2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học
2.3.1. Sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo
thuộc huyện Tam Bình
2.3.1. Sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục dục
Khảo sát thực trạng về công tác XHHGD ở các trường TH chúng tôi sử dụng 330 phiếu khảo sát bao gồm: Cán bộ quản lí nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên phụ huynh học sinh; các nhà mạnh thường quân; đại diện các ban ngành, đoàn thể của chính quyền địa phương tại 5 trường Tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát ý kiến về sự cần thiết của công tác XHHGD huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
STT Sự cần thiết của công tác XHHGD Số ý kiến
đồng ý Tỷ lệ % 1 Rất cần thiết 231 70 2 Cần thiết 92 27,87 3 Ít cần thiết 7 2,13 4 Không cần thiết 0 0 (Nguồn: Tổng hợp khảo sát, 2018)
Bảng 2.4. Kết quả trưng cầu ý kiến về tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục
STT Tầm quan trọng của công tác
XHHGD Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ % 1 Rất quan trọng 239 72,43 2 Quan trọng 86 26,06 3 Ít quan trọng 5 1,51 4 Không quan trọng 0 0 (Nguồn: Tổng hợp khảo sát, 2018)
Qua kết quả tổng hợp ở 2 bảng trên cho thấy, hầu hết các ý kiến đều có chung nhận thức về công tác XHHGD là rất cần thiết và rất quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục, của nhà trường. Đặc biệt, có 72,43 phiếu các Cán bộ quản lí nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên phụ huynh học sinh; các nhà mạnh thường quân; đại diện các ban ngành, đoàn thể của chính quyền địa phương tại 5 trường Tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long tác XHHGD là rất cần thiết và rất quan trọng, có 5 phiếu thuộc nhóm các tổ chức, đoàn thể, giáo viên, cha mẹ học sinh thì cho rằng công tác XHHGD là ít cần thiết và ít quan trọng.
Qua đó cũng cho thấy đa số các đối tượng khảo sát cho rằng sự hiện diện của công tác XHHGD bên cạnh các hoạt động khác phục vụ cho giáo dục là rất quan trọng và cần thiết để phát triển nhà trường.
2.3.2. Mục tiêu của công tác xã hội hóa giáo dục
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát ý kiến về mục tiêu của công tác xã hội hóa giáo dục
STT Mục tiêu của công tác XHHGD Ý kiến
đồng ý Tỷ lệ %
1 Huy động sự đóng góp nguồn lực cho giáo
2 Huy động tất cả mọi lực lượng xã hội tham
gia các hoạt động giáo dục 302 91,51
3 Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa 3 môi
trường giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) 298 90,30
4 Mọi người đều được hưởng thụ quyền lợi
giáo dục 256 77,57
5 Giảm bớt ngân sách cho giáo dục 208 63,03
6 Tận dụng mọi điều kiện về cơ sở vật chất
để phát triển giáo dục 69 20,90
(Nguồn: Tổng hợp khảo sát, 2018)
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Mục tiêu lớn nhất của XHHGD TH là huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng để tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, đồng thời phối kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục cho các em học sinh với ý kiến đồng ý trên 90%. Trong mục tiêu XHHGD ở chiều sâu của nó còn có tác dụng hướng tới xây dựng nhà trường đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ những con em có điều kiện khó khăn, những đối tượng yếu thế trong xã hội đều được đến trường (đều được hưởng thụ giáo dục), đồng thời đây cũng là một giải pháp căn cơ để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, ở nội dung này số người nhận thức được tương đối thấp.