho thiết lập, khai thông các quan hệ thường chiếm 25% đến 50% toàn bộ chi phí cho hoạt động". Trong hoạt động kinh tế biết thiết lập, khai thông các quan hệ sản xuất cụ thể thì các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất mới ra đời và phát triển nhanh chóng. Quản lí doanh nghiệp trong kinh tế thị trường cần nhận thức và thực hiện tốt các mối quan hệ như: quan

hệ với những người chủ vốn; quan hệ với tổ chức của những người lao động, với người lao động; quan hệ với những người bán hàng cho doanh nghiệp.

Quản lí là tác động của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được những diễn biến, thay đổi tích cực.

Quản lí là cai quản, điều hành, điều khiển, chỉ huy, hướng dẫn, trọng tài, cũng có người quan niệm quản lí là “nghệ thuật”.

Các Mác cũng đã từng khẳng định: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần ở chừng mực nhất định đến sự quản lí. Quản lí là xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân và hình thành những chức năng chung, xuất hiện trong toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của bộ phận riêng lẻ của nó” (Hồ Chí Minh, 1990).

Đặng Quốc Bảo quan niệm: “Quản lí về bản chất bao gồm quá trình

“quản” và quá trình “lí”. Quản là coi sóc, giữ gìn nhằm ổn định hệ thống. Lí là thanh lí, xử lí, biện lí, sửa sang, chỉnh đốn nhằm làm cho hệ thống phát triển.

Hệ ổn định mà không phát triển tất yếu dẫn đến suy thoái. Hệ phát triển mà thiếu ổn định tất yếu dẫn đến rối ren. Như vậy: quản lí = ổn định + phát triển.

Trong quản lí phải có mầm mống của lí và trong lí phải có hạt nhân của quản. Điều này tạo ra mối liên hệ hiện thực: ổn định đi tới sự phát triển, phát triển trong thế ổn định”.

Theo chúng tôi, quản lí là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lí đến khách thể (đối tượng) quản lí trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt mục tiêu đặt ra với chất lượng cao.

1.2.2.2. Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục

Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lí giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo nhu cầu phát triển xã hội” (Trần Quang Nhiếp, 2009).

Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của các chủ thể quản lí, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Quản lí giáo dục là sự tác động của hệ thống quản lí giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đến khách thể quản lí và hệ thống giáo dục quốc dân và sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương nhằm đưa hoạt động giáo dục đến kết quả mong muốn” (Hồ Chí Minh, 1956).

Xét từ phương diện quản lí giáo dục theo hướng xã hội hóa thì có thể hiểu đây chính là quản lí XHHGD.

Quản lí công tác XHHGD được hiểu là quá trình chỉ đạo, điều hành công tác XHHGD, là hệ thống những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lí đến các lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và có hiệu quả mục tiêu XHHGD.

Quản lí công tác XHHGD đòi hỏi phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, tạo được những phong trào, định hướng được phong trào, phát huy dân chủ trong nhân dân, tăng cường nguồn lực của xã hội và cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Quản lí công tác XHHGD không phải là công việc của riêng ngành giáo dục và đào tạo. Với chức năng của mình, ngành giáo dục và đào tạo chủ yếu làm công tác tham mưu, vận động tuyên truyền để xã hội nhận thức đầy đủ hơn về giáo dục, chia sẻ khó khăn với giáo dục, cộng đồng trách nhiệm và tham gia vào quá trình phát triển giáo dục và đào tạo, trực tiếp chỉ đạo và quản lí hoạt động xã hội hóa trong các nhà trường để giúp cho công tác XHHGD đi đúng hướng và đạt được kết quả thuận lợi.

Xét một cách tổng quát, quản lí công tác XHHGD là quản lí mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức XHHGD, bảo đảm quá trình XHHGD được

tiến hành một cách khoa học, đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

Mục tiêu quản lí công tác XHHGD gồm có hai nội dung lớn:

Thứ nhất là, đẩy mạnh công tác XHHGD theo hướng phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, xây dựng các cơ chế, chính sách huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Thứ hai là, tạo mọi điều kiện thuận lợi để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.

1.2.2.3. Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học

Từ các khái niệm Quản lí và XHHGD đã nêu ở trên, ta có thể nói Quản lí công tác XHHGD ở trường tiểu học là sự tác động có ý thức của người quản lí lên các hoạt động XHHGD làm cho nó tiến triển và đạt được mục tiêu mà nhà quản lí đã định, phù hợp với định hướng, mục tiêu của nền giáo dục nước nhà.

Thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học là cơ chế là quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các ngành, các tổ chức đoàn thể để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh dưới sự giám sát của Nhà nước.

XHHGD ở trường tiểu học là chính sách huy động mọi nguồn lực của nhân dân của các tổ chức kinh tế xã hội, tham gia vào sự nghiệp giáo dục, đầu tư vào các hoạt động giáo dục trên cơ sở phù hợp với khả năng tài chính và trình độ chuyên môn nhằm xây dựng xã hội học tập.

1.3. Công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Tiểu học

1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục và xã hội hóa giáo dục dục

Trong các hệ thống vĩ mô thì nội dung quản lí công tác XHHGD bao gồm: Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí, đẩy mạnh việc hoàn thiện chính sách; tăng nguồn lực đầu tư, đồng thời đổi mới mục tiêu, phương thức,

cơ cấu và nguồn vốn đầu tư; tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục; hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm phí theo hướng công khai, hợp lí và cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 25)