3.1.1. Định hướng phát triển xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học
Cần cụ thể các chiến lược phát triển giáo dục theo từng giai đoạn, tầm nhìn định hướng và đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao toàn diện; đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. “Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo.
Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các
đối tượng chính sách.
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.2.1. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa chủ trương, phương hướng XHHGD của Đảng và Nhà nước, của địa phương, phù hợp với các nguyên tắc giáo dục của ngành trong quản lí. Muốn vậy phải xác định được định hướng XHHGD hiện nay bằng các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt công tác XHHGD. Các biện pháp quản lí của nhà trường TH dựa trên thực trạng đã nghiên cứu đối với các trường TH trên địa bàn huyện.
3.1.2.2. Đảm bảo tính pháp lí
Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy thể hiện rõ phương hướng và chủ trương XHHGD, do đó trong quản lí công tác XHHGD nhà trường phải tuân thủ các văn bản quy phạm này. Bên cạnh đó dựa vào đặc điểm tình hình và các quy định của các Bộ, Ngành và địa phương có liên quan đến hoạt động XHHGD. Việc đảm bảo các nguyên tắc pháp lí là yêu cầu nhất thiết khi đề xuất các biện pháp quản lí cơng tác XHHGD ở trường TH.
3.1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả
Việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn quản lí ở các trường TH trên địa bàn huyện Tam Bình đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động quản lí của nhà trường và phát huy được các nguồn lực của nhà trường nhằm mang lại kết quả cuối cùng là công tác XHHGD trong nhà trường đạt nhiều thành cơng góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.
3.1.2.4. Đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng trường TH. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lí cơng tác XHHGD ở trường TH một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí và có các bước tiến hành cụ thể, chính xác và hợp lí.