Nội dung quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 42 - 47)

1.4. Quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học

1.4.2. Nội dung quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các địa

chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước bởi vì giáo dục là sự nghiệp lâu dài của tồn xã hội. Sự nghiệp giáo dục sẽ không ngừng phát triển mạnh mẽ với nguồn lực to lớn của toàn dân. Thực hiện XHHGD cũng chính là huy động cộng đồng cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.

Tuyên truyền sâu rộng đến mọi thành phần trong xã hội, thu hút, vận động mọi người cùng tham gia công tác XHHGD trong vấn đề xây dựng trường học.

Tổ chức kiểm tra đánh giá và khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân tập thể làm tốt công tác XHHGD trong xây dựng trường học.

Điều cốt lõi trong quản lí XHHGD là xây dựng trường học giảm bớt sĩ số học sinh hiện nay đối với những nơi có số học sinh tăng vượt mức quy định nhằm nâng cao chất lượng dạy - học và phát triển giáo dục một cách bền vững.

1.4.2. Nội dung quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các địa phương phương

1.4.2.1. Lập kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học

Trên cơ sở quy mơ, loại hình trường, lớp, học sinh, các cơ sở giáo dục phải tiến hành lập kế hoạch XHHGD trong xây dựng trường học cho đơn vị mình. Ngồi sự chỉ đạo chung của ngành, nhà trường, địa phương phải xây dựng kế hoạch XHHGD, xây dựng trường học trong giai đoạn thời gian dài hạn (trên 5 năm), trung hạn (3-5 năm) và ngắn hạn (1 năm) để đảm bảo phát triển cơng tác xã hội hóa mà Bộ GD&ĐT quy định.

Căn cứ kế hoạch XHHGD trong xây dựng trường học cho tồn huyện, sau đó cấp quản lí cụ thể hóa cho từng từng trường Tiểu học.

Trong kế hoạch phải nêu rõ xã hội hóa xây dựng trường học cần những nội dung nào, dự trù về mức kinh phí, nguồn kinh phí, q trình, thời gian thực hiện, người thực hiện.

1.4.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực thực hiện kế hoạch công tác xã xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học

Trên cơ sở kế hoạch đã lập, lãnh đạo chính quyền, phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường chỉ đạo các bộ phận có liên quan đến cơng tác xã hội hóa trong vấn đề xây dựng trường học thực hiện kế hoạch đã đặt ra qua các biện pháp cụ thể sau:

Phân công trong Ban giám hiệu quản lí cơng tác XHHGD trong xây dựng trường học của đơn vị (Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC, chun mơn, ....)

Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiên công tác XHHGD ở trường tiểu học.

Xây dựng và ban hành các quy định về công tác XHHGD trong xây dựng trường học và quản lí tốt cơng tác XHHGD ở trường tiểu học.

Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết để họ thực hiện được kế hoạch (tài chính, thời gian, con người, điều kiện thực hiện).

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo cho lực lượng tham gia quản lí cơng tác XHHGD ở trường tiểu học.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch cơng tác xã hội hóa giáo dục

trường tiểu học

Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo huyện, Phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường cần thường xun kiểm tra, đơn đốc để hồn thành kế hoạch đã đặt ra.

Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch thông qua các biện pháp như: Thành lập Ban chỉ đạo công tác XHHGD trong nhà trường tiểu học.

Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch.

Hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn trong q trình thực hiện kế hoạch. Động viên, khuyến khích nhằm điều chỉnh hoạt động của cấp dưới để có thể thực hiện được kế hoạch đặt ra.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học

Căn cứ vào các mốc thời gian đã xây dựng trong kế hoạch và người (hoặc bộ phận) thực hiện, từng giai đoạn, từng kỳ hay năm học, trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cơng tác XHHGD trong nhà trường đã thống nhất và ban hành, các cơ sở GD cần đánh giá thông qua kiểm tra, tổng kết... việc thực hiện kế hoạch đã xây dựng, từ đó thấy được những vấn đề đã thực hiện được, vấn đề gì cịn tồn tại để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lí cơng tác XHHGD trong xây dựng trường học cho nhà trường, đáp ứng được yêu cầu dạy - học của đơn vị.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học

1.4.3.1. Yếu tố khách quan

Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ, Ngành về công tác XHHGD ngày càng được quan tâm chỉ đạo cụ thể. Có vai trị định hướng, chỉ đạo, tạo hành lang pháp lí và cơ chế để thực hiện công tác XHHGD.

Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của xã hội, cộng đồng, địa phương là động lực để thúc đẩy cơng tác quản lí XHHGD, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công tác XHHGD.

Sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương có nhiều ảnh hưởng lớn đến công tác XHHGD. Giáo dục và đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào cơng tác xã hội hóa giáo dục. Nguồn tài chính, tài sản của các trường thu được từ 3 nguồn chính: Nhà nước, phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương. Ngồi ra, điều kiện phát triển kinh tế còn quyết định sự phát triển của công tác XHHGD. Công tác giáo dục và đào tạo rất cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, một mặt nó tạo ra sự thống nhất trong công tác giáo dục, mặt khác nó phát huy thế mạnh giáo dục gia đình và nhà trường trong giáo dục tránh tình trạng “trống đánh xi, kèn thổi ngược”. Bởi vậy điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán, lối sống và đặc điểm dân cư có tác động trực tiếp đến công tác XHHGD.

Sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự đồng lòng của ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ tạo điều kiện cho công tác XHHGD phát triển.

1.4.3.2. Yếu tố chủ quan

Nhận thức, thái độ của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, các cấp chính quyền, phụ huynh học sinh trong quản lí cơng tác XHHGD có tác dụng vơ cùng quan trọng, định hướng xuyên suốt trong tồn bộ q trình thực hiện nhiệm vụ của họ. Là động lực thúc đẩy việc XHHGD có chất lượng cao hơn.

Trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực quản lí của cán bộ quản lí có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển công tác XHHGD.

Các kiến nghị trong quản lí cơng tác XHHGD của Hiệu trưởng, là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp nhưng hết sức quan trọng đến cơng tác XHHGD. Việc nắm vững và quản lí, chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu XHHGD vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của cán bộ quản lí.

Tiểu kết chương 1

Quản lí cơng tác XHHGD là điều kiện quan trọng để thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở đó, đạt tới chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trình độ cao hơn, phù hợp xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Trong Chương 1, tác giả đã xác định các khái niệm công cụ của đề tài (XHHGD và quản lí cơng tác XHHGD). Từ đó, tác giả tập trung xác định lý luận về XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở giáo dục tiểu học, đồng thời xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến công tác XHHGD ở trường tiểu học. Đây là cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực trạng trong quản lý công tác XHHGD ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC HUYỆN TAM BÌNH,

TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)